Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người thái làng hoa tiến, xã châu tiến, huyện quỳ châu – tỉnh nghệ an.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1806

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người thái làng hoa tiến, xã châu tiến, huyện quỳ châu – tỉnh nghệ an.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đề tài:

NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI

THÁI LÀNG HOA TIẾN, XÃ CHÂU TIẾN, HUYỆN QUỲ

CHÂU – TỈNH NGHỆ AN

Người hướng dẫn:

ThS. Lương Vĩnh An

Người thực hiện:

Phan Thị Quỳnh Châu

Đà Nẵng, tháng 5/2013

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

Th.S Lương Vĩnh An. Những tài liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực, khách

quan, được trích nguồn rõ ràng.

Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả khóa luận

Phan Thị Quỳnh Châu

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp “Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái làng

Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu - Nghệ An”, đây là công trình nghiên

cứu có tính chất bước ngoặt rất lớn đối với bản thân tôi. Để hoàn thành công trình

này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Th.S Lương Vĩnh An đã nhiệt tình,

hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư

phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng daỵ tôi trong quá trình hoc t ̣ âp ṿ à nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú thuộc Trung tâm văn hóa -

Thông tin và Thể thao huyện Quỳ Châu, các phòng ban của UBND huyện Quỳ

Châu: Phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa, Phòng Thống kê; UBND xã Châu Tiến cùng

các nghệ nhân hợp tác xã làng Hoa Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về tư liệu, tiếp cân ̣

rõhơn về nghề dêt th ̣ ổ cẩm để tôi hoàn thành khóa luận này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn

bên cạnh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ trong việc hoàn thành đề tài.

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, khoá luận còn có một số hạn

chế. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và baṇ bè để khóa luận này

được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Quỳnh Châu

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đồng bào các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam từ xa xưa do nhu cầu

của cuộc sống đã sáng taọ nên những nghề truyền thống nổi tiếng và độc đáo. Nghề

và làng nghề truyền thống đã vun đắp hội tụ được các nghệ nhân tài trí sáng tạo,

những bàn tay vàng làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hoàn mỹ vừa có giá

trị kinh tế vừa có giá trị thẩm mỹ, văn hóa. Trong quá trình mở đất, lập làng bằng

đức tính cần cù và bàn tay khéo léo cùng với trí thông minh sáng tạo đồng bào các

dân tộc đã hình thành các ngành nghề sản xuất ra vật dụng tiêu dùng, hàng hóa để

trao đổi, mua bán và giao lưu giữa các vùng, miền.

Nghề được truyền từ người này sang người khác, đời này qua đời khác mà

vẫn giữ được cốt cách, nét đẹp và sử dụng hợp lý có tính phổ biến rộng rãi - đó là

nghề truyền thống. Trong quá trình hình thành và phát triển các làng nghề truyền

thống đã để lại những phong tục tập quán tốt đẹp. Trên moi mi ̣ ền tổ quốc Viêt Nam, ̣

bất cứ dân tôc n ̣ ào hay vùng đất nào cũng có những nghề hoặc làng nghề truyền

thống vớ

i sản phẩm mang né

t đăc trưng văn h ̣ óa riêng. Trải qua biết bao thăng trầm

lịch sử, làng nghề truyền thống vẫn tồn tại và phá

t triển cho đến ngày nay. Vớ

i trí

tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân người Việt bền bỉ gìn giữ, phát triển bảo

tồn làng nghề truyền thống - di sản văn hoá Việt Nam.

Quỳ Châu là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc Nghệ An, vùng đất của

những ché rượu cần nồng say, cùng những cô gái Thái xinh đẹp trong điệu múa xòe

của miền sơn cước… Là mảnh đất của nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng mà nơi đó chúng

ta nhận ra đươc ̣ màu xanh của đại ngàn; màu đỏ tươi thắm của những cánh hoa

rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời,… trên từng khuông vải. Tình yêu và

niềm đam mê nghề hiện lên như nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái.

Nghề dệt thổ cẩm người Thái ở Quỳ Châu đã có từ lâu đời. Trước đây, sản

phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi

môn khi con gái về nhà chồng. Đã là cô gái Thái thì ai cũng phải biết dệt thổ cẩm và

thêu thùa, họ thường tự tay làm những những chiếc khăn piêu, những cái váy… Thổ

1

cẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Chính vì vậy,

mỗi đường nét hoa văn, mỗi gam màu phối trộn dường như thấm đượm tình yêu lao

động, yêu quê hương đất nước. Từ những khung dệt thổ cẩm thô sơ, bằng bàn tay

khéo léo, tà

i tinh ̀ người phụ nữ Thái đã dệt nên những tấm thổ cẩm phục vụ cuộc

sống.

Khi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, các vùng miền có điều

kiện giao lưu rộng rãi hơn cho nên những sản phẩm thổ cẩm người Thái ở Nghệ An

nói chung, huyện Quỳ Châu nói riêng, đặc biệt là làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến đã

xuất hiện nhiều nơi trên đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người

dân.

Nghề dệt là một trong những nét văn hóa đặc trưng dân tôc ̣ Thái, tìm hiểu về

nghề dệt chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.

Qua đó

, chúng ta biết và hiểu về quy trình dệt tạo nên thổ cẩm, giúp cho việc phục

hồi và phát huy những giá trị vốn có của ngành nghề truyền thống này. Đồng thời,

có

thá

i đô, bi ̣ ên ph ̣ áp giữ gìn và tôn vinh nghề truyền thống để tránh bi ̣mai một theo

thờ

i gian.

