Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghề khai thác yến sào ở vùng nam trung bộ dưới triều nguyễn (1808 - 1884).
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
706.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
901

Nghề khai thác yến sào ở vùng nam trung bộ dưới triều nguyễn (1808 - 1884).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

NGHỀ KHAI THÁC YẾN SÀO Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ

DƢỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1884)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ly

Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch Sử

Lớp : 13SLS

Ngƣời hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Xuyên

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, bản thân tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu

sắc nhất đến Th.S Nguyễn Xuyên - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm

ơn đến các quý thầy cô trong khoa Lịch sử, các thầy cô giáo ở thư viện trường

cùng tất cả bạn bè sinh viên trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm đã tạo

điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc thực hiện khóa luận không thể tránh

khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía

thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện một cách tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ly

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................3

3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3

4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................4

5.1. Nguồn tư liệu ............................................................................................................4

5.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4

6. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................4

7. Bố cục của đề tài..........................................................................................................5

NỘI DUNG.....................................................................................................................6

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN, VÙNG ĐẤT NAM TRUNG

BỘ VÀ NGHỀ YẾN ......................................................................................................6

1.1. Tình hình chính tri, kinh tế, xã hội dưới triều Nguyễn.............................................6

1.1.1. Tình hình chính trị.................................................................................................6

1.1.2. Tình hình kinh tế ...................................................................................................9

1.1.3. Tình hình xã hội...................................................................................................13

1.2. Khái quát về vùng đất Nam Trung Bộ....................................................................15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................15

1.2.2. Vài nét về lịch sử - văn hóa .................................................................................20

1.3. Sơ Lược về nghề Yến sào trên thế giới và Việt Nam.............................................25

CHƢƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ KHAI THÁC YẾN SÀO Ở VÙNG

NAM TRUNG BỘ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN............................................................29

2.1. Chính sách của triều Nguyễn đối với nghề khai thác yến sào................................29

2.2. Hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm yến sào .................................33

2.2.1. Hoạt động khai thác, chế biến .............................................................................33

2.2.2. Tiêu thụ sản phẩm yến sào ..................................................................................36

2.3. Tác động khai thác yến sào đối với kinh tế, văn hóa, xã hội dưới triều Nguyễn ...37

2.3.1. Về kinh tế.............................................................................................................38

2.3.2. Về văn hóa - xã hội..............................................................................................39

2.3.3. Về an ninh quốc phòng và bảo vệ biển đảo........................................................41

2.4. Hướng phát triển của nghề khai thác yến sào hiện nay..........................................43

2.4.1. Phát triển nghề khai thác yến sào đi đôi với việc nuôi trồng và bảo vệ Yến. .....43

2.4.2. Phát triển ngành yến kết hợp với du lịch biển đảo ..............................................51

KẾT LUẬN ..................................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghề khai thác yến sào là một nghề thủ công truyền thống đã được biết đến từ

rất lâu đời với các hoạt động tổ chức khai thác tổ của loài chim Yến - một loại thực

phẩm quý có giá trị kinh tế cao. Là một loại chim quý, có đặc điểm sinh sống và làm tổ

chủ yếu ở các nơi nào có đảo đá hay vách đá có hang, khí hậu ấm áp, nên loài chim

này thường chủ yếu phân bố ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam cũng là một trong những nước có điều kiện thuận lợi để phát triển

ngành khai thác yến sào, không chỉ bây giờ mà là từ rất lâu dưới thời phong kiến và

chủ yếu là ở khu vực Nam Trung Bộ. Là một nghề thủ công không chỉ có giá trị kinh

tế cao, nghề khai thác yến sào còn góp phần tạo dựng một nền văn hóa riêng biệt

không chỉ mang đậm bản chất truyền thống về văn hóa làng nghề mà còn giúp chúng

ta khẳng định được chủ quyền biển đảo, bảo vệ tổ quốc.

Việc đi vào tìm hiểu nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới triều

Nguyễn không chỉ giúp cho chúng ta hiểu được một cách toàn diện về tình hình phát

triển của nghề khai thác đặc biệt này, hiểu rõ hơn về các chính sách của triều Nguyễn

đối với nghề khai thác yến, mà còn thông qua đó thấy được vai trò và đóng góp của

nghề khai thác yến đối với sự phát triển chung của đất nước trên tất cả các mặt từ kinh

tế, văn hóa - xã hội cho đến an ninh quốc phòng biển đảo.

