Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
235
Kích thước
7.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1358

Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------***----------

NGUYỄN VĂN THẮNG

NGHI LỄ GIA ĐÌNH

CỦA NGƢỜI MẢNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI, 2014

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------***----------

NGUYỄN VĂN THẮNG

NGHI LỄ GIA ĐÌNH

CỦA NGƢỜI MẢNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Nhân học văn hóa

Mã số: 62.31.65.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. BÙI VĂN ĐẠO

2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MINH

HÀ NỘI, 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ: Nghi lễ gia đình của ngƣời Mảng ở Việt

Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung

thực. Các trích dẫn trong công trình đầy đủ và chính xác. Nếu có gì sai phạm tôi hoàn

toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Thắng

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án Tiến sĩ với đề tài "Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt

Nam", ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của

tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Đạo và PGS.TS. Nguyễn Văn Minh.

Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn của mình tới hai Thầy.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ là giảng viên

Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội nói riêng và các Giáo sư, Phó giáo sư,

Tiến sĩ, nhân viên của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung đã giúp đỡ tôi về

chuyên môn cả trong học tập và nghiên cứu thời gian qua.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Viện Khoa học xã hội vùng

Tây Nguyên, Viện Dân tộc học, anh, chị, em, bạn bè và gia đình đã động viên, khuyến

khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này.

Tôi xin gửi lời tri ân, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cán bộ và đồng bào

người Mảng ở Lai Châu cũng như các địa phương khác đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu.

Hà Nội, tháng năm 2014

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Thắng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt Viết tắt Viết đầy đủ

1 CP Chính phủ

2 CT Chỉ thị

3 BVHTT Bộ Văn hóa Thông tin

4 GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

5 NĐ Nghị định

6 QĐ Quyết định

7 TC Tổ chức

8 TT Thông tư

9 Ttg Thủ tướng

10 TW Trung ương

11 UBDT Ủy ban Dân tộc

12 UBND Ủy ban Nhân dân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...1

1. Tính cấp thiết…………………………………………………………............1

2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………2

3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu………………………………….2

4. Nguồn tư liệu của luận án…………………………………………………….3

5. Đóng góp của luận án…………………………………………………………3

6. Bố cục của luận án………………………………...........................................4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN ỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,

PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU……………………………….5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………………..5

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ...……………………………………11

1.3. Khái quát về đị ứu………………………………….20

Tiểu kết chương 1………………………………………………………………….33

Chƣơng 2: NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƢỜI TRONG XÃ HỘI TRUYỀN

THỐNG……………………………………………………………………………35

2.1. Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con nhỏ …………………………………………35

2.2. Nghi lễ hôn nhân ..............................................................................................43

2.3. Nghi lễ khám chữa bệnh………………………………………………………59

2.4. Nghi lễ tang ma ... …………………………………………………………………63

Tiểu kết chương 2………………………………………………………………….74

Chƣơng 3: NGHI LỄ NGHỀ NGHIỆP, CẦU AN, THỜ CÚNG TỔ TIÊN, THẦN

LINH VÀ LỄ TẾT TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG .....……………………..76

3.1. Nghi lễ ……………………………………………………………..76

3.2. Nghi lễ ……………………………………………………………………84

3.3. Nghi lễ thờ cùng tổ tiên, thần linh và lễ tết……………………………………......93

Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….99

Chƣơng 4: BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ GIA ĐÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY

…………………………………………………………………………….100

4.1. Nội dung biến đổi.............. ………………………………………………………100

........... ………………………………………………………..117

........……………………………………………….119

Tiểu kết chương 4........... ..............................................................................................126

Chƣơng 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN………………………………………..128

5.1. Kết quả ........ ……………………………………………………………………..128

5.2. Bàn luận……………………………………………………………………….136

5.3. Một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ gia

đình........................................................................................................................144

Tiểu kết chương 5......... ………………………………………………………………145

KẾT LUẬN ...... ……………………………………………………………………..147

................………………………………………………..158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN TỚI LUẬN ÁN.............................................................................................167

....... ……………………………………………………………………….168

............... ………………………………………………………………238

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Người Mả Việt Nam là dân tộc có dân số ít. Theo kết quả của cuộc Tổng điều

tra Dân số và Nhà ở năm 2009 3.700 người, có mặt tại 14 tỉnh, thành trên cả nước, như:

Điện Biên, Sơn La, Đắk Lắk, Đồng Lai... trong đó tập trung đông nhất tại tỉnh Lai Châu

với 3.631 người, chiếm 98,13%. Người Mảng thường sinh sống tại những vùng khó khăn,

bản cư trú dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

năm qua, đã có một số công trình, đề tài, dự án nghiên cứu về tộc người Mảng ở

Việt Nam được thực hiện và công bố, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện

và có hệ thống về nghi lễ gia đình.

