Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh.
PREMIUM
Số trang
66
Kích thước
702.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1957

Nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết hồ quý ly của nguyễn xuân khánh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

NGHỆ THUẬT HƯ CẤU LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT

HỒ QUÝ LY CỦA NGHUYỄN XUÂN KHÁNH

Người hướng dẫn:

TS. Ngô Minh Hiền

Người thực hiện:

Đậu Thị Dung

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học đương đại Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một loạt tiểu

thuyết lịch sử có tiếng vang.

Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử không chỉ dựng lại cả giai đoạn, thời

kỳ với những biến động xã hội dưới tác động của những nhân vật lịch sử, mà qua

những nhân vật đó tác giả đã bộc lộ quan điểm, cái nhìn của mình đối với xã hội

như là một phương tiện để nhà văn gửi gắm những ý nghĩ về cuộc sống về con

người. Chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm viết về đề tài lịch sử là một điều cần

thiết, không chỉ để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, mà còn để hiểu hơn mối quan hệ

giữa văn học và lịch sử, giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử, từ đó có quan

điểm đúng đắn khi đánh giá góc nhìn riêng về lịch sử của văn học nghệ thuật .

Nguyễn Xuân Khánh là một nhà văn luôn mang đến cho người đọc một cảm

giác mới mẻ, khác lạ, bất ngờ mỗi khi cho ra đời sáng tác mới. Dù sáng tác ở đề tài

nào, Nguyễn Xuân Khánh cũng hướng tới thể hiện những quan niệm, suy tư của

mình về cuộc đời, lẽ sống của con người. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn

Xuân Khánh là một tác phẩm giá trị bởi, ý nghĩa nhân văn của nó đã vượt ra ngoài

ranh giới của những bộ khung sự kiện vốn đã từng được coi là bất biến

Tìm hiểu nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn

Xuân Khánh là để khám phá những thủ pháp hư cấu lịch sử được tác giả sử dụng

khi tái hiện một thời kỳ lịch sử bi hùng vào bậc nhất ở cuối đời Trần, khi Hồ Quý

Ly nổi lên như một nhân vật có tầm vóc lớn, một nhân vật trung tâm có ý nghĩa

quyết định tới sự phát triển của lịch sử dân tộc, một nhân vật mà hơn 600 năm qua

vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Thông qua đó, góp phần đánh giá tài năng nghệ thuật, những nỗ lực cách tân

nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Khẳng định vai trò, vị trí cùng

những đóng góp của nhà văn với tiểu thuyết lịch sử đương đai Việt Nam.

3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đã có không ít những bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết

Hồ Quý Ly.

Lê Hà trên báo Văn nghệ Trẻ đã có bài Lao động của người viết truyện lịch

sử khẳng định “Nguyễn Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ không minh

họa cho tư tưởng nào khác. Ông viết lịch sử là để viết về con người, về những giá

trị nhân văn trong đời sống và Hồ Quý Ly là một tác phẩm như thế” [12,tr.3].

Đỗ Ngọc Yên trong bài Giới hạn giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử

trên Văn nghệ Trẻ cũng đã nói: “Sự đồng hiện quá khứ - hiện tại trong Hồ Quý Ly

là một phương thức để nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sử dụng bàn tay sáng tạo, hư

cấu” [33,tr.5].

Bằng nhận định sâu sắc tác giả Phan yến trong bài viết “Hư cấu nghệ thuật

trong tiểu thuyết lịch sử” trên báo Văn nghệ Trẻ phát biểu: “Nguyễn Xuân Khánh

đã vô cùng khéo léo khi tận dụng các kẻ hở của nhân vật có thật trong lịch sử này

để hư cấu và tạo nên một sức sống mới, một con người mới cho nhân vật Hồ Quý

Ly” [35,tr.4]. Bài viết Tiểu thuyết - dòng chảy liên tục với thời gian - trích Báo

cáo hội đồng chung khảo đi tới kết luận: “Nguyễn Xuân Khánh để đặt ra một vấn

đề sâu hơn, đó là sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, diễn ngôn lịch sử, làm cho tiểu

thuyết lịch sử của Việt Nam phong phú hơn, khiến người ta yêu lịch sử hơn, biết

hưởng thụ lịch sử trên tinh thần nhân văn hiện đại” [35,tr.3].

