Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ
VAÊN HOÏC VIEÄT NAM
HUYØNH PHÖÔÙC LEÂ
NGHỆ THUẬT “PHỎNG TRUYỀN KỲ”
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
ÑAÏI HOÏC ÑAØ NAÜNG
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM
Ñaø Naüng - Naêm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HUỲNH PHƯỚC LÊ
NGHỆ THUẬT “PHỎNG TRUYỀN KÌ”
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đà Nẵng - Năm 2020
Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 8220121
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................8
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài .....................................................9
6. Bố cục luận văn ......................................................................................................9
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUYỆN “PHỎNG
TRUYỀN KÌ” TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX...................10
1.1. Từ truyện truyền kì trong văn xuôi trung đại đến truyện “phỏng truyền kì”
nửa đầu thế kỷ xx....................................................................................................10
1.1.1. Truyện truyền kì và vấn đề mô phỏng trong văn học Việt Nam đầu
thế kỷ XX........................................................................................................ 10
1.1.2. Hiện tượng “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX..14
1.2. Con đường vận động của truyện “phỏng truyền kì” qua các trường hợp
tiêu biểu....................................................................................................................21
1.2.1. “Nam thiên trân dị tập” và “Dã sử” - những tác phẩm cuối cùng của truyện
truyền kì Việt Nam...............................................................................................21
1.2.2. “Nam hải dị nhân” và “Trăng ma lầu Việt” - nghệ thuật “sao chụp” và “phóng
tác” truyện truyền kì trung đại Việt Nam.............................................................25
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT “PHỎNG TRUYỀN KÌ” TRONG VĂN XUÔI VIỆT
NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX QUA HÌNH TƯỢNG KHÔNG - THỜI GIAN VÀ
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT.......................................................................................... 36
2.1. Hình tượng không - thời gian trong truyện phỏng truyền kì ......................36
2.1.1. Không - thời gian kỳ ảo, linh dị .................................................................36
2.1.2. Không - thời gian dung hợp yếu tố hiện thực và kỳ ảo..............................38
2.2. Hình tượng nhân vật trong truyện “Phỏng truyền kì” ................................46
2.2.1. Hình tượng “kỳ nhân”, “dị nhân”...............................................................46
2.2.2. Hình tượng yêu quái, ma mị.......................................................................47
CHƯƠNG 3. CÁC THỦ PHÁP “PHỎNG TRUYỀN KÌ” TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX............................................................................ 54
3.1. Thủ pháp trần thuật trong truyện “phỏng truyền kì” .................................54
3.1.1. Đưa yếu tố có tính lịch sử, hiện thực vào truyện .......................................54
3.1.2. Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật qua hình tượng người kể chuyện .........55
3.2. Thủ pháp mô phỏng trong xây dựng cốt truyện “phỏng truyền kì”...........58
3.2.1. Phương thức mô phỏng motif ....................................................................58
3.2.2. Phương thức mô phỏng type truyện...........................................................61
3.3. Các thủ pháp gây kinh dị trong truyện “phỏng truyền kỳ” ........................68
3.3.1. Truyền kì trung đại phương Đông không chú ý tạo ra sự kinh dị ..............68
3.3.2. Tính chất “kinh dị” trong truyện có yếu tố truyền kì phương Tây.............70
3.3.3. Yếu tố kinh dị trong truyện “phỏng truyền kì” ..........................................72
3.4. Thủ pháp tạo ra sự “phân vân” .....................................................................74
3.4.1. “Con bướm” hiện thực và kì ảo của Nhất Linh..........................................74
3.4.2. Sự “phân vân” trong truyện phương Tây và truyện “phỏng truyền kì” .....77
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 84
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 87
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có một bộ phận văn xuôi đậm đặc yếu
tố kì ảo, kinh dị tạo cho độc giả nh3ững cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lẫm đầy thú vị.
Bộ phận văn xuôi này xuất hiện trong một bối cảnh xã hội đặc biệt, với sự hòa quyện
và tranh chấp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại. Tác giả của mảng
văn học này phần nhiều là những nhà văn “Tây học” như Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya,
Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Cung Khanh... Sáng tác của họ hầu hết thường xuất hiện dưới
dạng truyện ngắn, dưới nhiều tên gọi truyện Đường rừng, Yêu ngôn, Quái đản, Kinh dị,
Kỳ ảo… Mặc dù mang nhiều danh xưng khác nhau như vậy nhưng mảng văn xuôi này
lại có một điểm chung rất dễ nhận thấy. Đó là dấu ấn của loại hình truyện truyền kỳ thời
trung đại để lại trên từng tác phẩm. Ảnh hưởng của văn chương truyền kỳ truyền thống
lên mảng văn học này được thể hiện rõ nhất là ở phương diện nghệ thuật, ở phương thức
thể hiện. Hiện tượng mô phỏng, vận dụng các yếu tố truyền kỳ vào văn xuôi quốc ngữ
giai đoạn đầu thế kỷ XX không phải đơn lẻ, cá biệt mà khá phổ biến. Nó trở thành một
“xu hướng”, một “phong cách nghệ thuật” được các nhà chuyên môn gọi là lối truyện
“phỏng truyền kì”.
