Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật lãnh đạo công ty
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
914.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
931

Nghệ thuật lãnh đạo công ty

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty

Tác giả:Donald Clark

Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự dưng sinh ra. Nếu có ước mơ và

khát vọng, bạn có thể có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã

chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp thành công nhất

hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn đấu

nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh

nghiệm lãnh đạo.

Nghệ thuật và khoa học lãnh đạo (Leadership) là một đề tài bổ ích, thiết thực

dành cho các nhà quản lý, các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng

ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng

ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp.

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO

Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Để

trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, có nỗ lực quyết tâm,

có tích luỹ kinh nghiệm, biết không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để

hoàn thiện mình. Những hướng dẫn sau đây sẽ phần nào giúp bạn vượt qua

được quy trình này.

Để quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn làm việc trong một

môi trường có năng suất cao nhất, bạn cần PHẢI THỂ HIỆN, PHẢI BIẾT

và PHẢI THỰC HIỆN . Những yếu tố này không đến một cách tự nhiên,

tuy nhiên, bạn có thể làm được điều này thông qua quá trình nghiên cứu, tìm

tòi cũng như quá trình làm việc, kinh doanh thực tế. Những nhà lãnh đạo

thành công không bao giờ cảm thấy bằng lòng với kết quả hiện tại, cho dù có

thể họ đã đạt được những kết quả mỹ mãn nhất.

Trước tiên, bạn hãy xác định cho mình thế nào là năng lực lãnh đạo

(Leadership). Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân

có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một

hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả

nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

leadership của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử

thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà

quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban,… sẽ đem lại cho bạn thẩm

quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của

công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo

theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí

“sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản

thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi

“làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác.

Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố vào 1989 & 1990) chỉ ra

rằng có ba con đường để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó hai con

đường đầu tiên tìm cách giải thích tại sao chỉ có một số ít người thành công

mà thôi. Học thuyết này là:

- Một vài đặc điểm tính cách cá nhân có thể dẫn chúng ta đến vai trò lãnh

đạo một cách tự nhiên. Đây là Thuyết Tính Cách (Trait Theory).

- Một sự kiện quan trọng hay tình huống khủng hoảng có thể khiến một cá

nhân phải vượt lên chính mình, nhờ đó hình thành nên các phẩm chất lãnh

đạo khác thường từ một con người bình thường. Đây là Thuyết Sự Kiện

Lớn (Great Events Theory).

- Mọi người đều có thể trở thành nhà lãnh đạo, nếu muốn. Bất cứ ai trong

chúng ta đều có thể học hỏi các kỹ năng lãnh đạo. Đây là Thuyết Lãnh đạo

chuyển biến (Transformational Leadership Theory). Thuyết này được

chấp nhận rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, và bài viết này cũng dựa trên

quan điểm đó.

Khi một cá nhân trong công ty đang quyết định xem liệu mình có tôn trọng

bạn như một nhà lãnh đạo thực thụ hay không, cá nhân đó sẽ không nghĩ về

đặc điểm của bạn, đúng hơn là, người đó sẽ chỉ quan sát bạn đang làm cái gì

để qua đó có thể biết thực sự bạn là ai. Cá nhân đó sẽ sử dụng những quan

sát của mình để nhận định xem bạn có đúng là một nhà lãnh đạo có uy tín và

đáng tin cậy hay chỉ là một cá nhân lạm dụng quyền lực nhằm thăng tiến và

thu lợi cho bản thân. Những nhà lãnh đạo vị kỷ sẽ không thể hoạt động có

hiệu quả vì nhân viên của họ sẽ chỉ lo làm sao vừa ý sếp, chứ sẽ không toàn

tâm toàn ý với sếp. Ta vẫn thấy có những người như vậy thành đạt trong

nhiều lĩnh vực, bởi vì họ đã tạo ra được ấn tượng tốt với cấp trên trong khi

cấp dưới của họ sẽ phải chịu thiệt thòi.

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

Yếu tố cơ bản của một năng lực lãnh đạo thành công đó là tính cách ngay

thẳng và phi vụ lợi để phục vụ công ty. Trong con mắt nhân viên của bạn,

năng lực lãnh đạo của bạn chính là tất cả những gì bạn làm mà có thể ảnh

hưởng đến mục tiêu của tổ chức và đời sống của nhân viên. Những nhà lãnh

đạo đáng kính tập trung vào những gì họ đang thể hiện (chẳng hạn như niềm

tin và tính cách), những gì họ biết (chẳng hạn như công việc, nhiệm vụ và

bản tính con người) và những gì họ làm (chẳng hạn như thực thi công việc,

động viên mọi người, và đưa ra những định hướng).

