Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghị quyết 49 nq tw về cải cách tư pháp 2005
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
----------------
Số: 49-NQ/TW Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2005
NGHỊ QUYẾT
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị
quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, công cuộc cải cách tư pháp đã được các
cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được
nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay
đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một
bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường
ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải
quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp
còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán
bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của
một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo
đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt,
giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư
pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.
Cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng
trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và
hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân
sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có
chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và
xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật
sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng
thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu
tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.
Nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải ban hành và thực hiện Chiến lược