Xét trên phương diện văn học sử, truyện “phỏng truyền kì” có một vị trí rất quan
trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Có thể nhìn thấy trong bộ phận
truyện “phỏng truyền kì” này những nổ lực làm mới văn chương Việt của một thế hệ nhà
văn Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Đấy là nổ lực tìm một lối đi riêng, lấy dưỡng chất
từ truyền thống pha trộn những kĩ thuật tiên tiến của truyện ngắn cận đại phương Tây
tạo ra một hình hài văn học mới mẻ, hấp dẫn bạn đọc cả khi nó mới ra đời cho đến tận
hôm nay. Một tư duy nghệ thuật mới mang hơi thở của thời đại đã xuất hiện trong truyện
“phỏng truyền kì”, tạo ra một chặng đường phát triển mới của văn chương Việt. Có thể
nói “phỏng truyền kì” đánh dấu bước chuyển tiếp ngoạn mục của văn xuôi Việt Nam từ
trung đại sang hiện đại.
Việc nghiên cứu đối tượng này để qua đó làm rõ con đường hình thành, quy luật
vận động của văn học hiện đại Việt Nam nói chung, văn xuôi nói riêng là rất cần thiết.
Đã có khá nhiều công trình, bài viết với những quy mô và phạm vi khác nhau được công
bố. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật phỏng truyền kỳ chưa được
tìm hiểu một cách thấu đáo, đầy đủ.
Từ lý do này, chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật “phỏng truyền kì” trong văn xuôi
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để nghiên cứu, nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm một hiện
tượng văn học xuất hiện đã khá lâu nhưng vẫn còn mới mẻ.
2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Truyện “phỏng truyền kì” là mảng văn xuôi rất độc đáo. Nó vừa kế thừa truyền
thống văn chương truyền kì trung đại (bao gồm cả truyền kì Trung Quốc, truyền kì Việt
Nam), vừa kế thừa truyện kể dân gian, lại vừa tiếp thu tinh hoa văn học cận đại phương
Tây. Bộ phận văn học này đã mở ra một lối đi mới, giải quyết được bế tắc của văn học
trung đại và giúp cho văn học Việt Nam hòa nhập được vào dòng chảy chung của văn
học thế giới. Chính vì thế mà đối tượng này đã được giới nghiên cứu quan tâm.
Vấn đề nổi bật đầu tiên khi nghiên cứu mảng văn xuôi này là tên gọi kiểu loại tác
phẩm. Thực ra, nhóm truyện mà chúng tôi gọi là “phỏng truyền kì” vốn gắn với nhiều
khái niệm rất khác nhau. Các nhà văn khi giới thiệu hoặc xuất bản tác phẩm thường cho
in kèm lối truyện trên bìa sách. Chẳng hạn, nhà văn Nguyễn Tuân dùng từ “Yêu ngôn”,
Lan Khai và một số nhà văn cùng thời đặt là “Đường rừng”…; một số nhà nghiên cứu
dùng các khái niệm khác như truyện “Truyền kì đời mới” hay truyện “Kì ảo”, hoặc
truyện “Kinh dị”, “Quái đản”… Có thể nói ngay cách định danh đối tượng đã rất rắc rối.
- Truyện “Đường rừng”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩ, trong Văn thi sĩ tiền chiến
[40], cho biết, tên gọi truyện “Đường rừng” không phải Lan Khai khai sinh ra mà do
cánh nhà văn Bắc Kì thời đó (thập niên 30 của thế kỉ XX) “gán” cho nhà văn: “Nhà
văn Đường rừng là biệt hiệu của anh em làng văn Bắc Hà đã tặng cho Lan Khai vì anh
chuyên viết các truyện về mạn ngược, nghĩa là về các vùng thượng du Bắc Việt, nơi anh
đã sinh ra”. Giới phê bình văn học thời đó cũng thống nhất gọi truyện Đường rừng cho
một bộ phận truyện ngắn, truyện dài (mà thời đó gọi chung là tiểu thuyết) của Lan Khai.