Nghi lễ gia đình bao gồm hệ thống các lễ thức về sinh đẻ và nuôi dạy con cái,

cưới xin, tang ma, khám và chữa bệnh, nghề nghiệp, cầu an,... Đây là những giá trị văn

hóa tộc người được hình thành từ lâu đời, là nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa

tinh thần và phản ánh giá trị đạo đức, thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc

người. Nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam là yếu tố luôn luôn biến đổi để

thích nghi với điều kiện mới, môi trường mới trong đời sống xã hội tộc người. Chính vì

vậy, nghiên cứu nghi lễ gia đình sẽ chỉ ra được những sắc thái cơ bản của văn hóa người

Mảng ở Việt Nam.

Đời sống kinh tế - xã hội của người Mảng ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhất là

từ Đổi mới năm 1986, kéo theo nhiều trong các nghi lễ truyền thống và có ảnh

hưởng tích cực cũng như gây ra những hạn chế đến đời sống tộc người. Do vậy, nghiên cứu

nghi lễ gia đình của người Mảng trong bối cảnh hiện nay sẽ chỉ ra được những giá trị văn

hóa truyền thống và biến đổi của nó trong tình hình mới, từ đó xác định xu hướng

và có những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp.

Dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan

tâm tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người nhằm phục vụ quá trình

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhưng quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa

đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cho các tộc người cơ hội tiếp cận sâu

rộng và đa dạng hơn vào nền kinh tế, văn hóa chung của nhân loại nhưng cũng đặt ra

nhiều thách thức trong phát triể ể

ờ ờ .

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó cho thấy, nghiên cứu Nghi lễ gia đình

của người Mảng ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, góp phần giữ gìn

và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mảng phù hợp với bối cảnh phát

triển kinh tế - xã hội theo đường lối Đổi mới và hội nhập hiện nay, mà còn cung cấp

luận cứ khoa học giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định,

triển khai các chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các

giá trị sản văn hóa tộc người, theo tinh thần "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" mà Hội nghị TW 5 Khóa VIII của Đảng đã đề

ra.

2. Mục đích nghiên cứu

Tập trung trình bày rõ và có hệ thống bức tranh nghi lễ gia đình của người Mảng

ở Việt Nam.

Góp phần làm ị của nghi lễ gia của đình người Mảng ở Việt

Nam và những biến đổi trong xã hội hiện nay, phân tích những yếu tố tác động tới sự

biến đổi đó.

Cung cấp những tư liệu mới về người Mảng ở Việt Nam, là cơ sở khoa học cho

việc nghiên cứu đối sánh với các tộc người có dân số ít ở Việt Nam có cùng nhóm ngôn

ngữ.

Làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo xây dựng

chính sách phát triển phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc

người Mảng.

3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt

Nam và biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt

Nam. Tuy nhiên, do đây là phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác

nhau của đời sống tộc người, do đó trong luận án này chúng tôi chỉ chọn một số nghi lễ

tiêu biểu để trình bày là: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ nghề nghiệp; nghi lễ

cầu an, thờ cúng tổ tiên, thần linh, khám bệnh, chữa bệnh;... Bên cạnh đó, cũng chú ý

đến sự biến đổi và vai trò của các nghi lễ trong bối cảnh mới. Nghi lễ gia đình truyền

thống của người Mảng được hiểu là từ 1986 trở về trước, bởi kể từ sau đổi mới, cơ chế

kinh tế thị trường mới bắt đầu tác động mạnh mẽ đến đời sống người Mảng ở Việt Nam,

trong đó có nghi lễ gia đình.

3.3. Địa bàn nghiên cứu tậ 5 xã thuộc 2

huyện : xã Pa Vệ Sử, Bum Nưa, Vàng San củ Mường Tè; Chăn Nưa và Nậm

Ban của huyện Sìn Hồ. Đây là những nơi tập trung các bản của người Mảng ở Việt Nam

và còn lưu giữ đậm nét văn hóa tộc người, đồng thời đảm bảo tính đại diện giữa những

địa bàn chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó,

chúng tôi cũng nghiên cứu so sánh với người Mảng ở một số địa phương khác trong

nước để kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện hơn.

