Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi lễ thờ cúng cổ truyền của người Việt
PREMIUM
Số trang
399
Kích thước
28.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
727

Nghi lễ thờ cúng cổ truyền của người Việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TẢNG BÌNH-NGỌC TUYỀN

TUYÉN CHỌN

-------------

LỄ

THỜ COHG CỔ TRUYỀM

TĂNG BÌNH - NGỌC TUYỂN

(Tuyển chọn)

o - »

THO ỈÍM ED TKIIYÊII

ỉầ l l i VIỆT

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vấn đề giữ

gìn và phát huy các giá trị vãn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt

là các nghi lễ thờ cúng đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi đây

chính là một nét văn hóa cổ truyền, hàm chứa những giá trị đạo đức

cao cả, là đạo hiếu của con cháu, là lòng biết cm đối với những người

có công với cộng đồng, dân tộc; và có tính chất giáo dục truyền thống

uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trễ.

Nhằm lưu giữ và phát huy các nét văn hóa truyền thống của dân

tộc về nghi lễ thờ cúng; giúp cho người đọc tìm hiểu thêm về cách sắm

lế, dâng lễ, các bài văn khấn thờ cúng dân gian, thờ cúng tổ tiến; đặc

biệt là trong ngày tết cổ truyền đang gần kề và những ngày lề, tiết quan

trọng trong năm;... Nhà xuất bản Hồng Đức xin giới thiệu quyển sách:

“ NGHI LỄ THỜ CÚNG cổ TRUyỂN CỦA NCUỜIUIỆT”

Nội dung cuốn sách gồm có những phần sau:

Phần thứ nhất. Nghi thức cúng, khấn, vái, lạy của người Việt;

Phần thứ hai. Nghi lễ thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng

dân gian;

Phần thứ ba. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt;

Phần thứ tư. Nghi lễ thờ cúng tết cổ truyền và các ngày lễ. tiết

quan trọng trong năm;

Phần thứ năm. Những điều nên biết về phong tục, tập quán

cổ truyền Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách trên, chúng tôi có sử dụng tư

liệu từ một số tác phẩm đã được xuất bản hoặc đăng trên các phương

tiện thông tin đại chúng. Để phù hợp với nội dung cuốn sách, ở một số

tư liệu, chúng tôi có trích từng đoạn hoặc lược bỏ cho gọn lại. Xin chân

thành cáo lỗi với các tác giả và mong nhận được sự lượng thứ vì nhiều lý

do chưa có liên hệ, xin phép trước.

Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI BIÊN SOẠN

NEHI TllDC iím . KHẮN.

VÁI. LẠY lỉÚA Neuoi VIỆT

Nói chung, những giới luật cúng bái có chỗ “đại đồng tiểu dị”

qua nhiều thời đại và địa phương, nghi thức cúng bái thay đổi, hoặc

đề ra giới luật không giống nhau, có quan điểm khác nhau ít hay

nhiều, nhưng tựu trung thì mục đích vẫn thống nhất với nhau.

1. CÚNG

Việc cúng thường được tổ chức trong khuôn khổ gia đình hay

họ (tộc) và do gia trưởng hay trưởng tộc làm chủ, lo lấy việc hành

lễ. Mỗi lần cúng đều có đồ tế lễ.

Cúng khi có giỗ Tết, kỵ nhật, có chuyện thay đổi lớn lao trong

gia đình (đi xa, dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa, khai trương

hàng quán thương mại...). Tùy theo hoàn cảnh giàu nghèo, cúng có

đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả, vàng mã, hương (nhang), cỗ chay, cỗ

mặn... hoặc đôi khi chỉ có hương và nước lạnh...

Sau khi thắp đèn (hoặc nến), đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia trưởng

(hoặc trưởng tộc) khăn áo chỉnh tề, thắp hương cắm lên bình hương

và đứng nghiêm trang khấn vái. Trước hết để trình bày lý do việc

cúng lễ, và kế đó là mời gia tiên hưởng lễ.

Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy

và vái.

