Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ MẠNH TRƯỜNG
NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI (1991 - 2018)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên, năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ MẠNH TRƯỜNG
NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI (1991 - 2018)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG
Thái Nguyên, năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018)” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Thắng là kết
quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực.
Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Mạnh Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn của mình, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, cá
nhân tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của quý Thầy cô cũng như sự
động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Nguyễn Đức Thắng, người trực tiếp hướng dẫn
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Khoa Lịch sử, Ban Chủ nhiệm
Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học - Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã
tận tình truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu và đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ThS.Nguyễn Thị Lan Phương - Phó chánh văn phòng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; Thư viện tỉnh Lào Cai; Trung tâm Lưu
trữ quốc gia III; Trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên và
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Mạnh Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .....................................................6
6. Đóng góp về khoa học của đề tài.....................................................................7
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................7
Chương 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÀO CAI.............................................................8
1.1. Tổng quan về tỉnh Lào Cai ...........................................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên..................................................................8
1.1.2. Những thay đổi địa giới hành chính tỉnh Lào Cai.....................................9
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................11
1.2. Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai trước năm 1946.............................13
1.2.1. Văn hóa....................................................................................................13
1.2.2. Thể dục thể thao ......................................................................................14
1.2.3. Sự ra đời của khu nghỉ dưỡng Sa Pa và những hoạt động du lịch đầu
tiên ở Lào Cai ....................................................................................................15
1.3. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946
- 1954)................................................................................................................17
1.3.1. Sự ra đời Ty Thông tin và hoạt động văn hóa thông tin trong công
cuộc đấu tranh giải phóng tỉnh Lào Cai (1947-1950) .......................................17
1.3.2. Văn hóa Lào Cai trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ (1951 - 1954)................19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.4. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 1954 - 1975.................................21
1.4.1. Hoạt động văn hóa...................................................................................21
1.4.2. Hoạt động thể dục thể thao......................................................................24
1.4.3. Hoạt động du lịch ....................................................................................26
1.5. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn hợp nhất tỉnh Hoàng Liên Sơn
(1976-1991) .......................................................................................................28
1.5.1. Hoạt động văn hóa thông tin ...................................................................28
1.5.2. Hoạt động thể dục thể thao......................................................................29
1.5.3. Hoạt động du lịch ....................................................................................32
Tiểu kết chương 1..............................................................................................34
Chương 2: NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÀO CAI
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008.....................................................................35
2.1. Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn tái thiết tỉnh Lào Cai và bước
đầu phát triển (1991 - 2000)..............................................................................35
2.1.1. Tình hình, nhiệm vụ mới .........................................................................35
2.1.2. Hoạt động văn hóa...................................................................................36
2.1.3. Hoạt động thể thao...................................................................................40
2.1.4. Hoạt động du lịch ....................................................................................43
2.2. Văn hóa, Thể thao và Du lịch thời kỳ hội nhập và phát triển (2001
- 2008)...............................................................................................................45
2.2.1. Hoạt động văn hóa...................................................................................46
2.2.2. Hoạt động thể thao...................................................................................49
2.2.3. Hoạt động du lịch ....................................................................................53
Tiểu kết chương 2..............................................................................................59
Chương 3: NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH
LÀO CAI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2018...................................................60
3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch .................................................................60
3.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy........................................................................60
3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực....................................................61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2. Phát triển tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ Sở vững mạnh đáp
ứng yêu cầu của thời kỳ mới .............................................................................62
3.2.1. Phát triển tổ chức cơ sở Đảng..................................................................62
3.2.2. Xây dựng Đảng bộ Sở vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới..........63
3.3. Văn hóa Lào Cai phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực và mục tiêu
của sự phát triển.................................................................................................66
3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hướng dẫn tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các thiết chế văn hóa ..............................67
3.3.2. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” .................69
3.3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống các dân tộc...........72
3.3.4. Đẩy mạnh chương trình hợp tác, quảng bá văn hóa................................76
3.4. Phong trào thể dục thể thao ngày càng lớn mạnh, thể thao thành tích
cao có những bước phát triển đột phá ...............................................................79
3.4.1. Công tác đầu tư phát triển thể dục thể thao .............................................79
3.4.2. Thể thao quần chúng................................................................................81
3.4.3. Thể thao thành tích cao............................................................................84
3.5. Thương hiệu du lịch Lào Cai đã được định hình, phát triển trong toàn
quốc và vươn tầm quốc tế..................................................................................86
3.5.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch .....................................................86
3.5.2. Cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ khách du lịch ..............................89
3.5.3. Chương trình hợp tác, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch ...................92
3.5.4. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch...............................96
3.5.5. Phát triển các loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch ..............................98
3.5.6. Kết quả hoạt động du lịch......................................................................101
Tiểu kết chương 3............................................................................................104
KẾT LUẬN.....................................................................................................105
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN.................................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................111
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Dịch nghĩa
BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
GĐVH Gia đình văn hóa
HCB Huy chương bạc
HCĐ Huy chương đồng
HCV Huy chương vàng
SVHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
TDTT Thể dục thể thao
UBND Ủy ban nhân dân
VĐV Vận động viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quan niệm Mácxít - Lêninnít, đối tượng của khoa học lịch sử không phải
là những sự kiện riêng lẻ, tách rời khỏi sự phát triển chung, hợp quy luật của xã hội
loài người mà “Đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã
hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc, trong toàn bộ tính thống nhất, tính
phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó” [59, tr.77-78]. Như vậy, khoa học lịch sử
nghiên cứu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa, lịch
sử địa phương,…. Do đó, lịch sử ngành cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu
của khoa học lịch sử.