4. Nguồn tƣ liệu của luận án

Ngoài việc kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và những tư

liệu thứ cấp liên quan, luận án được hoàn thành chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu thực tế

của tác giả thu thập qua các cuộc điền dã từ năm 2005 tới nay.

5. Đóng góp của luận án

Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu và cung cấp nguồn tư liệu tương

đối toàn diện, có hệ thống về nghi lễ gia đình của người Mảng ở Việt Nam;

Hai là, chỉ ra các giá trị của nghi lễ gia đình đối với tộc người Mảng, đồng thời

nêu rõ những biến đổi của nghi lễ của họ trong xã hội hiện nay;

Ba là, qua phân tích tổng hợp luận án chỉ ra những tương đồng và khác biệt của

giá trị văn hóa người Mảng so với một số tộc người cận cư, xen cư;

Bốn là, luận án cung cấp luận cứ khoa học, đồng thời đề xuất một số kiến nghị,

giải pháp làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội,

nhất là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Mảng ở Việt Nam trong bối

cảnh hiện nay.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của

luận án gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp và

địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Nghi lễ chu kỳ đời ngƣời trong xã hội truyền thống

Chương 3: Nghi lễ nghề nghiệp, cầu an, thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh và

lễ tết trong xã hội truyền thống

Chương 4: Biến đổi trong nghi lễ gia đình từ 1986 đến nay

Chương 5: Kết quả ận

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,

PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Người Mảng là tộc người còn ít được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

quan tâm, vì vậy số lượng các công trình đã công bố cũng hạn chế và không hệ thống, tư

liệu chủ yếu nằm rải rác trong các nghiên cứu vùng, các dự án đánh giá chung hoặc các

chuyên khảo ngắn. Vì vậy, trong ph luận án chúng tôi cố gắng tập hợp

những công trình đã viết về người Mảng, nhất là những công trình liên quan trực tiếp tới

nghi lễ của họ ở Việt Nam nhằm làm sáng rõ vấn đề quan tâm.

Công trình đầu tiên đề cập tới người Mảng ở Việt Nam là Các dân tộc nguồn gốc

Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàn Tuyên (1963). Đây là công trình nghiên

cứu phả , quá trình di cư, tụ cư và kinh tế - xã hội của

các tộc người nơi đây. Tuy còn hạn chế và sơ lược, song đây là tài liệu quý về lịch sử

hình thành và phát triển của các tộc người ở phía Bắc, trong đó có người Mảng. Năm

1972, tác giả Đặng Nghiêm Vạn công bố tác phẩm Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở Tây

Bắc Việt Nam. Đây là một công trình hẹp hơn về diện so với nghiên cứu của Vương

Hoàng Tuyên, nhưng lại đi sâu phân tích và đánh giá đặc điểm lịch sử các tộc người ở

Tây Bắc thông qua những câu chuyện kể về quá trình thiên di và tụ cư của họ. Bởi vậy,

phần nào làm thỏa mãn được những băn khoăn về nguồn gốc lịch sử các tộc người ở

Tây Bắc Việt Nam hiện nay.

Năm 1972, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy và Thanh

Thiên có công trình Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam. Đây

là công trình chủ yếu nêu những đặc điểm cơ bản của các tộc người thuộc ngữ hệ Nam

Á ở Tây Bắc, trong đó có tộc người Mảng, như: kinh tế, lịch sử, tên gọi, nhưng chưa đề

cập sâu tới những vấn đề khác, đặc biệt là nghi lễ của tộc người này. Tuy nhiên, các

công trình này đã bước đầu nhận diện về người Mảng ở Việt Nam, nhất là về nguồn gốc

lịch sử. Tác giả Thanh Thiên trong bài Giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu

(1972) đã khái quát hầu hết các mặt đời sống tộc người Mảng, như: kinh tế, xã hội, văn

hóa, , tín ngưỡng, tôn giáo,... Tuy nhiên, tác giả chỉ giới thiệu rất sơ

lược các vấn đề trên trong một báo cáo tư liệu 12 trang nên chưa phản ánh sâu sắc, đầy

đủ các mặt đời sống của người Mảng.

