Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật dựng chân dung nhà văn của vũ bằng trong bốn mươi năm nói láo.
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
621.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1982

Nghệ thuật dựng chân dung nhà văn của vũ bằng trong bốn mươi năm nói láo.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ HUỆ

Nghệ thuật dựng chân dung nhà văn

của Vũ Bằng trong Bốn mươi năm nói

láo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mang án oan bao nhiêu năm trời, danh phận không được công

nhận, Vũ Bằng ra đi trong nỗi cô đơn, túng thiếu và tủi hận. Những tác

phẩm của ông viết ra, người ta không màng đến thậm chí là cấm xuất bản.

Trải qua bao nhiêu năm cho đến hôm nay khi nhìn lại những đóng góp

của ông trên văn học, báo chí chúng ta mới thực sự biết được rằng đó là

một Vũ Bằng thật đáng quý, một Vũ Bằng lao động không biết mệt mỏi,

không bao giờ ngơi nghỉ trong chặng đường cầm bút của mình. Suốt bảy

mươi năm trên dòng sông cuộc đời, ông đã gửi trọn thân mình cho nghề

văn, nghề báo, viết nên những trang văn giá trị, thấm đẫm tình đời, tình

người, viết nên những trang báo nóng hổi, mang tính thời sự cao. Phải nói

rằng Vũ Bằng đến với bạn đọc không chỉ cả văn mà còn cả báo. Ví như

trong tùy bút Miếng ngon Hà Nội là sự day dứt hoài niệm xót xa của tác

giả khi nhớ về quê hương, về cội nguồn, về phương trời cách trở. Hay

trong Thương nhớ mười hai, người đọc thấm thía hơn những nỗi niềm

hoài vọng, những hình ảnh của dĩ vãng cứ hiện về, se thắt, đứt ruột, nhớ

vẩn vơ, buồn nhè nhẹ.

Đọc những trang đời ấy của Vũ Bằng ta như bâng khuâng, bảng

lảng, xao xuyến lạ kỳ. Thế nhưng đó không phải là tất cả bởi Vũ Bằng

còn đưa đến cho chúng ta sự cảm phục đến khó tin. Trong cuốn hồi ký

Bốn mươi năm nói láo của ông, bằng sự quan sát tinh tế, sự thông hiểu

đặc biệt, Vũ Bằng đã ghi lại rất thành công một thời kỳ lịch sử đáng nhớ

của văn học và báo chí Việt Nam qua việc dựng lên rất nhiều chân dung

văn nghệ sĩ mà bây giờ đã trở thành người muôn năm cũ.

3

Cuốn hồi ký có sức hấp dẫn, lôi cuốn không ngờ bởi nó không chỉ

là cuốn tự truyện độc đáo của người thư ký trung thành Vũ Bằng mà đó

còn là nét đặc sắc, tỉ mỉ trong nghệ thuật xây dựng chân dung các nhà

văn. Và bởi tất cả những điều trên, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài

Nghệ thuật dựng chân dung nhà văn của Vũ Bằng trong Bốn mươi năm

nói láo để có cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn về cuộc đời, tài năng, tư

tưởng cũng như những đóng góp trên văn đàn của nhà văn trong những

tháng năm ông cầm bút.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là những nét đặc sắc trong nghệ

thuật dựng chân dung nhà văn của Vũ Bằng qua hồi ký Bốn mươi năm

nói láo.

Trong khuôn khổ của đề tài, văn bản mà chúng tôi sử dụng để

nghiên cứu là tác phẩm Bốn mươi năm nói láo của nhà văn Vũ Bằng do

nhà xuất bản Văn hóa thông tin tái bản năm 2001.

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và khai thác đề tài này, chúng tôi đã sử

dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tác giả – tác phẩm

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh đối chiếu

4. Lịch sử vấn đề

Văn chương cũng như con người Vũ Bằng là một sự rất đặc biệt.

