Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngành đóng thuyền ở quảng nam dưới thời nguyễn (từ thế kỉ xvii – nửa đầu thế kỉ xix)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ọ
ƢỜ Ọ Ƣ
Ị Ử
Ó UẬ Ố Ệ Ọ
i
NGÀNH ÓNG THUYỀ Ở QUẢ NAM DƢỚ
Ờ NGUYỄ
( Ừ Ế Ỉ XVII – Ử ẦU Ế Ỉ XIX)
Đà Nẵng, 05/2016
inh viên thực hiện : ê hị òa
Chuyên ngành : ƣ phạm ịch sử
ớp : 12SLS
gƣời hƣớng dẫn : h . guyễn Xuyên
MỤC LỤC
Ở ẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2. ịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4
5. guồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................4
6. óng góp của đề tài..............................................................................................5
7. Bố cục của khóa luận ............................................................................................5
ƢƠNG 1: Ề Ề Ể NGÀNH ÓNG THUYỀ Ở QUẢ NAM RA
Ờ VÀ PHÁT TRIỂN.............................................................................................6
1.1. Vài nét về vùng đất, con ngƣời ở Quảng Nam.................................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................6
1.1.2. Con người Quảng Nam .....................................................................................7
1.2. Sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Quảng Nam dƣới thời guyễn..........9
1.2.1. Kinh tế ...............................................................................................................9
1.2.2. Văn hóa – xã hội .............................................................................................13
1.3. ự ra đời và phát triển của ngành đóng thuyền ở Việt Nam trƣớc thế kỉ
XIX............................................................................................................................14
1.3.1. Từ thời Hùng Vương đến thế kỉ X..................................................................14
1.3.2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI .............................................................................17
1.3.3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ......................................................................21
CHƢƠ G 2: NGÀNH Ó G THUYỀN Ở QUẢ G NAM THỜI NGUYỄN......25
2.1. oạt động đóng thuyền ở Quảng Nam dƣới thời Nguyễn............................25
2.1.1. Hoạt động đóng thuyền ở Quảng Nam ...........................................................25
2.1.2. Nguyên liệu đóng thuyền ................................................................................27
2.1.3. Kĩ thuật đóng thuyền.......................................................................................29
2.1.4. Công cụ dùng để đóng thuyền.........................................................................36
2.1.5. Một số làng nghề đóng thuyền tiêu biểu ở Quảng Nam .................................37
2.1.5.1. Làng mộc Kim Bồng....................................................................................37
2.1.5.2. Làng nghề đóng tàu Tân Phú .......................................................................39
2.2. Các sản phẩm trong nghành đóng thuyền ở Quảng Nam dƣới thời Nguyễn......40
2.2.1. Thuyền nan......................................................................................................40
2.2.2. Thuyền thúng ..................................................................................................40
2.2.3. Ghe bầu ...........................................................................................................44
2.2.4. Ghe câu............................................................................................................48
2.3. Vai trò của ngành đóng thuyền trong đời sống xã hội..................................49
2.3.1. Vai trò đối với kinh tế .....................................................................................49
2.3.2. Vai trò đối với văn hóa – xã hội......................................................................52
2.3.3. Vai trò đối với quân sự....................................................................................55
Ế LUẬ ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢ ......................................................................................59
Ụ LỤC
1
Ở ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
lượng mưa hằng năm cao vào loại nhất nhì thế giới, với lượng mưa trung bình
khoảng 1500 mm, chủ yếu tập trung vào một mùa, nên khi mùa mưa đến, nhiều nơi
bị ngập nước trên diện rộng. Với việc nước ta có hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, bên cạnh đó, biển Đông lại ôm dọc chiều dài đất nước, do đó thuyền bè
là một phương tiện giao thông có quan hệ rất mật thiết với người dân. Chính vì vậy,
nghề đan thuyền, đóng thuyền, đóng tàu bè ở nước ta phát triển rất sớm, đó không
chỉ là phương tiện giao thông chính mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, xã hội và văn hóa của người Việt. Đặc biệt, với người dân vùng sông nước,
thấp trũng, hay các địa phương dọc theo bờ biển thì chiếc thuyền có một vai trò vô
cùng quan trọng.