Ngô Đức Thịnh khi bàn Về quan hệ công xã trong tổ chức "Muy" của người

Mảng thời kỳ trước giải phóng (1972) đã dành phần lớn dung lượng nghiên cứu đề cập

tới kết cấu dân cư trong bản, tổ chức tự quản của bản và quan hệ cộng đồng bản. Nghiên

cứu chỉ ra những lớp kết cấu cư dân trong tổ chức làng bản người Mảng, xem xét cơ chế

vận hành tự quản của bản với vai trò trưởng bản, thầy cúng và các dòng họ, đặc biệt là

mối quan hệ cộng đồng. Theo tác giả, các mối quan hệ của người Mảng mang nhiều tính

công xã thị tộc thể hiện qua việc trao đổi, tính bình quân, phân công lao động,... Mối

liên hệ ấy không chỉ bó hẹp trong quan hệ nội tại của bản mà còn giữa các bản với nhau,

phán ánh những nét đặc thù sơ khai của tổ chức xã hội công xã thị tộc. Trên Tạp chí

Dân tộc học số 2 năm 1974, tác giả này tiếp tục công bố nghiên cứu Quá trình tan rã

trong gia đình lớn của người Mảng hiện nay. Bài viết đã xem xét và đánh giá về cách

thức tổ chức đời sống, phân công lao động... của các cặp vợ chồng trong ngôi nhà lớn,

từ đó khái quát về tổ chức xã hội của họ. Qua nghiên cứu cho thấy, những nguyên nhân

và các yếu tố tác động tới sự tan rã gia đình lớn người Mảng và xu thế biến động xã hội

Mảng qua hiện tượng này. Bài viết đã cung cấp những tư liệu quý cho các nghiên cứu

sau, đặc biệt về tổ chức xã hội.

Viện Dân tộc học năm 1979 công bố tác phẩm Các dân tộc ít người ở Việt Nam

(các tỉnh phía Bắc) đã khái quát khá đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của các tộc người

trong vùng, trong đó người Mảng được quan tâm tới trên một số lĩnh vực, như: kinh tế,

văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử tộc người,... Tuy chỉ ở mức khái quát, nhưng công trình đã

nêu được những nét cơ bản nhất của các tộc người ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là tài

liệu tham khảo quý cho nhưng nghiên cứu tiếp sau về người Mảng cũng như các tộc

người thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.

Năm 1985, nhóm tác giả Mạc Đình Dĩ, Châu Hồng Thuỷ, Lý A Sán giới thiệu

những câu chuyện kể của người Mảng qua cuốn Truyện cổ Mảng. Đây là tập hợp hệ

thống chuyện kể của người Mảng về quá trình hình thành trời đất và các tộc người;

nguồn gốc lịch sử, truyền thuyết về các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng

làng bản của người Mảng. Các câu chuyện phản ánh ước mơ của họ về cuộc sống tốt

đẹp và sự no đủ; gia đình, dòng họ, làng bả ; xã hội không có áp

bức ;... Do chỉ gói gọn trong các câu chuyện kể, nên công trình chưa làm rõ được

các hiện tượng văn hóa khác của người Mảng, nhất là về nghi lễ.

Tác giả Vi Văn An giới thiệu tục xăm miệng của người Mảng qua bài viết Những

người còn giữ tục cổ xăm cằm (1999). Trong bài viết, tác giả quan tâm tới tập tục cổ

truyền này trên một số mặt, như: hình họa, nguyên liệu, diễn trình và những biểu đạt văn

hóa người Mảng thông qua hình xăm; giá trị của hình xăm đối với cá nhân và cộng

đồng;...

Năm 2000, nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo

đã cho xuất bản cuốn sách Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt

Nam. Công trình này tập trung giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển các tộc

người ở biên giới phía Bắc Việt Nam, như: nguồn gốc và sự phát triển, quá trình di cư

và tụ cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa,... Nhóm tác giả cũng đưa ra những bằng

chứng lịch sử minh chứng cho việc tụ cư của các tộc người nơi đây, trong đó người

Mảng được quan tâm như là một trong những cư dân xuất hiện sớm nhất và được coi là

tộc người tại chỗ nơi đây. Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ở những đặc điểm nhận

diện các tộc người mà chưa nghiên cứu sâu về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của họ.

Hai tác giả Trần Minh Thư và Lò Ngọc Biên quan tâm về Người Mảng ở Nậm

Ban (2001) một cách khá toàn diện về điều kiện tự nhiên, dân tộc, dân số, kinh tế, tổ

chức xã hội làng bản, văn hóa,... Phương pháp mô tả dân tộc học được tác giả sử dụng

để khảo tả hầu hết các hiện tượng văn hóa của người Mảng ở Nậm Ban, huyện Sìn Hồ,

tỉnh Lai Châu và đây là công trình đầu tiên chúng tôi ghi nhận nghi lễ được coi là đối

tượng nghiên cứu. chưa đi sâu giải thích bản chất và giá trị của

nghi lễ. Kết quả của nghiên cứu này là cứ liệu rất tốt để bắt đầu nghiên cứu về nghi lễ

của người Mảng ở Việt Nam.