Mghi íể th ờ cúng c ổ tn iỵền của người Y iệt

2. KHÃN

\

Ăn có mời, làm có khiến... Đôl với việc cúng lễ cũng vậy. Đồ

cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trọng nếu con cháu chỉ đặt lên bàn

thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy

trong buổi cúng, con cháu phải khấn. Người Việt vô'n trọng nghi lễ,

cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng.

Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời

nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn,

mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời

cầu xin, và lời hứa.

Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái; sau khi khấn xong, gia

trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái - ta gọi là 4 lễ rưỡi.

Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do

làm lễ (và cả các điều xin, nếu có). Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại

trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất.

Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ

Nho. Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm.

Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch

lạc không bị hiểu lầm...

Ngoài ra, theo nghi lễ cúng cổ truyền, thường không để cho

phụ nữ đàn bà phụ trách việc khấn vái (ngoại trừ gia đình có chồng

chết sớm, và các con còn nhỏ).

Lời khấn cần có những chi tiết sau:

1. Báo trình địa điểm hành lễ, từ nước trở xuông Tỉnh thành,

Quận huyện, Phường xã, Thôn ấp.

2. Nói rõ con cháu, liên hệ gia đình làm lễ cúng với các món cỗ

bàn, dâng lên hương hồn ai có tên gì, từ trần ngày tháng năm,

chôn ở đâu.

3. Mời người có tên giỗ về hưởng, chứng giám lòng thành và

phù hộ cho con cháu được mọi sự tôT lành.

4. Cũng mời tất cả các vị tổ, đọc rõ tên, cùng thân thuộc nội

ngoại đã quá vãng cùng về hưởng lễ cúng.

3. VÁI, LẠY

i íề thờ cúng cổ tniỵền của người Ỵiệt

VÁI

Vái (bái) và Lạy: Vái lạy là phép xã giao có sẵn từ thời xưa,

không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau.

Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào

kính cẩn. Người ta thường nói chung hai việc thành một: '‘khấn vái”

là vậy.

Vái lại thường đi đôi với lạy. Số lần lạy và vái có một ý nghĩa

riêng rất đặc biệt. Số lần vái và lạy là một đặc trưng phong tục

Việt Nam bởi vì ngưới Tàu không có tục lệ vái lạy giông như người

Việt - Họ chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái sau khi cúng mà thôi.

Vái được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời.

Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này.

Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu,

hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn

tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng

trường hợp, người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái...

LẠY:

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả

tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc

trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của

đàn bà.

Cách đơn giản: Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược,

hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành lễ một cách lấy có với

những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những

cái “xá” (vái); nhất là những người ăn mặc Âu phục. Rồi đây, có thể

tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi trong gia đình

cùng ngay cả ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài

nét về tác động của cách lạy với hoài mong lưu lại một chút dấu

tích về sau.

Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình

xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn

tay đang chắp (đây là thế phủ phục), cất đầu vào mình thẳng lên

đồng thời co hai tay vẫn lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải

lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn

tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên, chân trái

đang quỳ tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên. Người

lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ

đứng lên, đã qua như lễ được một nửa lạy, cho nên người ta thường

nói là lạy “bốn lạy rưỡi” là vậy.

Để trình bày cho chi tiết hơn: Có các thế lạy cho Nam giới và

Nữ giới; đồng thời có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5

lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý nghĩa khác nhau.

Sỉghi íề thờ cúng cổ tniỵền của người Yiệt

10

4. THẾ LẠY

i íề thờ cúng có truyền của người Ỵiệt

THẾ LẠY CỦA ĐÀN ÔNG

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp

hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa

hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe

hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối

bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế

phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại

để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang

với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang

quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm

như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong

thì vái ba vái rồi lui ra.

Có thể quỳ bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy

theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi

quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải

đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại

lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất

khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quì chân trái xuống trước vì

thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho

khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên

đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn

để làm chuẩn.