Điều gì khiến một cá nhân muốn phục tùng và đi theo một nhà lãnh đạo?

Nhiều người trong chúng ta đều muốn được dẫn dắt bởi những người mà

mình tôn trọng và những người có khả năng nhận ra đường hướng đúng đắn.

Để có được sự tôn trọng của mọi người, các nhà lãnh đạo phải biết cách cư

xử hợp đạo lý. Còn khả năng cảm nhận đường hướng đúng đắn sẽ đạt được

thông qua việc truyền tải một viễn cảnh rõ ràng của tương lai đến với các

nhân viên.

Hai chìa khoá quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo thành công:

Hay Group - một hãng cung cấp dịch vụ tư vấn đa quốc gia hàng đầu trên

thế giới đã nghiên cứu trên 75 yếu tố then chốt làm nên sự thoả mãn của các

nhân viên. Và các chuyên gia của hãng này nhận thấy rằng:

• Sự tín nhiệm và lòng tin đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu là yếu tố đáng

tin cậy nhất để dự đoán về sự thỏa mãn của các nhân viên trong công ty.

• Khả năng giao tiếp hiệu quả của các nhà lãnh đạo trong ba lĩnh vực quan

trọng sau đây cũng là chìa khoá để có được lòng tin và sự tín nhiệm của các

nhân viên:

1. Giúp đỡ các nhân viên hiểu được chiến lược kinh doanh tổng thể của công

ty.

2. Giúp đỡ các nhân viên hiểu được họ cần cống hiến như thế nào để góp

phần thực hiện các mục tiêu kinh doanh chiến lược của công ty

3. Chia sẻ thông tin với các nhân viên về việc công ty đang hoạt động như

thế nào - cũng như việc bộ phận chủ quản của nhân viên đó đang hoạt động

như thế nào - trong việc thực thi các mục tiêu kinh doanh chủ chốt.

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

Nói tóm lại, bạn phải là một người đáng tín cậy và bạn phải có khả năng

truyền đạt viễn cảnh về tương lai của công ty cho mọi người biết. Phần tiếp

theo, “Các nguyên tắc của năng lực lãnh đạo”, sẽ bàn bạc cụ thể hơn về vấn

đề này.

Các nguyên tắc của năng lực lãnh đạo:

Để có khả năng thể hiện, hiểu biết và thực hiện năng lực lãnh đạo

(leadership), bạn hãy tuân thủ 11 nguyên tắc lãnh đạo sau:

1/ Hãy hiểu chính bản thân mình và hãy nỗ lực tự hoàn thiện mình. Để hiểu

chính mình, bạn phải hiểu rõ các đặc tính của bản thân: bạn là ai, bạn biết

những gì và bạn đang làm gì. Còn việc nỗ lực tự hoàn thiện mình đồng nghĩa

với việc không ngừng phát huy các đặc tính đó. Điều này có thể được thực

hiện thông qua việc tự học, qua các khoá học chính thức, qua suy ngẫm

chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác.

2/ Hãy là một người giỏi chuyên môn: Với vai trò là nhà lãnh đạo, bạn phải

biết rõ về công việc của mình đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các

công việc của nhân viên dưới quyền.

3/ Tìm kiếm và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối với hành động của bạn:

Hãy tìm kiếm các cách để dẫn dắt công ty vươn tới những tầm cao mới. Và

khi gặp rắc rối, mà điều này thì sớm muộn gì chắc chắn cũng sẽ đến với bạn

- không bao giờ được đổ lỗi cho người khác. Hãy phân tích tình huống, thực

hiện những biện pháp chấn chỉnh, và tiếp tục bước tới để đương đầu với

những thách thức tiếp theo.

4/ Hãy đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời: Bạn hãy sử dụng các kỹ

năng và công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết định và lên kế hoạch.

5/ Hãy gương mẫu: Bạn phải là một tấm gương điển hình trong con mắt các

nhân viên. Họ không chỉ nghe mà sẽ còn nhìn vào những gì họ mong đợi.