Vì thế cho nên việc nghiên cứu và khám phá về ông không phải là việc dễ

dàng. Gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu tìm tòi ở các góc độ về

cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương Vũ Bằng. Sự nghiệp sáng tác

của ông trải rộng, mang những giá trị quan trọng trong nền báo chí lẫn

văn học nghệ thuật nước nhà. Không một ai dám phủ nhận công lao đó

thế nhưng bởi do những phức tạp khách quan trong thời chiến, mang nỗi

4

oan trong cuộc đời mình mà các tác phẩm của Vũ Bằng bị cấm một thời

gian dài. Từ đó việc nghiên cứu về ông chưa được đề cập một cách đúng

mực, đúng vai trò. Chỉ khi sau này, khi Vũ Bằng được công nhân danh

phận, được gột bỏ mối oan “theo giặc” thì độc giả cũng như giới nghiên

cứu mới chú ý đến ông nhiều hơn trước đó.

Nhà văn Triệu Xuân là một trong những người say mê tài năng văn

chương Vũ Bằng. Năm 1992, khi mà danh phận Vũ Bằng còn trong u tối,

Triệu Xuân đã hợp tác với Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản tác

phẩm Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng. Sách phát hành được vài

ngày, đang bán chạy như tôm tươi thì có lệnh cấm và từ đó bị giam trong

kho vài năm rồi tiêu hủy.

Quý I năm 2006, Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt bộ sách Vũ

Bằng Toàn tập gồm 4 tập. Đây là công trình tiếp theo của bộ Tuyển tập

Vũ Bằng đã được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2000, do nhà văn

Triệu Xuân sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu. Việc xuất bản

Tuyển tập Vũ Bằng những năm trước đã góp phần giúp các cơ quan chức

năng của Nhà nước nhanh chóng làm sáng rõ việc nhà văn Vũ Bằng đi

Nam năm 1954 không phải là “di cư theo giặc”, mà ông là một mắt xích

trong mạng lưới tình báo của cách mạng, từ đó công nhận danh phận Vũ

Bằng, truy tặng Huân chương kháng chiến cho cố nhà văn Vũ Bằng.

Trong bài giới thiệu của Triệu Xuân cho Vũ Bằng Toàn tập ông viết: “Là

một nhà văn lớn, cũng như nhiều nhà văn lớn của Việt Nam, Vũ Bằng rất

xứng đáng để được xuất bản Toàn tập. Còn rất nhiều sáng tác của Vũ

Bằng thuộc nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, ký sự, phóng sự,

tiểu luận, phê bình văn học, sân khấu, điện ảnh, nhiều tác phẩm nổi tiếng

thế giới do Vũ Bằng dịch… in rải rác trên các báo từ những năm Ba mươi

cho đến cuối những năm Bảy mươi thế kỷ XX” [26, tr.20].

Vì những điều trên khiến chúng ta thiết nghĩ việc xuất bản Vũ Bằng

Toàn tập cho thấy: Những gì là thực sự tài năng, tâm huyết cho dân cho

5

nước, cho nền văn hóa dân tộc luôn luôn được trân trọng, dù có bị dập vùi

cũng không bao giờ bị quên lãng, bị phai mờ trong lòng bạn đọc! Đọc Vũ

Bằng, bị cuốn hút bởi văn chương của ông đã đành, người đọc càng say

mê hơn khi cảm nhận được cái tâm của ông vô cùng sáng, đẹp. Văn Vũ

Bằng nhiều khi khiến ta cười vang trời, bể bụng, cười đến đã đời, cũng

như đớn đau phát khóc đến tan nát tâm can… Những dòng chữ như là sự

ngẫm lại trước cuộc đời, có cái vui, có cái buồn, có cái đẹp và cũng có cái

xấu xa, tất cả hòa trộn khó tách rời... Văn ông đầy đủ những cung bậc như

thế đó. Nó ghi tạc vào lòng ta tình yêu quê hương đất nước, yêu những gì

bình dị, chân chất; cho dù có tha hương, phiêu du đến tận chân trời góc

biển xa lắc nào nhưng suốt đời không thể nào quên. Không thể quên một

bát phở nghi ngút khói, một đĩa bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu rán sốt

và các thứ như một chai mắm, một chén ớt khô, một gói cốm Vòng màu

xanh não nùng hay một mẹt bún chả thơm ngào ngạt...