THÊ LẠY CỦA ĐÀN BÀ

Thế lạy của các bà là cách ngồi bệt xuôKg đất để hai cẳng chân

vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi

chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về

phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.

Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang

với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuôKg. Khi đầu gần

11

chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuông đất

và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng

hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn

tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp

cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui

ra là hoàn tất thế lạy.

Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu

gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao

lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu

gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để

đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên.

Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không

mấy đẹp mắt.

Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương.

Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng

cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì

rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của

đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đòng, người ta có

thói quen chỉ đứng vái mà thôi.

Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ý nghĩa

của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc

cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tôt đẹp này, các bạn nam nữ

thanh niên phải có lòng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là

thế lạy của đàn ông, ta phải tập dượt nhiều lần mới nhuần nhuyễn

đươc. Nếu đã muốn thì moi việc sẽ thành.

M^hi íể thờ cúng cổ truỵền của người Yiệt

12

5. Ý NGHĨA CỦA LẠY VÀ VÁI

Ý nghĩa của 2 Lạy và 2 Vái:

Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô

dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu người qua đời là vai

dưới như em, con cháu, và những người vào hàng con em V ..V .., ta nên

lạy 2 lạy.

Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của

ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý

nghĩa nào khác. Nhưng trong trường hợp người quá cố còn để trong

quan tài tại nhà quàn, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của

người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha,

anh, chị, chú, bác, cô, dì V .. V .., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái

hai vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn

rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi

như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm

dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người

quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

Ý Nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái:

Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp,

và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, và thông

hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà

ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ.

Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa,

mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.

Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm

thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn

thờ Phât.

íẻ thờ cúng cổ truỵển của người Yiệt

13

Ý N ghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái:

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh

thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông:

thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm),

và tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói

chung, bốn lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời

và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ.

Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và

thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

Ý N ghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái:

Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho ngũ

hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung

tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý kiến cho rằng 5

lạy tượng trưng cho bôh phương (đông, tây, nam, bắc) và trung

ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quí

vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai

sáng giông nòi Việt.

Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì

quá đông người và không có đủ thì giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

Trong việc cúng lễ tổ tiên ông bà, sự thành kính phải đặt hàng

đầu. "Tđm động quỷ thần tri”, trong lòng nghĩ sao thì quỷ thần đều

thấy rõ. Việc cúng bái mà thiếu thành kính tức là thiếu sự hiếu

thảo. Tổ tiên nào chứng giám cho những con cháu có cúng mà

không có kính.

Mghi íé thờ cúng cổ tm ỵén của người Yiệt

14

NEHI bÉ T d dllB EÁC V! THẦN

THEO TÍN NBIIONB DẲN EIAN

MỤC I

NGHI LỄ THỜ CÚNG CÁC VỊ THẦN TẠI ĐÌNH, ĐẾN, MIẾU,

PHỦ

1. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG ở ĐÌNH LÀNG

Làng nào cũng có một cái nhà chung vừa là nơi thờ thần, vừa

là nơi tụ hội của dân. Đối với dân làng, thần Thành hoàng là biểu

hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung

của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên

lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức

và hệ thông chặt chẽ. Đình làng lớn thường có một tòa nhà hình

chữ T, phần dọc là đình trong (hậu cung hay nội điện) là chỗ thâm

nghiêm để thờ thần, phần ngang là đình ngoài (tiền tế hay đại

bái) chia làm ba khoảng, giữa gọi là trung đình là nơi tế tự, hai

bên gọi là tả gian và hữu gian, ở trong có bàn thờ Thổ địa, hoặc

thờ bộ hạ của thần, hoặc thờ Hậu thần, ở hai bên tả hữu có hai

hành lang là chỗ dân làng sửa soạn lễ vật để cúng.

Trong hậu cung có tượng hoặc bài vị của thần an phụng ở

trong long ngai hay long khám, trên hương án có hòm sắc chứa

sắc phong và kim sách, cùng những đồ thờ như tam sự, ngũ sự, đài

rượu, quả trầu v.v. ở trước thì các đồ nghi trượng và lỗ bộ, như

loan giá, long đình, bát bửu, cờ quạt, tàn tán v.v.