Khi đó, hình ảnh của nhà lãnh đạo là rất quan trọng. Việc này thực sự không

quá khó, nó chỉ đòi hỏi ở bạn một suy nghĩ cẩn trọng trong công việc.

6/ Phải thấu hiểu nhân viên và tìm cách chăm lo cho phúc lợi của họ: Người

lãnh đạo giỏi cần thấu hiểu bản chất con người và tầm quan trọng của việc

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

chân thành quan tâm đến nhân viên của mình.

7/ Hãy tuyền tải thông tin đầy đủ cho nhân viên của bạn: Bạn phải biết cách

giao tiếp và hỗ trợ nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung cấp thông

tin cho các nhà lãnh đạo. Việc giao tiếp này không chỉ đơn thuần giữa nhân

viên với người phụ trách mà còn giữa nhân viên với các nhà quản lý cấp cao

hơn hay với những nhân vật chủ chốt khác trong công ty.

8/ Phát triển ý thức tinh thần trách nhiệm của các nhân viên: Điều này giúp

phát triển các tính cách tốt của nhân viên và sẽ giúp họ gánh vác tốt hơn

trách nhiệm trong công việc của mình.

9/ Đảm bảo rằng các nhiệm vụ khi giao phó đã được hiểu, được giám sát và

được hoàn thành: Giao tiếp là yếu tố then chốt để thực thi trách nhiệm này.

10/ Tạo ra một tập thể gắn kết thực thụ: Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo tìm cách

gọi công ty, các bộ phận, phòng ban, … của mình là những tập thể đoàn kết,

nhưng thực ra đó vẫn chưa phải là một đội ngũ tập thể thực thụ, mà chỉ đơn

thuần là một nhóm người làm chung một công việc mà thôi. Nhà lãnh đạo

giỏi phải biết cách tạo ra một tập thể thực thụ.

11/ Hãy sử dụng một cách toàn diện mọi năng lực của công ty bạn: Bằng

việc đẩy mạnh tinh thần tập thể, bạn sẽ có thể tận dụng toàn bộ năng lực của

công ty, của các phòng ban, bộ phận và nhân viên.

Phần 2

Các nhân tố lãnh đạo:

Có bốn nhân tố chính trong năng lực lãnh đạo:

1. Nhân viên (Follower)

Tùy từng nhân viên mà bạn sẽ cần có các phong cách lãnh đạo khác nhau. Ví

dụ, một nhân viên mới sẽ cần sự giám sát nhiều hơn một nhân viên lâu năm.

Một cá nhân thiếu động cơ làm việc sẽ đòi hỏi ở nhà lãnh đạo có một

phương pháp tiếp cận khác so với một cá nhân có động cơ làm việc lớn.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu nhân viên của mình! Điểm khởi đầu quan

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

trọng là phải có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, chẳng hạn như

về các nhu cầu, tình cảm và động cơ. Bạn cần phải hiểu rõ các yếu tố tạo nên

tính cách nhân viên của mình: THỂ HIỆN - HIỂU BIẾT và THỰC HIỆN.

2. Nhà lãnh đạo (Leader)

Bạn cần nhìn nhận và hiểu một cách trung thực bạn là ai, bạn biết những gì

và bạn có thể làm những gì. Đồng thời, bạn cần biết rằng chính các nhân

viên chứ không phải các nhà lãnh đạo cấp trên sẽ là người quyết định xem

bạn có thực sự là một nhà lãnh đạo thành công hay không. Nếu các nhân

viên không tin tưởng hay thiếu lòng tin với nhà lãnh đạo của mình, họ sẽ dễ

cảm thấy chán nản. Để thành công, bạn cần phải thuyết phục được các nhân

viên, chứ không phải bản thân bạn hay cấp trên của bạn, rằng bạn xứng đáng

để các nhân viên toàn tâm toàn ý nghe theo mình.

3. Sự giao tiếp (Communication)

Bạn sẽ lãnh đạo thông qua việc giao tiếp hai chiều mà chủ yếu không phải

bằng lời nói. Ví dụ, khi muốn “làm gương” để mọi người noi theo, bạn sẽ

phải chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn sẽ không yêu cầu họ làm những gì mà

bản thân bạn không muốn làm. Việc bạn chuyển tải đến họ những thông điệp

gì và như thế nào đóng một vài trò quan trọng trong mối quan hệ với họ. Nó

có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, tuy

nhiên, nó cũng có thể huỷ hoại những gì bạn đã dày công vun đắp trong các

mối quan hệ đó..