Văn hóa, thể thao và du lịch là một ngành đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có
những lĩnh vực đóng vai trò trọng yếu như “là động lực của mọi sự phát triển”, “là
ngành kinh tế mũi nhọn”, có tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất
nước nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng. Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Lào Cai luôn là đơn vị dẫn đầu trong số các tỉnh khu vực biên giới phía
Bắc. Các di sản văn hóa Lào Cai được bảo tồn, phát huy và góp phần phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Lào Cai trở thành địa phương đầu tiên và duy nhất trong số các tỉnh ở
miền Bắc có cách làm sáng tạo trong thực hiện bảo tồn văn hóa truyền thống. Thể thao
Lào Cai có mặt tại các đấu trường khu vực và quốc tế, Lào Cai trở thành điểm đến
không thể thiếu trong hành trình của du khách khi đến miền Bắc Việt Nam. Những
thành tựu của văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai rất cần được đi sâu tìm hiểu, nghiên
cứu để có những đánh giá sát thực, đúc rút những bài học kinh nghiệm cho các giai
đoạn tiếp theo.
Mặt khác, việc tìm hiểu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai nhằm
kết nối lại những chặng đường lịch sử của một ngành đa lĩnh vực, để dựng lại bức tranh
lịch sử của ngành từ khi ra đời với từng lĩnh vực riêng lẻ, với những tên gọi khác nhau
đến khi “về chung một nhà”. Qua đó, các thế hệ cán bộ của ngành thấy được truyền
thống vẻ vang của ngành.
Việc nghiên cứu về ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp phần đánh giá
những đóng góp của văn hóa, thể thao, du lịch đối với sự phát triển chung của tỉnh Lào
Cai. Qua đó, giúp cho chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đúc rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo, xây dựng
phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Là giáo viên Lịch sử đang giảng dạy ở trường phổ thông, tôi luôn quan tâm tìm
hiểu những vấn đề lịch sử, văn hóa của tỉnh Lào Cai. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai không những giúp tôi có thêm kiến
thức mà còn trang bị thêm nguồn tư liệu quan trọng khi giảng dạy về văn hóa, lịch sử
địa phương Lào Cai trong trường phổ thông.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lào Cai (1991-2018)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến chủ đề ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991-
2018) đã có một số công trình nghiên cứu, có thể chia làm 02 nhóm:
Những nghiên cứu về Lào Cai, văn hóa, du lịch của Lào Cai
Tác phẩm Hưng hóa phong thổ lục ký của Hoàng Bình Chính (1778) đã khái
quát về lịch sử địa thế, sông núi, thổ sản và phong tục tập quán toàn xứ Hưng Hoá lúc
đó, trong đó có phong tục tập quán của các tộc người ở châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn
(địa phận Lào Cai hiện nay).
Cuốn Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1856) là tập địa chí đầu tiên ghi
chép một cách tỉ mỉ, chi tiết về tỉnh Hưng Hóa xưa (trong đó có tỉnh Lào Cai ngày nay).
