Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nét đặc sắc trong chùm thơ văn cảnh của Tuy Lý Vương
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
136.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1887

Nét đặc sắc trong chùm thơ văn cảnh của Tuy Lý Vương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008

12

NÉT ĐẶC SẮC TRONG CHÙM THƠ VĂN CẢNH CỦA TUY LÝ VƯƠNG

Ngô Thị Thu Trang (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)

1. Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh (1820 – 1897) tự Khôn Chương và Quý Trọng,

hiệu là Tĩnh Phố và Vi Dã. Ông là con thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng, mẹ là bà Tiệp dư

Lê Thị Ái. Miên Trinh từ nhỏ đã tỏ ra thông minh sáng dạ, có năng khiếu văn chương. Trong con

mắt người đương thời, Tuy Lý Vương là mẫu mực về đạo đức cao khiết. Ông là người toàn vẹn cả

về đức và tài. Tài năng của ông nổi tiếng và được xếp vào hàng những người hay thơ nhất thời đó.

Hơn nữa ông còn là một người hết lòng phò vua giúp nước, một người suốt đời chỉ chuyên tâm với

sách vở mà không màng phú quý danh lợi. Chính vì lẽ đó mà cho đến nay, người ta vẫn nhắc đến tên

tuổi ông với niềm yêu kính. Tuy Lý Vương được mệnh danh là “Ông hoàng thơ”. Tài thơ văn của

ông đã được ca ngợi qua hai vế đối sau:

Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán,

Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường.

(Văn chương như của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì văn chương thời Tiền Hán

cũng không còn ý nghĩa, Thơ đạt đến như của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì làm mất

hẳn tiếng thơ hay thời Thịnh Đường)

Mười hai tuổi bắt đầu làm thơ, mười ba tuổi đã có tiếng là thơ hay. Sách “Đại Nam liệt

truyện” có lời nhận xét về ông: “Vương là người hiếu hữu thành thực, bình sinh không thích gì,

chỉ lấy sách vở làm vui, học càng sâu rộng, có tiếng là văn thơ hay” 1. Ông đã để lại cho nền văn

học nước nhà khối lượng tác phNm khá đồ sộ, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (nhưng chữ Hán là

chủ yếu). Hầu hết các sáng tác của Tuy Lý Vương được tập hợp trong bộ “Vi Dã hợp tập”. Bộ

sách này gồm cả thơ và văn, cả thảy mười hai quyển (tổng cộng có khoảng 142 bài văn, 695 bài

thơ). Thơ văn của ông được làm theo nhiều thể loại khác nhau và ở thể loại nào cũng hết sức

nhuần nhuyễn. Với tài năng và những đóng góp của mình, Tuy Lý Vương xứng đáng có được vị

trí cao trên văn đàn, thi đàn thời Nguyễn. Cho đến nay, một số tác phNm của ông đã bước đầu

được quan tâm dịch chú như Nam cầm khúc, Nữ Phạm diễn nghĩa từ, bài đề tựa Tĩnh Phố thi tập,

bài bia Tiên mẫu Lê Tiệp dư thần đạo biểu… Trong cuốn “Thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh” (Trần

Như Uyên, Sở VHTT Huế, 1992) và “Tổng tập văn học Việt Nam” - Tập 16 (PGS. Phan Văn Các

chủ biên, Nxb KHXH, 2004), các tác giả đã chọn dịch được một số bài thơ trong “Vi Dã hợp tập”.

Cũng có không ít bài viết đề cập đến thơ văn của ông như “Tuy Lý Vương và tác phNm Nam cầm

khúc”(Bửu Cầm), “Nữ Phạm diễn nghĩa từ” (Bửu Cầm), “Tìm hiểu Vi Dã hợp tập” (Lê Nguyên

Lưu), “Về bài tự tự trong Tĩnh Phố thi tập của Miên Trinh” (Nguyễn Đình Phức)… Nhà nghiên

cứu Nguyễn Đình Phức đã đưa ra nhận định: “Quan điểm của Miên Trinh về thơ ca là quan điểm

tiến bộ, nó trả về cho thi ca giá trị nghệ thuật đích thực, có tác dụng rất lớn trong việc thúc đNy

sáng tác, tạo đỉnh cao của thi ca chữ Hán trong giai đoạn này” 2. Như vậy giá trị các tác phNm của

Tuy Lý Vương đã được khẳng định. Thế nhưng chúng tôi nhận thấy rằng còn rất nhiều thơ văn

của ông chưa được chuyển dịch sang tiếng Việt hiện đại và giới thiệu rộng rãi, trong đó có chùm

thơ “Văn cảnh”. Sở dĩ chúng tôi chú ý đến chùm thơ này là vì nó nằm trong số ít những bài thơ thể

hiện thái độ và suy nghĩ của một ông hoàng triều Nguyễn đối với sự kiện trọng đại của đất nước:

nước ta bị bọn thực dân xâm lược. Việc nghiên cứu chùm thơ này sẽ góp phần làm rõ thêm những

nét đặc sắc trong thơ Miên Trinh đồng thời cũng cho chúng ta biết thêm, hiểu thêm về nhân cách

và tài năng của một trong những nhà thơ hoàng tộc xuất sắc thế kỷ XIX – nhà thơ Tuy Lý Vương.

2. “Văn cảnh” là chùm thơ viết bằng chữ Hán gồm ba bài nằm trong bộ “Vi Dã hợp tập”. Qua

chùm thơ này Vi Dã tiên sinh đã gửi gắm những tâm sự, những mong ước của mình trước tình cảnh đất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!