Thông qua việc nghiên cứu về nghề khai thác yến ở vùng Nam Trung Bộ dưới

triều Nguyễn, giúp ta hiểu và rút ra những bài học kinh nghiệm, học hỏi kế thừa phát

huy những mặt tốt để có những chính sách phù hợp định hướng và phát triển nghề yến

hiện nay, nhất là trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần phát huy

mọi nguồn lực vốn có, đặc biệt là nghề có giá trị cao như nghề yến, thì cần được quan

tâm và phát triển nhiều hơn. Nghiên cứu về nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung

Bộ dưới triều Nguyễn (1802-1884) có thể làm sáng tỏ thêm những vấn đề lịch sử, văn

hóa, xã hội…của vùng đất Nam Trung Bộ nói riêng và lịch sử dân tộc thời cổ trung đại

nói chung. Khóa luận cũng là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống yêu

nước, yêu lao động, tự lực tự cường của dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là

thế hệ trẻ hiện nay.

2

Từ những ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và thực tiễn như đã nêu trên nên tôi

quyết định chọn đề tài: “Nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới triều

Nguyễn (1802-1884)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thủ công nghiệp nhà Nguyễn nói chung và nghề khai thác yến sào nói riêng đã

có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên vấn đề này khá phức tạp

nên chỉ được trình bày rải rác, tản mạn ở nhiều công trình khác nhau và ít đề tài nghiên

cứu đến. Qua tìm hiểu về các tác phẩm, công trình nghiên cứu, tư liệu lich sử, báo cáo

khoa học về nghề yến sào thì ta có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây:

Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, đây là bộ biên niên

sử Việt Nam viết về triều đại các vua Nguyễn. Tác phẩm cung cấp những tư liệu lịch

sử dưới triều Nguyễn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong

đó cũng có nói về nghề khai thác yến sào truyền thống.

Phủ Biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (thế kỉ XVIII) thì viết cặn kẽ về

nghề khai thác yến sào ở phủ Thăng Hoa (Quảng Nam) cũng như những quy định,

chính sách của nhà nước đối với người dân làm nghề này.

Ô châu cận lục của Dương Văn An (giữa thế kỷ XVI) là một cuốn sách địa

lý, ghi lại những tên làng, tên núi, tên sông, những sản vật, danh lam thắng tích, những

ngành nghề và tập quán sinh sống…trong đó ít nhiều có đề cập đến sự phân và bố

khai thác yến sào ở một số địa danh nhất định.

Đại nam nhất thống chí là một thể loại sách địa chí, ghi chép, biên soạn, giới

thiệu về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hoá…của các địa

phương trong nước Đại Nam, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự

Đức. Qua đó cung cấp cho ta nhiều kiến thức các làng nghề truyền thống dưới triều

Nguyễn, trong đó có nghề khai thác yến sào.

Sơ khảo lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Việt Nam của Trần Quốc Vượng

là tác phẩm này nói vài nét về tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn trong đó

có đôi nét về nghề khai thác yến.

Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn

của Vũ Huy Phúc. Công trình này nghiên cứu một cách khá hệ thống về tình hình thủ

công nghiệp triều Nguyễn trong đó cũng có nói đến về sự hình thành nghề yến gắn liền

với lịch sử triều Nguyễn.

3

Vị thế chiến lược Nam Trung Bộ trong cái nhìn an ninh biển đầu triều Nguyễn

của Lê Tiến Công (2012), và tác phẩm Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ

quốc thế kỷ XIX của Đỗ Bang, là những tác phẩm có nhắc đến sự hình thành cũng như

tầm quan trọng của các làng nghề truyền thống, trong đó có nghề khai thác yến sào,

đối với công cuộc phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên đã ít nhiều có đề cập đến

vấn đề nghề yến và việc khai thác yến, nhưng lại chỉ nêu một cách sơ lược, khái quát

chứ chưa thật sự có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nghề khai thác yến

sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới triều Nguyễn. Tuy vậy, nhưng những công trình này

vẫn là nguồn tài liệu không thể thiếu giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của

mình.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghề khai thác yến sào ở vùng Nam

Trung Bộ dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Không gian: vùng Nam Trụng Bộ - dãy đất kéo dài từ Đà Nẵng cho đến Bình

Thuận. Tuy nhiên trong đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu nghề yến ở các tỉnh

Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Thời gian: Từ năm 1802 - 1884.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ dưới triều

Nguyễn (1802 -1884)” đi sâu vào tìm hiểu những chính sách của triều Nguyễn đối với

nghề khai thác yến sào ở các tỉnh Nam Trung Bộ, cũng như hoạt động khai thác yến

sào từ phương tiện, hình thức khai thác và những hiệu quả kinh tế mang lại có ý nghĩa

rất lớn đối với nền kinh tế chung của đất nước lúc bấy giờ. Từ đó có thể định hướng

phát triển nghề khai thác yến sào ở vùng Nam Trung Bộ hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này tôi tập trung giải quyết các vấn đề chính sau:

- Khái quát về triều Nguyễn và vùng đất Nam Trung Bộ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!