Trong mục V của cuốn địa chí, tác giả Phạm Thận Duật đã liệt kê những đình, đền chùa
xây dựng ở địa phận tỉnh Hưng Hóa. Tác giả cũng ghi chú rõ ràng năm xây dựng, các
vị thánh, thần được thờ phụng ở các điểm này. Đây là nguồn tư liệu quan trọng và cần
thiết cho những người làm công tác văn hóa.
Cuốn Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của soạn giả Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm
Văn Thư (1930) đã ghi chép khái quát về tỉnh Lào Cai như vị trí và diện tích, địa hình,
sông ngòi, khí hậu, dân cư, tỉnh lỵ và các châu, sản vật, thương mại, giao thông,... Đặc
biệt cuốn sách có nhắc tới nơi nghỉ mát Sa Pa của Lào Cai.
Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Viễn đông Bác cổ (ban biên tập
gồm Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, Phan Văn Các, Lê Việt Nga,
Dương Thị The) hoàn tất việc dịch, chú thích tác phẩm Đồng Khánh địa dư chí và công
bố phần của 19 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Trong cuốn địa chí này đã mô tả khái
quát các đặc điểm về mặt hành chính, dân cư, ruộng đất, thuế má, sản vật, khí hậu,...của
tỉnh Hưng Hóa (có châu Thủy Vĩ và châu Văn Bàn là địa phận Lào Cai ngày nay).
Cuốn địa chí cũng đề cập đến phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tỉnh Hưng
Hóa, những danh lam thắng cảnh trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cuốn sách Du lịch Lào Cai, Nxb Văn hoá Dân tộc (2000) của nhóm tác giả Trần
Hữu Sơn, Nguyễn Quang Đức, Mã A Lềnh, Đức Đảm, Đoàn Hữu Nam và Đình Dũng,
do Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai xuất bản. Đây là công trình giới thiệu khái
quát quá trình phát triển của lĩnh vực du lịch tỉnh Lào Cai.
Cuốn sách Địa chí Lào Cai khái lược, Nxb Văn hoá Dân tộc (2001), chủ biên
Nguyễn Đức Thăng đã cung cấp những thông tin cơ bản về tỉnh Lào Cai như: diện tích,
dân số, dân tộc, lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh và một số nét về đặc trưng về kinh
tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.
Cuốn sách Lào Cai vận hội mới được Công ty Cổ phần Hợp tác Truyền thông
Việt Nam xuất bản (2005) với sự tham gia của nhiều tổ chức, ban ngành, đoàn thể,
doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuốn sách đã giới thiệu tổng quan
về lịch sử phát triển cũng như tiềm năng, lợi thế của vùng đất Lào Cai.
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch Lào Cai
Cuốn sách Lịch sử Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái (1946-2006) của Sở Thể dục
Thể thao tỉnh Yên Bái đã đề cập đến hoạt động thể dục thể thao (TDTT) Hoàng Liên
Sơn trong những năm sáp nhập 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ (1976-1991). Thể
thao Lào Cai đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp TDTT của tỉnh Hoàng
Liên Sơn.
Cuốn sách 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991 - 01/10/2011), Nxb Công
ty cổ phần In và Thương mại Lào Cai (2011) của nhóm nhiều tác giả là lãnh đạo và
nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai, những nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà
nghiên cứu, nhà văn nhà thơ,…được Báo Lào Cai tổng hợp và xuất bản. Công trình
gồm 4 phần nội dung chính là: Lào Cai - Thành tựu mới, Nỗ lực xây dựng quê hương
Lào Cai, Chặng đường mới, Lào Cai qua tác phẩm. Cuốn sách chính là một nhật ký về
kinh tế, văn hóa, xã hội trong 20 năm xây dựng và phát triển của lãnh đạo và nhân dân
các dân tộc tỉnh Lào Cai.
Cuốn sách Sơ thảo Lịch sử Thể dục thể thao Việt Nam (Nguyễn Văn Hiếu chủ
biên, 2012) có độ dày hơn 500 trang, được chia làm 13 chương đã phản ánh các dấu
mốc, các sự kiện lịch sử của TDTT Việt Nam qua các thời đại, thời kỳ lịch sử từ thời
Vua Hùng dựng nước, đặc biệt là thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã đề cập tới một số
thành tích của thể thao Lào Cai trong sự nghiệp phát triển chung của thể thao nước nhà.