Mùa Thị Mỷ với bài viết Người con gái dân tộc Mảng ở Mường Lay (2001) đã

nêu ra những nhận định của tác giả về một số đặc điểm của người phụ nữ Mảng ở huyện

Mường Lay của tỉnh Lai Châu trong sinh hoạt hàng ngày, như: làm nương, công việc

nhà, chăm sóc con cái mà tác giả đã quan sát được. Tuy nhiên, trong khuôn khổ 01 trang

tạp chí, bài viết chỉ dừng lại ở những cảm nhận của tác giả và chưa nêu được những giá

trị văn hóa ẩn sau những sinh hoạt của con gái tộc người Mảng.

Viết về người Mảng ở Lai Châu nói riêng và ở Việt Nam nói chung, có lẽ tác giả

Ngọc Hải là một trong những người đã dành nhiều quan tâm hơn cả, với các công trình:

Bản sắc văn hoá dân tộc Mảng (2003), Truyện cổ tích dân gian Mảng (2004) và Một số

phong tục tập quán của dân tộc Mảng (2006) được thực hiện nghiêm cẩn và trình bày

khá chi tiết nhiều mặt đời sống xã hội của tộc người Mảng, như: địa bàn cư trú, nguồn

gốc, lịch sử, kinh tế truyền thống, gia đình, dòng họ, tín ngưỡng, phong tục, văn học

nghệ thuật dân gian,... Với phương pháp nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, các công

trình đã khái quát khá rõ những khía cạnh văn hóa của tộc người Mảng ở Lai Châu. Tuy

vậy, các vấn đề được trình bày trong nội dung còn chưa giải mã được những hiện tượng

văn hóa trong nghi lễ, các nghi lễ chưa mang tính hệ thống và đầy đủ. Nhưng có thể coi

đây là đóng góp của tác giả đối với nghiên cứu dân tộc học về người Mảng ở Việt

Nam.

Tác giả Phạm Mạnh Dương (2006) đã công bố bài viết Tri thức bản địa của dân

tộc Mảng ở huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu trong việc chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Nội

dung bài viết quan tâm tới tri thức địa phương của người Mảng ở Lai Châu trong ăn uống,

chăm sóc, kiêng kỵ đối với sản phụ và con nhỏ,... Đây là một nghiên cứu cụ thể, khảo tả

khá chi tiết những yếu tố liên quan tới việc áp dụng tri thức địa phương vào cuộc sống

trong khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa tiếp cận được nhiều đến người dân. Tuy

vậy, tác giả lại chưa có phân tích sâu và so sánh với một số tộc người cận cư, xen cư để

làm nổi bật những giá trị độc đáo trong tri thức địa phương của tộc người Mảng.

Bài viết Hôn nhân của người Mảng ở Lai Châu (2006) của Nguyễn Văn Nam đã

phác họa những điểm cơ bản nhất ời Mả lễ cưới người Mảng ở Lai

Châu, như: giới thiệu sơ lược về người Mảng ở Lai Châu; các bước tổ chức lễ cưới, cuối

bài viết, tác giả đưa ra phần kết luận như là nhận định về những lễ thức trong hôn nhân

của người Mảng ở Lai Châu. Tuy nhiên, bài viết này chưa quan tâm đến các đặc điểm,

kiêng kỵ, quan niệm, nghi lễ trong hôn nhân, mà chủ yếu là những trình tự thực hành

qua quan sát của tác giả.

Cuốn sách Lai Châu và các dân tộc ở Lai Châu do Hạnh Liên chủ biên (2007) đã

khái quát những nét cơ bản nhất về 20 tộc người đang cư trú tại Lai Châu. Nhóm tác

giả đã phân tộc người theo nhóm ngôn ngữ, trong đó phần viết về người Mảng được

trình bày từ trang 121 đến 129 trên các nguồn gốc lịch sử, dân số, nơi cư trú,

kinh tế, văn hóa và tổ chức xã hội. Tuy vậy, công trình này chỉ dừng lại ở việc củng cố

thêm những đặc điểm về người Mảng mà các công trình đi trước đã đề cập, chứ chưa có

những phát hiện mới và chuyên sâu.

Năm 2007, Hoàng Sơn giới thiệu cuốn Người Mảng ở Chăn Nưa huyện Sìn Hồ,

tỉnh Lai Châu. Đây là kết quả của dự án "Điều tra thực trạng di sản văn hóa phi vật thể

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!