Đỗ Hải Ninh trong Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân

Khánh đã nêu lên“quyền lực của một nhà văn, anh ta có quyền lấp đầy những chỗ

trống, những khoảng trắng của lịch sử bằng những chi tiết hư cấu, bằng việc huy

động tối đa năng lực tưởng tượng” [30,tr.48].

Và Nguyễn Thị Tuyết Minh trong luận văn Khuynh hướng tiểu thuyết hóa

lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 khẳng định “khuynh hướng

“tiểu thuyết hóa lịch sử” của Nguyễn Xuân Khánh được thể hiện trong Hồ Quý

Ly” [27].

4

Nhìn chung, các ý kiến đều đi đến khẳng định những thành công của

cuốn tiểu thuyết lịch sử này là vô cùng to lớn, nhất là vấn đề hư cấu, mức độ

hư cấu và vai trò của hư cấu. Nhưng các ý kiến mới chỉ dừng lại ở mức độ

giới thiệu khái quát hoặc bước đầu đánh giá thành công hay hạn chế ở một

khía cạnh nào đó của tác phẩm mà chưa các nghiên cứu mang tính hệ thống.

Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi mong muốn đi sâu vào vấn đề

Nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân

Khánh. Vì với chúng tôi, đây là một việc làm cần thiết và khoa học nhằm

phát hiện và đánh giá một cách hệ thống, khoa học thành công của nghệ

thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh,

nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng, phong cách của nhà văn

trên con đường sáng tác nghệ thuật đặc biệt là mảng tiểu thuyết lịch sử.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những phương diện hư cấu và phương thức hư cấu làm nên “Nghệ thuật hư

cấu lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ, Hà Nội,

2001.

4. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Xem xét, lý giải, đánh giá những biểu hiện độc đáo về nghệ thuật hư cấu lịch

sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời, tổng hợp,

khái quát vấn đề nhằm thấy được giá trị của tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng như

những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy văn xuôi đương đại.

4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh nghệ thuật hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh với

các nhà viết tiểu thuyết lịch sử khác như Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo, để thấy

5

được những nét đặc trưng riêng, phong cách và hướng khai thác lịch sử riêng của

ông.

Ngoài ra, để phục vụ tốt việc nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng thêm một

số các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.

5. Bố cục khóa luận.

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 3

chương:

Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy văn

học Việt Nam đương đại

Chương 2: Các phương diện hư cấu trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn

Xuân Khánh

Chương 3: Cách xây dựng hư cấu trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn

Xuân Khánh

6

NỘI DUNG

Chương 1

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

TRONG DÒNG CHẢY VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Tiểu thuyết lịch sử trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

1.1.1. Về khái niệm tiểu thuyết lịch sử và hư cấu lịch sử trong tiểu thuyết lịch

sử Việt Nam

Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện sớm từ phương Tây và đã được sử

dụng rất phổ biến. Ở Việt Nam, thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện muộn hơn.

Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã xếp “tiểu thuyết lịch sử” vào một

mục từ chung là “thể loại văn học lịch sử”, và cho rằng tiểu thuyết lịch sử là “các

tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử”[11,tr.301-

302]. Qua đó, các tác giả cũng phân tích được đây là thể loại văn học vừa thuộc

phạm trù khoa học lịch sử vừa thuộc phạm trù văn học nghệ thuật do tính chất

riêng của mỗi tác phẩm.

Khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán, Trần Nghĩa xác

định: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là lịch sử diễn nghĩa gồm các tác phẩm về đề

tài lịch thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật về

diện mạo xã hội và xu thế phát triển lịch sử một thời nhằm mang lại cho người đọc

những khơi gợi và mỹ cảm văn học” [31,tr.30]. Tác giả Đỗ Hải Ninh lại cho rằng:

“Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là tiểu thuyết về đề tài lịch sử”

[30,tr.48-49]. Tác giả xếp tiểu thuyết lịch sử vào một mục từ chung đơn thuần là

viết về đề tài lịch sử, nhân vật, sự kiện xuất phát từ lịch sử. Trong khi đó Bùi Văn

Lợi trong luận án tiến sĩ của mình lại đưa ra khái niệm “Tiểu thuyết lịch sử là

những tác phẩm mang trọn đặc trưng tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử

làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật” [23,tr.938]. Trên cở sở so sánh các

tiểu thuyết giao thoa, tác giả đã khu biệt kiểu viết về lịch sử mới của tiểu thuyết

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!