15

Vị thần thờ ở đình có khi là thiên thần, như thần Tản Viên,

thần Phù Đổng, thần Sử Đồng Tử, có khi là nhân thần hay phúc

thần, như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lý ông Trọng, Phạm Ngũ Lão.

Những người sáng lập ra làng, hay những ông quan có công với

làng, khi chết thường cũng được thờ làm thần, như Nguyễn cẩn

lập ra làng Đông Lâm ở Hải Dương (...) Nguyễn Công Trứ lập ra

các làng ở hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải ở Ninh Bình và Thái

Bình. Lại còn một thứ thần là người thường mà chết bất đắc kỳ tử

được giờ thiêng thì cũng được người ta thờ làm thần, vì thế mà có

những thần Ăn trộm (Lộng Khê, huyện Phù Dực, tỉnh Thái Bình),

thần Trẻ con (làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà

Đông), thần Chết nghẹn, thần Tà dâm v.v.

Sự tích của mỗi vị thần có ghi chép ở trong thần tích (hay

kinh sách), dân làng giữ rất kín ở một nơi với thần sắc của vua

ban cho. (Thần sắc có ba bực: Thượng đẳng thần, Trung đẳng

thần, Hạ đẳng thần.) Thỉnh thoảng có thần không có vị thần nào

ở trong các hạng thiên thần và nhân thần kể trên mà thờ, thì thờ

tạm vị thổ thần ở bản thổ.

Cũng như gia đình đối với tổ tiên, hương thôn đối với thần

làng, gặp những ngày húy cùng các ngày tuần tiết trong một năm

thì phải cúng cấp. Thường trong một tháng có hai kỳ lễ sóc và lễ

vọng, ngoài ra còn có những lễ Hạ điền ở đầu mùa cày cấy, lễ

Thượng điền ở cuôl mùa, lễ Thượng tân hay Cơm mới vào tháng

chín, lễ Thượng nguyên hay lễ Kỳ yên, lễ Trung nguyên, lễ Hạ

nguyên, lễ Hàn thực, lễ Đoan ngọ, lễ Trung thu, lễ Nguyên đán, và

hai kỳ Xuân tế, Thu tế. Mỗi năm, hoặc năm ba năm một lần,

người ta làm lễ nhập tịch hay đại hội (vào đám hay vào hội) để kỷ

niệm ngày sinh hay ngày kỵ của thần. Lễ này thường làm to, có

nhiều nghi tiết long trọng và nhiều cuộc vui chơi, như hát chèo,

chạy chữ, đánh cờ, cướp cầu, chọi gà, chọi trâu v.v.

Trong lễ vào đám hay vào hội của ít nhiều làng, có một nghi

tiết đặc biệt gọi là hèm, người ta thường bày một trò để nhắc lại

Sỉghi íể thờ cúng cổ truỵền của người Yiệt

16

tính tình, sự nghiệp hoặc sinh bình của vị thần làng thờ. Ví dụ

khi vào đám lễ thần ăn trộm thì ban đêm con trai con gái trong

làng đốt đưôc đi xung quanh đình giả tìm kẻ trộm, trong khi ấy

người thủ từ lấy tượng thần đưa qua lỗ ngạch, có ông tiên chỉ đứng

chực sẵn ở phía ngoài nắm lấy cổ tượng thần đấm ba đấm rồi bỏ

lên kiệu rước lại vào đình, ở làng thờ thần cụt đầu (làng Khắc

Niệm thượng, huyện Vũ Giàng, tỉnh Bắc Ninh) thì đến ngày vào

đám, người ta lấy một con lợn sông, một người cầm gươm chém

đứt đầu lợn lấy bỏ vào nồi nước mắm đương sôi, rồi đặt lên hương

án để cúng.

^ghi íễ thờ cúng cổ truyền của người Yiệt

17

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!