Chẳng hạn Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Nhà văn Việt Nam, đã viết: “Lan Khai đáng được
nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn cả” [26].
Một số nghiên cứu sau này (có cả luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ), cũng gọi một bộ
phận truyện của Lan Khai là truyện Đường rừng, như Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh
Trường, Vũ Thị Nhất…
Không chỉ có vậy, có nhà nghiên cứu còn dùng tên truyện Đường rừng gọi cho
truyện ngắn một loạt nhà văn mà luận văn này gọi là “phỏng truyền kì”, như Lan Khai,
Nguyễn Tuân, Đái Đức Tuấn, Thanh Tịnh, Thế Lữ…Cách gọi này đã xuất hiện trong
Lời giới thiệu “Chiếc nỏ cánh dâu”: “Trong những năm 30 xuất hiện một thể loại văn
xuôi gọi là truyện Đường rừng. Rất nhiều tác giả văn xuôi thời kỳ này đã thử sức với thể
loại mới mẻ này, tạo ra được dư luận rộng rãi và sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc
ba miền Trung Nam Bắc. Có không ít các tác giả nổi tiếng tham gia viết truyện Đường
rừng, trong đó có thể kể tới Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Tchya, Nhất Linh, Hồ Dzếnh, Vũ
Bằng, Lan Khai, Lý Văn Sâm...” [14; 4].
3
- Truyện “Yêu ngôn”. Đây là tên Nguyễn Tuân đặt cho một tập sách mà ông định
xuất bản trước Cách mạng tháng Tám. Điều này được Nguyễn Đăng Mạnh thuật lại
trong chương “Nguyễn Tuân viết yêu ngôn” trong tập sách Những bài giảng về tác gia
văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam (tập 1): “…mấy năm ấy, ông định
tập hợp một số truyện ngắn rút từ “Vang bóng một thời” hoặc đăng rải rác trên báo chí
đương thời viết về chuyện ma quỷ kiểu Liêu trai và cho xuất bản dưới cái tên Yêu ngôn.
Nhưng việc chưa kịp làm thì Cách mạnh tháng Tám nổ ra, đành phải xếp lại” [19; 91].
Có thể do công bố này của Nguyễn Đăng Mạnh mà trong cuốn “Truyện truyền kì
Việt Nam” (tập Ba) [8], nhóm Nguyễn Huệ Chi đã dùng tên “Yêu ngôn” để gọi cho một
tập truyện gồm những truyện Báo oán, Trên đỉnh non Tản, Rượu bệnh, Xác ngọc lam,
Đới Roi, Loạn âm… của Nguyễn Tuân.
- Truyện “Quái đản”. Khái niệm này được Trọng Đạt dùng để gọi tên cho truyện
“Tâm sự của nước độc” của Nguyễn Tuân. Truyện này trước năm 1945 có tên là “Chùa
Đàn”. Sau 1945, tên “Chùa Đàn” được Nguyễn Tuân đổi thành tập sách Chùa Đàn, với
ba truyện: “Dựng”, “Tâm sự của nước độc” (Chùa Đàn trước 1945) và “Mưỡu cuối”.
Bài viết của Trọng Đạt có tiêu đề là “Chùa Đàn - truyện quái đản cuối cùng của Nguyễn
Tuân” [10]. Với cách đặt tên như thế có thể hiểu với Trọng Đạt, Nguyễn Tuân không chỉ
có một truyện được gọi là “quái đản”.
- Truyện “Kinh dị”. Tác giả Lê Hải Anh có bài báo “Phương thức kể chuyện đặc
trưng của truyện kinh dị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” [1]. Đối tượng nghiên cứu trong
bài này chính là những truyện ngắn mà luận văn gọi là “phỏng truyền kì” của các nhà
văn Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Tchya, Bình Nguyên Lộc, Nhất Linh… (có mở rộng thêm
Lan Khai, Lê Văn Trương, Phạm Cao Củng).
- Truyện “Kỳ ảo”. Khái niệm này được khá nhiều người sử dụng, chẳng hạn Trần
Thế Mạnh “Quá trình nghiên cứu văn học kì ảo và yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam”
[21]; Bùi Thanh Truyền “Truyện ngắn kỳ ảo-một đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” [37]; Trần Thanh Tùng “Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi
lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945” [38] v.v.