Cuốn sách cũng cho thấy các bài học chính quyết định thành công của TDTT Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
là phải nhận thức rõ mục tiêu của TDTT nước ta vì sức khỏe toàn dân để phục vụ sản
xuất, chiến đấu và đời sống; phải tạo dựng vững chắc các cơ sở nền tảng đảm bảo cho
hoạt động TDTT và tổ chức tốt các hoạt động TDTT, cả TDTT quần chúng và thể thao
thành tích cao.
Cuốn sách Lào Cai 25 năm tái lập, đổi mới, phát triển (1991-2015) - Tầm nhìn
và hành động của Tỉnh ủy Lào Cai (2015) đã khái quát lịch sử Lào Cai, những thành
tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lào Cai sau 25 năm tái lập, trong đó cũng đã
điểm tới thành tựu trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Trên trang https://svhttdl.laocai.gov.vn/ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(SVHTTDL) tỉnh Lào Cai có bài Lịch sử phát triển Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lào Cai (tác giả Trần Hữu Sơn) đã khái quát chặng đường của ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Lào Cai từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 2011 nhưng còn hết
sức sơ lược. Tác giả Trần Hữu Sơn với bài Sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch Lào
Cai sau 20 năm tái lập tỉnh trên trang http://css.hcmussh.edu.vn/ đã điểm qua những
thành tựu văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai từ khi tái lập tỉnh (1991) đến năm 2011.
Tác giả Hoàng Hà với bài viết “Du lịch Lào Cai phất lên nhờ công nghệ thông tin” trên
trang https://ictnews.vn/. Tác giả Hồng Ninh, Cao Hương với bài “Các điểm du lịch tâm
linh thu hút khách du lịch đầu xuân ở Lào cai” trên trang https://bnews.vn/. Tác giả
Quang Minh với bài “Xây dựng Lào Cai dẫn đầu về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
ở khu vực Tây Bắc” trên trang http://www.baolaocai.vn.
Văn hóa, du lịch Lào Cai còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu
luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ. Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương với Luận văn Thạc
sĩ kinh tế chính trị Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai. Tác giả Nguyễn Thị Nhung
với Luận văn Thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo phát triển du lịch giai đoạn 2001
- 2015. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với Luận văn Thạc sĩ Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh
đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương từ 2000 - 2015. Tác
giả Phạm Ngọc Thắng với Luận án Tiến sĩ kinh tế Phát triển du lịch gắn với xóa đói
giảm nghèo ở Lào Cai. Tác giả Vũ Thanh Ngọc với Luận văn Thạc sĩ Du lịch Nghiên
cứu phát triển văn hóa du lịch tỉnh Lào Cai.
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chính
phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, SVHTTDL tỉnh Lào Cai đã ra
các Nghị quyết, xây dựng và ban hành các chương trình, đề án về các lĩnh vực văn hóa,
thể thao và du lịch. Hàng năm, hàng nhiệm kỳ, tỉnh Lào Cai đều có báo cáo, đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
khái quát kết quả đạt được, ví dụ như: Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016-2020 của Tỉnh ủy Lào Cai (Số 03 - ĐA/TU ngày 27/11/2015); Quyết định về việc
phê duyệt Đề án Năm Du lịch Quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai (Số 2572/QĐ-UBND ngày 10/8/2016); Quyết định Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030 của Thủ
tướng Chính phủ (Số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016); Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 của Sở văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lào Cai (Số 192/BC-VHTTDL ngày 01/7/2016); Báo cáo Kết quả thực hiện
Đề án số 8 “Phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” từ năm
2016 đến tháng 6 năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới của Sở văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (Số 157/BC-SVHTTDL ngày 07/6/2019); Báo
cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (Số 148/BCSVHTTDL ngày 28/5/2019),... Những quyết định, đề án, quy hoạch, báo cáo của ngành
là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả sử dụng, kế thừa trong quá trình phân tích, đánh
giá, khái quát trong luận văn.
Như vậy, những công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một khía cạnh nào
đó của văn hóa, thể thao và du lịch Lào Cai hoặc có viết về ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Lào Cai nhưng chỉ ở góc độ hết sức khái quát, sơ lược. Cho đến nay, chưa
có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những nhận xét, đánh giá, đúc rút ra những định
hướng cho công tác văn hóa, thể thao và du lịch ở Lào Cai để tác giả luận văn tiếp thu
và kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong đó,
tác giả tập trung vào nghiên cứu các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh
Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 1991 tới năm 2018, tức là tính
từ thời điểm tỉnh Lào Cai chính thức tái lập đến năm 2018 (SVHTTDL thành lập được
10 năm).