Nhắc đến Vũ Bằng là nhắc đến ba bộ ký nổi bật của ông: Bốn mươi

năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai. Trong đó hồi

ký Bốn mươi năm nói láo đã thể hiện tất cả những giải bày, tâm sự của

ông một cách sáng tạo độc đáo. Người đọc ấn tượng với tác phẩm ngay từ

tên tiêu đề với nhiều ẩn chứa nghệ thuật bên trong cũng như cách sử dụng

ngôn ngữ vừa bình dị mang lại hiệu quả nghệ thuật cao phù hợp với chất

giọng có phần chua xót, mà có chút gì tự trào ngông với đời nhưng cũng

đầy suy tư và chiêm nghiệm.

Cuốn sách Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp của Nhà

xuất bản Hội nhà văn in xong năm 2004. Trong lời giới thiệu của nhà

nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Vũ Bằng vốn đã được nhiều người biết

tiếng với tập Bốn mươi năm nói láo. Tập chân dung văn học bạn đang

cầm trên tay là một sự bổ sung cần thiết cho cuốn hối ký đó. Nếu cuốn

trước nghiêng hẳn về đời làm báo của Vũ Bằng thì cuốn này cho thấy một

phần hoạt động văn học sôi nổi của ông. Trước sau chúng ta cũng gặp

6

một Vũ Bằng linh hoạt, hấp dẫn và đầy sức sống” [18, tr.9]. Có thể nói

rằng khi đọc xong cuốn sách này ta đã phần nào hiểu được những ký ức

sinh động về các đồng nghiệp nảy sinh từ những gắn bó sâu sắc của một

thời viết văn làm báo sôi nổi. Tuy chỉ viết về mười bốn gương mặt nhưng

có thể nói Vũ Bằng đã tái hiện được một phần bức tranh đời sống văn

nghệ tiền chiến.

Không dừng lại ở đời sống con người, trong văn chương Vũ Bằng

nét đẹp lý tưởng của các trang ký ẩm thực hay tâm sự u uẩn lạc loài, xa

quê cũng đầy day dứt. Đó là cảm xúc khi sống ở một không gian xa lạ

thiếu hẳn “cái rét ngọt ngào” cùng với thứ “mưa tím hắt hiu” của miền

quê thương nhớ Hà Nội. Đề tài Hà Nội vì thế luôn hiển hiện trong văn Vũ

Bằng như niềm thương nỗi nhớ khôn nguôi. Và nhắc đến Hà Nội không

thể không nhắc đến Vũ Bằng. Hà Nội hiện ra như một đô thị có lịch sử

lâu đời, giàu có về sản vật, giàu có về truyền thống và đặc biệt là giàu có

về bản sắc văn hóa mà chúng ta có thể đọc ra được tinh thần và tâm hồn

Hà Nội trong văn học. Và Vũ Bằng trút vào những trang văn của mình

nỗi nhớ, tình yêu Hà Nội qua hồi ký Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ

mười hai.

Chúng ta cũng cần nhắc đến tuyển tập phóng sự Hà Nội trong cơn

lốc do Võ Văn Nhơn sưu tầm và tuyển chọn của Nhà xuất bản Phụ nữ in

năm 2010. Hà Nội ở đây thật khác bởi đó là “một Hà Nội trong thời kỳ bị

thực dân Pháp tạm chiếm với đủ các sinh hoạt bi hài, từ chuyện ăn ở, ăn

mặc, ăn chơi, ăn mày, ăn cắp cho đến chuyện lo thầy chạy thuốc, chuyện

sinh hoạt văn nghệ. Những phóng sự này bây giờ đọc lại xem ra vẫn rất

thời sự” [19, tr.6]. Phải thừa nhận rằng những trang viết về Hà Nội của

nhà văn Vũ Bằng rất chân thực, hấp dẫn với ngòi bút đầy tài hoa, óc phân

tích lý giải cặn kẽ.

Nhà nghiên cứu Văn Giá là người có công sưu tầm giới thiệu các

tác phẩm của Vũ Bằng nói chung và tìm hiểu, đánh giá về quan niệm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!