4. Hoàn cảnh (Situation)

Nên nhớ rằng, mọi thứ đều khác biệt. Những gì bạn làm được trong một vài

trường hợp không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thành công trong những

trường hợp khác. Bạn phải tự cân nhắc quyết định cách hành động tốt nhất

và cung cách lãnh đạo phù hợp nhất trong từng tình huống. Ví dụ, bạn cần

nhắc nhở một nhân viên vì những hành vi không phù hợp của người đó, nếu

việc nhắc nhở diễn ra quá sớm hay quá muộn, quá nghiêm khắc hay quá xuề

xòa, có thể những lời nhắc nhở của bạn sẽ chẳng mang lại kết quả gì.

Những yếu tố khác nhau sẽ tác động đến các nhân tố lãnh đạo, chẳng hạn

như mối quan hệ giữa bạn với cấp trên, kỹ năng của các nhân viên, và cơ cấu

tổ chức của công tybạn như thế nào.

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

Các đặc trưng

Nếu thực sự bạn là một nhà lãnh đạo có thể tin cậy được, bạn sẽ nhận được

sự kính trọng của mọi người xung quanh. Dưới đây là Khuôn mẫu về năng

lực lãnh đạo giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo như vậy.

THỂ HIỂN - BIẾT - THỰC HIỆN

THỂ HIỆN bạn là một người chuyên nghiệp. Ví dụ: cho thấy mình trung

thành với tổ chức, thực hiện sự cống hiến bất vụ lợi, sẵn sàng gánh vác trách

nhiệm cá nhân.

THỂ HIỆN bạn là một người chuyên nghiệp với những tính cách cá nhân

tốt. Ví dụ: Thật thà, có năng lực, chính trực, gắn bó, ngay thẳng, can đảm,

thẳng thắn, có đầu óc.

BIẾT bốn nhân tố chính của năng lực lãnh đạo – nhân viên, nhà lãnh đạo,

khả năng giao tiếp và hoàn cảnh.

BIẾT bản thân bạn. Ví dụ: điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn,

kiến thức và các kỹ năng của bạn.

BIẾT bản chất con người. Ví dụ: nhu cầu, tình cảm của nhân viên và cách

nhân viên phản ứng với áp lực (xì-trét) như thế nào.

BIẾT công việc của bạn. Ví dụ: hãy chứng minh cho các nhân viên thấy bạn

rất thông thạo công việc và hoàn toàn có thể hướng dẫn người khác thực

hiện nhiệm vụ của họ.

BIẾT công ty của bạn. Ví dụ: phải gặp ai khi cần sự giúp đỡ, văn hoá và bầu

không khí trong công ty, ai là người lãnh đạo không chính thức.

THỰC HIỆN việc đưa ra các định hướng. Ví dụ: đặt ra mục tiêu, tháo gỡ

vướng mắc, ra quyết định, lập kế hoạch.

THỰC HIỆN các công việc triển khai. Ví dụ: giao tiếp, điều phối, hỗ trợ

nhân viên và đánh giá.

THỰC HIỆN công tác động viên. Ví dụ: phát triển tinh thần và đạo đức

công tác trong công ty, đào tạo, huấn luyện, khuyên răn.

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

Môi trường

Mỗi tổ chức đều có một môi trường làm việc riêng biệt. Môi trường này sẽ

có tác động khá lớn đến việc các nhà lãnh đạo phản ứng với những vấn đề và

cơ hội như thế nào. Điều này được tạo ra bởi ảnh hưởng kế thừa từ những

nhà lãnh đạo trong quá khứ và những nhà lãnh đạo hiện nay.

Mục tiêu, Giá trị và Quan điểm

Các nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng và tác động tới môi trường thông qua ba

kiểu hành động sau:

1. Các mục tiêu và những tiêu chuẩn hành động mà họ thiết lập.

2. Các giá trị mà họ thiết lập cho công ty.

3. Những quan điểm về con người và công cuộc kinh doanh mà họ thiết lập.

Những công ty thành công thường có các nhà lãnh đạo luôn biết cách đặt ra

các tiêu chuẩn và mục tiêu cao về mọi mặt, như chiến lược, sự thống lĩnh thị

trường, các kế hoạch, các cuộc họp và thuyết trình, năng suất, chất lượng và

độ tin cậy.