Là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích trên 10 km², Quảng
Nam có 125 km đường bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến Vũng Quít (bây giờ gọi
theo cách đọc miền bắc là Dung Quất), nước sâu, tàu dưới một chục tấn có thể cập
bến. Đó là những điều kiện mà Quảng Nam, cụ thể là vùng đất Hội An, từ thế kỉ
XVI đã là nơi cập bến của rất nhiều tàu thuyền từ bên ngoài vào buôn bán với Đại Việt
và Hội An trở thành một trong những thương cảng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.
Mặt khác, cùng với biển, điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Quảng Nam
nhiều con sông như: Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,... Những con sông này là một
trong những con đường chính để giao lưu về mọi mặt của đời sống xã hội. Tàu
thuyền ở đây đóng vai trò chủ yếu trên các tuyến đường sông, đường biển để đi lại,
chuyên chở hàng hóa... Để phục vụ những nhu cầu đó, ở Quảng Nam ngay từ rất
sớm đã xuất hiện ngành đóng tàu thuyền và mang những dấu ấn riêng.
Được sự quan tâm và ưu tiên của các chúa Nguyễn mà đặc biệt là của các vua
thời Nguyễn, vào thế kỉ XIX, ngành đóng thuyền ở nước ta nói chung, Quảng Nam
nói riêng đã có những điều kiện để phát triển. Theo lời nhận xét của John White –
một trong những Nxbhàng hải Mỹ đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1820, có dịp
thăm viếng thủy xưởng sau này là Hải quân Công xưởng Sài Gòn: “Người Việt
2
Nam là những Nxbkiến trúc tàu bè, có khả năng kỹ thuật cao nhất, hoàn tất công tác
thật chính xác”. Và ông cũng không tiếc lời ngợi khen những chiếc thuyền có cấu
tạo độc đáo bằng mê tre rất thông dụng là ghe bầu đi buôn hay giống như hải thuyền
của các hải đội Hoàng Sa sử dụng: “Chúng tôi rất kinh ngạc thấy rằng có một số
chiếc trọng tải quá 50 tấn mà có đáy thuyền làm bằng tấm phên tre... được đan sít
sao và gồm có hai phần, mỗi phần tạo thành một bên đáy thuyền nằm dưới cái đai
mạn thuyền. Những bộ phận của loại thuyền này dài hơn, mập hơn những bộ phận
của loại thuyền khác. Người ta có thể tháo rời ra và ráp chúng lại một cách dễ dàng
mà không có gì nguy hiểm. Mặt khác, vì mỗi năm chúng chỉ đi có một chuyến theo
đợt gió mùa thuận lợi, mỗi lần dỡ hàng xong thì chúng được tháo rời ra và đem cất
giữ để tránh thời tiết xấu. Đáy loại thuyền này cũng như đáy các loại thuyền khác
đều có phết loại nhựa dính dầu và vôi, hỗn hợp rất đều, tạo thành một hợp chất dính
rất bền, tuyệt đối không thấm nước và chống lại sự tấn công của các loài sâu hà một
cách hữu hiệu...”.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề đóng thuyền Quảng Nam dưới thời Nguyễn có ý
nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ góp phần hiểu rõ ngành đóng thuyền ở đây mà
còn góp phần hiểu sâu sắc hơn ngành đóng thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn. Đồng
thời ta cũng thấy được rằng mỗi chiếc thuyền là một sản phẩm văn hóa, là sự kết
hợp của nhiều yếu tố khác nhau (bao gồm chức năng sử dụng, kỹ thuật, nguồn
nguyên liệu, môi trường, kinh tế, bối cảnh xã hội hay truyền thống của xã hội), cho
nên, việc nghiên cứu về ngành đóng thuyền cũng góp phần làm rõ được nhiều khía
cạnh của lịch sử như các vấn đề kinh tế, văn hóa, quân sự,... Mặt khác, với tình