Trong đó, Bùi Thanh Truyền đề cập đến một số truyện ngắn là đối tượng nghiên
cứu của luận văn này, như Bóng người trong sương mù, Lan rừng (Nhất Linh), Ma xuống
thang gác, Tiếng hú ban đêm, Một đêm trăng (Thế Lữ)… Trần Thanh Tùng cũng vậy, đã
đề cập đến những truyện ngắn “phỏng truyền kì” của Nhất Linh, Thế Lữ, Nguyễn Tuân,
Tchya, Thanh Tịnh… viết trước năm 1945.
- Truyện “Truyền kỳ đời mới” và “Tân truyền kì”. Truyện “Truyền kì đời mới”
là tên do Vũ Thanh đề xuất để gọi những truyện ngắn “phỏng truyền kì” của Thế Lữ,
Tchya, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân... Theo Vũ Thanh, những truyện ngắn này “khó có
4
thể coi là thể loại truyện truyền kỳ cổ điển nhưng đồng thời lại không thể không nhìn
nhận đến gốc gác tài liệu được thu nhặt, gợi ý từ truyện được lưu truyền trong dân gian
và truyện truyền kỳ cổ, cũng như ảnh hưởng của bút pháp truyền kỳ, coi yếu tố kỳ ảo là
đặc trưng thẩm mỹ quan trọng, là đối tượng phản ảnh của nhà văn. Có thể chăng gọi đó
là truyện truyền kì đời mới” [33; 664].
Vũ Thanh cũng dùng tên “Truyền kì đời mới” này để gọi cả cho những truyện
ngắn có yếu tố truyền kì Việt Nam đương đại của Nguyễn Huy Thiệp, Ngô Văn Phú, Võ
Thị Hảo, Lưu Minh Sơn, Phạm Hải Vân...
“Tân truyền kì” là tên mà Trần Thị Hồng Liễu [18] đặt cho các truyện mà chúng
tôi gọi là “phỏng truyền kì”…
Qua trình bày ở trên có thể thấy đối tượng mà luận văn đang nghiên cứu có rất
nhiều tên gọi khác nhau. Sở dĩ như vậy vì các nhà nghiên cứu khi chấp nhận một tên gọi
thường thiên về một đặc điểm nào đó của nhóm truyện. Người nào gọi là truyện “Đường
rừng” vì chú ý đến không gian truyện (miền rừng núi); người nào gọi là “Quái đản”,
“Kì ảo”, “Yêu ngôn” vì chú ý đến yếu tố kì ảo, hư huyễn, linh dị; người nào gọi là “Tân
truyền kì” hay “Truyền kì đời mới” vì chú ý đến yếu tố truyền kì…
Qua đó, có thể thấy rằng vẫn chưa có sự thống nhất cao trong giới phê bình đối
với tên gọi nhóm truyện này. Nhóm truyện được giới phê bình để ý chậm hơn rất nhiều
so với những truyện ngắn từng được “phân loại” là Hiện thực phê phán, Cách mạng,
Lãng mạn nửa đầu thế kỉ XX. Phải đến thập niên 80 của thế kỉ trước, nhóm truyện mới
được giới nghiên cứu quan tâm. Mỗi người tự “khoanh vùng” cho mình một phạm vi
nghiên cứu, tự xác định cho mình một hướng tiếp cận, và trên cơ sở đó tự gọi đối tượng
bằng một cái tên riêng.
Nhìn chung vẫn chưa có cái tên nào phù hợp để gọi cho nhóm truyện. Gọi là
“Đường rừng” thì cũng chỉ đúng với nhóm truyện lấy bối cảnh không gian rừng núi,
còn những truyện có không gian thành thị (như “Trại Bồ Tùng Linh”, “Ma xuống thang
gác”… (Thế Lữ); không gian đầm phá, sông, biển (như “Làng” của Thanh Tịnh, “Chiều
sương”, “Một trận bão cuối năm” (Bùi Hiển); không gian ruộng đồng (như “Ma đưa”
của Nam Cao); hoặc không gian hư ảo (như Trên Bồng lai”, “Mặt trời”… của Cung
Khanh)… thì rõ ràng không phù hợp.
Gọi là “yêu ngôn”, “quái đản”, “kì ảo”, “kinh dị”…là nhằm đề cập đến đặc trưng
của nhóm truyện có tính chất truyền kì, kì ảo này. Tuy nhiên, tính chất đó cũng chưa phải
là duy nhất và khu biệt cho vùng văn xuôi nửa đầu thế kỉ XX.
Nguyễn Đăng Mạnh có chỉ ra mối quan hệ giữa truyện “Yêu ngôn” của Nguyễn
Tuân với những truyện truyền kì, chí quái trong văn học cổ trung đại: “…mỗi thể loại,