Với một niềm đam mê, yêu thích nghiên cứu khoa học và cũng là người con

của mảnh đất Quỳ Châu thân thương, am hiểu một phần bản sắc văn hóa địa

phương và cũng xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghề dệt thổ cẩm

truyền thống của người Thái làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu- Nghệ

An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài sẽ góp một phần công sức vào việc

giới thiệu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm truyền

thống để vững bền mãi mãi theo dòng chảy thời gian.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghề dệt thổ cẩm người Thái đãcó nhiều công trình, tác giả quan tâm nghiên

cứu như:

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về dân tộc Thái ở nhiều khía cạnh

khác nhau như ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử xã hội,… tiêu biểu môt ṣ ố công trình sau

đây: Cầm Trọng và Phan Hữu Dật với Văn hoá Thái Việt Nam (1995), Ngô Đức

2

Thịnh, Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn cuốn Tư liệu về lịch sử văn hoá và xã hội dân

tộc Thái (1997). Những công trình trên cho chúng ta hiểu về phong tục, tập quán,

hình thái kinh tế, nguồn gốc cũng như lịch sử phát triển của dân tộc Thái.

Phan Ngọc Khuê với “Mỹ thuật dân tộc Thái ở Việt Nam”, tác giả đã khắc

họa một dân tộc Thái với lĩnh vực nghệ thuật trang trí truyền thống sáng tạo lâu đời,

bản sắc nghệ thuật độc đáo, phục vụ cho cuộc sống thường ngày của nhân dân.

Cuốn sách này viết về dân tộc Thái ở Việt Nam, trong đó có kiến trúc và nghệ thuật

trang trí trên vải quần áo, đồ dệt, đồ chạm bạc - trang sức.

“Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam - Nghề dệt, nghề thêu cổ truyền Việt

Nam” của thạc sỹ Bùi Văn Vượng đã nói về nghề dệt, nghề thêu truyền thống ở

nước ta, ông tổ nghề và một vài làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam.

Trong đó

, có giớ

i thiêu v ̣ ề làng nghề dêt th ̣ ổ cẩm truyền thống của ngườ

i Thá

i ở

Nghê ̣An.

Trong cuốn “Trang phục Việt Nam”, tác giả Đoàn Thị Tình giới thiệu trang

phục dân tộc Việt từ xưa đến nay và trang phục của một số tổ chức chung (như quân

đội, tôn giáo…) trong xã hội Việt Nam hiện đại. Trong đó còn giới thiệu về trang

phục truyền thống của mỗi dân tộc ở Việt Nam và cách thức tạo ra trang phục đó.

Hoàng Lương (1998), Hoa văn Thái, Nxb Văn hóa dân tộc. Ở cuốn sách này

tác giả đã làm nổi bật được đăc trưng ̣ các loại hoa văn cũng như quan niệm của

người Thái về các loại hoa văn. Cuối cùng tác giả đã nêu bật văn hoá, lịch sử các

loại hoa văn đối với cuộc sống của người Thái.

Trong cuốn Nghê ̣thuật trang phục Thái xuất bản năm 1990, Nxb Văn hóa

dân tộc Hà Nội của Lê Ngọc Thắng. Ông đã làm rõ những đặc trưng văn hoá Thái

ẩn trong trang phục, so sánh trang phục của một số dân tộc với trang phục của nhóm

ngôn ngữ Tày – Thái và quá

trinh ̀

tiếp thu, ảnh hưởng của trang phục Thái với trang

phục các dân tộc khác, nêu lên thực trạng trang phục Thái trong cuộc sống hiện đại.

Riêng ở Nghệ An có không ít công trình, bài viết về nhiều khía cạnh của dân

tộc Thái trên địa bàn tỉnh. Trong đó có “Địa chí Quỳ Châu” của nhóm tác giả

Trường Đai Ḥ oc Vinh ̣ đã nghiên cứu khá tỉ mỉ và đầy đủ về đời sống dân tộc Thái ở

3

huyện Quỳ Châu từ tên gọi, đến những phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của

người dân: ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục tập quán... trong đó có những bài viết về

nghề dệt thổ cẩm người Thái.

Nhìn chung, những công trình nêu trên đãnghiên cứu mọi mặt văn hoá của

dân tộc Thái. Tuy nhiên nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái làng Hoa

Tiến – Quỳ Châu chưa có công trình nghiên cứu hay bài viết nào thật sự đầy đủ và

có chiều sâu, mang tính hệ thống liên quan đến đề tài. Vì vậy, thông qua đề tài này

chúng tôi mong muốn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, sâu sắc, tiếp cận một cách hệ

thống và làm nổi bật hơn nữa về nét đặc trưng của nghề dệt thổ cẩm truyền thống

của người Thái làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu – Nghệ An.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở làng Hoa Tiến, xã Châu

Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi địa lý: làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ

An.

Phạm vi nội dung: văn hóa làng nghề dệt thổ cẩm.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá

trình thưc th ̣ ưc đ ̣ ề tà

i khóa luân ch ̣ úng tôi đã sử dụng một số

phương pháp sau:

- Phương pháp điền dã

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp liên ngành…

5. Ý nghĩa đề tài

- Góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

- Giới thiệu, quảng bá làng nghề truyền thống đến mọi người

4

- Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những giải pháp trong việc bảo tồn giữ gìn và

khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm.

- Là nguồn tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về

mảng nghề và làng nghề truyền thống.

6. Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục đề tài

được chia thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về huyện Quỳ Châu và người Thái làng Hoa Tiến

Chương 2: Đặc trưng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở làng Hoa

Tiến

Chương 3: Giá trị kinh tế - văn hóa xã hội và sự biến đổi, giải pháp bảo tồn để phát

triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái làng Hoa Tiến.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!