Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi luan van hoc mot quan niem ve giao duc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Nghị luận văn học - Một quan niệm về giáo dục
Bài làm
Ở bất cứ nơi đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào thì với một quốc gia, giáo dục
luôn là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm nhất. Không phải tự nhiên mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, cũng không phải sự trùng hợp hay lặp lại một cách máy móc, mà mỗi năm học
cứ đến ngày toàn dân đưa trẻ đến trường thì tất cả các vị lãnh đạo của Nhà
nước ta đều đến thăm hỏi, động viên, chúc mừng các thầy cô giáo và học sinh ở
các trường học trên cả nước. Tất cả những điều ấy đã chứng minh tầm quan
trọng của giáo dục nhà trường đối với một con người. Chính vì thế, trong một
bức thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai mình theo học, Tổng
thống Mĩ Abraham Lincoln (1809 - 1865) đã viết: “Kính gửi thầy!
... Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ của mình cho người
trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm
hồn mình”. Đây chính là câu nói thể hiện quan niệm về giáo dục của người lãnh đạo tối cao
của Hoa Kì, nó cho thấy một cách nhìn, một yêu cầu không phải chỉ của một
tổng thống đối với ngành giáo dục, mà còn là sự mong đợi của một người cha, một bậc phụ huynh đối với người thầy giáo dục con mình. Như chúng ta đã biết, giáo dục không chỉ có trách nhiệm đem lại kiến thức, hiểu biết trong các lĩnh vực khoa học và đời sống cho học sinh mà quan trọng
hơn, giáo dục còn dạy cho một đứa trẻ cách làm người, cách đối nhân xử thế. Trong bức thư gửi người thầy của con mình, tổng thống Lincoln cũng đã thể
hiện quan niệm đó, quan niệm về cái cốt lõi trong việc giáo dục một đứa trẻ - một mầm non của đất nước chính là không những phải dạy cho đứa trẻ ấy trí
tuệ, sự khôn ngoan mà hơn hết phải dạy chúng luôn giữ bản lĩnh và lòng tự
trọng, tâm hồn và phẩm cách của mình. Chỉ với một câu nói ngắn gọn ấy, ông
đã khái quát được hai khía cạnh lớn trong việc giáo dục một con người: đó là
giáo dục tài năng và nhân cách. Bằng lời lẽ trang trọng và chuẩn mực của một
vị tổng thống nhưng cùng với giọng điệu trân trọng, thiết tha của một người
cha mong mỏi đứa con của mình được hưởng sự giáo dục tốt nhất từ nhà
trường, câu nói của ông trở thành một kim chỉ nam mà ngành giáo dục Hoa Kì
nói riêng và thế giới nói chung đặt làm trọng tâm trong công cuộc “trồng
người” của mình. Bởi nó mang trong đó cả những yêu cầu của đất nước và sự
mong đợi, hi vọng của tất cả phụ huynh không chỉ trên nước Mĩ mà trên toàn
thế giới. Tổng thống Lincoln đã viết: “Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và
trí tuệ của mình cho người trả giá cao nhất", điều đó đồng nghĩa với việc giáo
dục cho học sinh sự thông minh và khôn ngoan trong cuộc sống. Bởi “cơ bắp
và trí tuệ” là những khả năng vốn có và được trau dồi từng ngày của mỗi con
người, đó chính là sức lao động. Chính “cơ bắp và trí tuệ” là thứ của cải quan
trọng để mỗi người có thể dùng nuôi sống bản thân trong suốt cuộc đời. Hơn
thế nữa, chính từ sức lao động có được ấy sẽ giúp ta cải thiện đời sống, giúp đỡ
gia đình, mang lại cho con người không chỉ cơm ăn áo mặc, mà cả tiền bạc, vị
thế và hạnh phúc. Vì thế mà “cơ bắp và trí tuệ” là những thứ rất quý giá, mang