hình hiện nay, biển Đông là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, muốn bảo vệ được biển đảo
một cách vững chắc thì bên cạnh việc đấu tranh trên các mặt nước ta cũng phải đẩy
mạnh phát triển tàu thuyền có trọng tải lớn góp phần vào bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, tôi chọn vấn đề “ gành đóng
thuyền ở Quảng Nam dƣới thời Nguyễn (từ thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX)”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. ịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nghiên cứu vấn đề đóng thuyền ở Việt Nam thì đã có một số công trình
nghiên cứu với những mức độ khác nhau và trên những khía cạnh khác nhau. Liên
quan đến đề tài có các công trình sau:
3
J. B. Pietri (1949), Đỗ Thái Bình dịch, Thuyền buồm Đông Dương, Nxb Sài
Gòn. Tác phẩm được viết bởi một Chánh Nha Ngư nghiệp của Nxbnước Đông
Dương, với nhiều năm ở Đông Dương, có điều kiện đi nhiều nơi từ Campuchia phía
Nam, ven suốt toàn bộ bờ biển Việt Nam ngày nay, tới cả một phần nhỏ phía Nam
ven biển Trung Quốc và đảo Hải Nam. Đây là một cuốn sách kĩ thuật. Một mặt,
cuốn sách cung cấp cho ta một số bài viết và minh họa rất trung thực, sáng tỏ giúp
cho các độc giả có thể hiểu được về các loại thuyền cổ xưa của đất nước ta nói riêng
và Đông Dương nói chung. Cuốn sách cũng góp phần giúp cho người đọc thấy
được từng chi tiết của thuyền bè Đông Dương, buồm và dậy nhợ, cách đóng thuyền và
các trang trí phụ trợ. Đặc biệt, cuốn sách cũng có đề cập khá rõ về việc đóng tàu thuyền
ở khác vùng như Bắc Kì, Nam Kì, Trung Kì – An Nam; phương Bắc; Xiêm La,…
Võ Văn Hòe (chủ biên) (2010), Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng,
Nxb Đà Nẵng. Là tập thứ tư trong Tổng tập văn hóa, văn nghệ dân gian đất Quảng,
tác phẩm tập trung giới thiệu các nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng như các
nghề liên quan đến gỗ, mây, tre, dệt, ngư nghiệp,… Trong tác phẩm cũng đề cập
đến việc đóng thuyền, tàu thuyền ở xứ Quảng như đóng tàu ở làng mộc Kim Bồng,
làng nghề đóng tàu Tân Phú, đồng thời cũng đã liệt kê được các loại thuyền có ở
Quảng Nam.
Trần Đức Anh Sơn (2014), Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời
Nguyễn, Nxb Văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm giúp cho
chúng ta có cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong
dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kì đầu của vương thời Nguyễn
(1802-1945), những yếu tố có ảnh hưởng qua trọng đến sự phát triển của ngành
đóng thuyền và hoạt động của tàu thuyền vào thời Nguyễn. Mặt khác, tác phẩm còn
cho ta thấy được sự quan tâm của các ông vua thời Nguyễn đến sự phát triển của
ngành đóng thuyền và tàu thuyền, sự phát triển được thể hiện ở chỗ rất nhiều xưởng
đóng tàu ra đời với rất nhiều thợ giỏi, quy mô, chủng loại và số lượng tàu thuyền,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và hoạt động kinh tế.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào nghiên cứu những vấn
đề chung mà chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đóng thuyền ở
Quảng Nam. Tuy nhiên, những công trình trên đó là cơ sở quan trọng để tôi dựa vào
để nghiên cứu vấn đề của mình.