Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật đòi nợ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghệ thuật đòi nợ
Michael Johndjua hiện là giám đốc công ty "Michael Johndjua và cộng sự", chuyên gia
về quản trị tín dụng và tư vấn kinh doanh đồng thời là tác giả của cuốn sách “Nghệ thuật
đòi nợ”. Business World Portal xin trân trọng trích đăng một phần nhỏ trong cuốn sách
này.
Viết thư cho khách hàng
Kinh nghiêm làm việc của tôi trong lĩnh vực quản trị tín dụng cho thấy rằng, phần lớn các
chuyên gia về quản trị tín dụng đều tránh viết thư cho khách hàng, mà nếu có viết thì
không viết dài. Việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực tế đúng là
hiệu quả hơn, nhưng trong một số trường hợp, chúng ta không thể tránh được, và chính
trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo những bức thư “đòi nợ” sao cho hiệu
quả nhất. Vậy những trường hợp đó là gì?
Trước hết, đó là khi chúng ta có quá nhiều khách hàng nhỏ (ví dụ, 15 ngàn khách hàng với
mức nợ dưới 5 USD). Trong trường hợp đó, bạn không thể gọi điện thoại cho từng người
được, lại càng không thể gặp trực tiếp từng người. Không cần phải quá rõ ràng đối với
những trường hợp đó và chúng không hợp với bất kỳ lo-gic nào. Chúng ta chỉ còn cách
ngồi mà viết thư.
Khi chúng ta có nhiều công việc giấy tờ (đặc điểm công việc: báo cáo, phân tích), không có
luật sư, không có chuyên gia quản trị tín dụng nhưng lại cần cho khách hàng thấy sự
nghiêm trọng của tình trạng nợ nần – đó là lúc đó cần phải viết thư.
Quy tắc chung khi viết thư như sau:
1. “Người nhận thư cần phải cảm thấy rằng người ta viết thư cho chính cá nhân anh (chị)
ta”
Nghĩa là, cần cố hết sức tránh gây cho khách hàng cảm giác rằng thư được viết bởi một hệ
thống tự động nào đó, sau khi anh ta nhận được tín hiệu ghi nhận khoản nợ. Người nhận