Các giá trị phản ánh mối quan tâm của công ty đối với các nhân viên, khách

hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp và cộng đồng xung quanh. Những giá trị này

sẽ xác định cung cách tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Các quan điểm sẽ xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đưa

ra, cũng như các phương pháp và quy trình tiến hành hoạt động kinh doanh.

Những mục tiêu, giá trị và quan điểm này tạo ra “phong cách riêng” của

công ty hay sự nhìn nhận về công ty qua quan sát bởi những người bên ngoài

cũng như các nhân viên trong nội bộ công ty. Đặc trưng riêng này sẽ xác

định các vai trò, mối quan hệ, phần thưởng và các nghi thức diễn ra trong

nội bộ công ty.

Chức vụ và mối quan hệ

Chức vụ là các vị trí được xác định bởi một tập hợp những mong đợi về

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Download tài liệu miễn phí từ website http://thegioiwebsite.net

cung cách hành xử của một người giữ một cương vị nào đó. Mỗi chức vụ có

một loạt các nhiệm vụ và trách nhiệm có thể hoặc không thể được mô tả một

cách rõ ràng. Chức vụ có một ảnh hưởng lớn đến hành vi trong công việc vì

nhiều lý do, chẳng hạn mức lương được trả gắn với mức độ đóng góp cho

công việc, hay uy thế đi cùng với vị trí công tác, hoặc cảm nhận về sự hoàn

thành hay thách thức trong công việc.

Các mối quan hệ được xác định bởi các nhiệm vụ của một chức vụ nhất

định. Trong khi một vài nhiệm vụ có thể được thực hiện một cách đơn lẻ thì

phần lớn các nhiệm vụ khác được thực hiện trong những mối quan hệ với

mọi người xung quanh. Các nhiệm vụ sẽ xác định người nắm giữ chức vụ

cần tiếp xúc với các cá nhân nào, thường xuyên hay không thường xuyên, và

theo hướng kết thúc như thế nào. Thông thường thì nếu giao tiếp với nhau

càng nhiều, người ta sẽ càng thấy mến nhau hơn dẫn đến việc họ muốn được

tiếp xúc thường xuyên hơn. Trong cách cư xử của con người, sẽ rất khó để

có thể thích một người nào đó mà ta không hề có tiếp xúc gì với họ, và

chúng ta có xu hướng tìm những ai mà mình thích. Phần lớn mọi người đều

có xu hướng làm những gì mà họ mong sẽ được đền đáp, và tình bạn chính

là một phần thưởng lớn. Rất nhiều nhiệm vụ và hành vi gắn với một chức vụ

đã được giải quyết nhờ những mối quan hệ như vậy. Vậy là khi bạn nắm giữ

một chức vụ, người ta sẽ trông đợi ở bạn những nhiệm vụ và cách hành xử

mới, dựa trên những mối quan hệ tốt đẹp đã được xây dựng từ trước bởi nỗ

lực của bạn hay của người tiền nhiệm chức vụ này trước bạn.

Văn hoá và bầu không khí trong công ty (Culture & Climate)

Hai yếu tố đặc biệt có tác động đến việc nhà lãnh đạo cần hành động như thế

nào trong công ty, đó là: văn hoá (culture) và bầu không khí (climate).

Mỗi công ty có một văn hoá riêng. Đó là sự phối hợp của nhiều yếu tố như

các thành viên sáng lập, các cựu lãnh đạo, nhà lãnh đạo hiện tại, các sự kiện

và các cuộc khủng hoảng, lịch sử và tầm cỡ công ty mà kết quả chính là sự

tạo ra các nghi thức: những thói quen, lễ nghi, và “cách mà chúng ta làm”.

Những nghi thức này tác động lên thái độ và cách cư xử của các nhân viên,

hướng dẫn họ có những hành vi đúng đắn và hợp thức trong từng hoàn cảnh.

Bầu không khí thể hiện sự cảm nhận của mọi người trong công ty, những tri

giác cá nhân và cộng đồng và thái độ của các thành viên trong tổ chức.

Trong khi văn hoá công ty thể hiện một bản chất có gốc rễ sâu xa của công

TheGioiwebsite.net – nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!