Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nếp cũ - Tiết tháo một thời - Tinh thần trọng nghĩa Phương Đông
PREMIUM
Số trang
238
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1880

Nếp cũ - Tiết tháo một thời - Tinh thần trọng nghĩa Phương Đông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo hợp đồng sử dụng tác phẩm 2004-2015.

5

Tiết tháo một thời

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Như bạn đọc đã biết, nhằm gìn giữ một góc di sản văn hóa

của dân tộc, sau các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam mà Nhà

xuất bản Trẻ mua quyền sử dụng trọn đời một số tác phẩm

biên khảo về lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa, nghi lễ

của tác giả Toan Ánh cũng được Nhà xuất bản Trẻ thực hiện

quyền khai thác, sử dụng có thời hạn theo hợp đồng đã kí từ

năm 2004 gồm hơn 20 tựa sách đã được xuất bản từ trước

1975 hoặc dưới dạng bản thảo viết tay mà sinh thời ông đã

tận tụy gởi gắm tấm lòng của một nhà nghiên cứu ghi chép

và phổ biến lại những nếp xưa được lưu truyền từ thế hệ này

sang thế hệ khác. Trong số này đến nay Nhà xuất bản Trẻ đã

xuất bản được 6 tựa sách trong Bộ sách Phong tục. Đầu năm

2010, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục in ấn và phát hành các tựa

gồm: Hương nước hồn quê; Trong họ ngoài làng; Tiết tháo

một thời; Trẻ em chơi.

“Tiết tháo một thời” là tập sách nằm trong Bộ “Nếp

cũ”, gồm nội dung cả hai cuốn sách đã được in độc lập

trước đây là Tiết tháo một thời và Tinh thần trọng nghĩa

phương Đông. Qua những câu chuyện kể về cảnh, về người,

Toan Ánh

6

về những sự việc xảy ra ở thời xưa cũ, tác giả muốn đề

cao tiết tháo và nghĩa khí của người xưa, với tất cả sự kính

trọng và niềm luyến tiếc: “Những người muôn năm cũ, hồn

ở đâu bây giờ?”

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ...?

VŨ ĐÌNH LIÊN

Toan Ánh

10

NGƯỜI VÀ CẢNH

Người là mấy cụ Cử, cụ Đồ, chán đời tranh cạnh, quanh

năm sống với rượu với thơ, với quân cờ, với chồng sách cũ,

với những vế câu đối đầy chua chát, mỉa mai, với những áng

văn phong phú thanh cao đầy thi vị.

Người còn là những nhà võ thuật đã gác kiếm cung để sống

an nhàn vì không muốn đem bán rẻ tài ba, phụng sự cho áo

cơm mà quên đại nghĩa. Đôi khi những nhà võ thuật ấy nhớ

lại một đường gươm cùng dăm ba bạn hữu, cùng đồng ý kiến,

cùng xứng tài năng, dưới trăng thanh đi lại vài đường kiếm, rồi

cùng nhau hoặc chép miệng thở dài cho thời thế, hoặc ngạo

mạn cười đời coi vũ trụ nhỏ không bằng chén rượu sủi tăm.

Những văn nhân, những võ tướng ấy có người chỉ uống

rượu để mà say, say đảo điên, say túy lúy, nhưng muốn tỉnh

lúc nào thì vẫn tỉnh; có người chỉ quên đời bằng chồng sách,

gặp vài trang xứng ý lại ngâm nga có khi thâu đêm suốt sáng,

có người lại chỉ thích ngao du hết nơi này qua nơi khác, để

gặp lại bạn đồng thời, đồng thanh, đồng khí để uống một chén

rượu, để ăn một bữa cơm, để nói một câu chuyện, để rồi lại

đi tìm người bạn khác, lại uống rượu, lại ăn cơm, lại nói vài

câu chuyện tâm đầu; có người chỉ mải mê gõ đầu vài đứa trẻ

11

Tiết tháo một thời

tuy biết ngày một ngày hai, rồi những đứa trẻ này cũng sẽ từ

bỏ giấy bản bút lông để theo đòi chữ Pháp; có người không

bao giờ vui, ít cười, ít nói, chỉ thở dài chép miệng, kẻ tầm

thường không ai hiểu căn cớ vì đâu; có người cười không biết

mỏi, thấy chuyện cười mà cười, thấy chuyện thảm cũng cười.

Mỗi người mỗi nết, mỗi nết mỗi lạ, mỗi lạ mỗi khác thường.

Còn cảnh? Ấy là những gian nhà lá xiêu vẹo, ấy là những

nơi chùa cổ, ấy là những âm thanh vắng. Phải cảnh ấy mới

hợp cùng người ấy.

Người ấy giá có lạc lõng ra nơi phồn hoa đô hội, chắc hẳn

người đời phải cho là kỳ quan.

Cảnh ấy giá đem đặt một người đang mải ganh đua, mang

nặng mộng công hầu và chắc hẳn người đó phải tự cho mình

lạc đến cõi hoang vu.

Cảnh phải xứng người cũng như người cần hợp cảnh mới

ngạo mạn nổi thế nhân! Ai biết cho thì biết! Ai không biết

muốn bảo là ngông là cuồng cũng được!

Toan Ánh

12

NHỮNG ĐÔI CÂU ĐỐI

Hồi Tôn Dật Tiên chết, nhà chí sĩ Phan Bội Châu có đôi

câu đối viếng:

“Bắc dĩ loạn nhi trị, Nam dĩ trị nhi vong, anh hùng

trường hận.

“Ngã đương tử tắc tồn, quân đương tồn tắc một,

tạo hóa hà tâm.

Trung Quốc loạn mà bình, Việt Nam bình mà mất,

hận anh hùng bao nguôi được.

Tôi đáng chết mà còn, Ngài đáng còn mà mất,

lòng tạo hóa nỡ sao đang.

Đôi câu đối ấy cũng như biết bao đôi câu đối khác đã làm

rung động biết bao tấm lòng yêu nước. Nghĩ mình muốn

nói, nói chẳng nên lời, muốn viết, viết không ra chữ, nay

bỗng đọc được những dòng đầy cảm khái, những dòng ấy

nói hộ mình, viết hộ mình thử hỏi con người trí thức ai là

không xúc động?

Thì cụ đồ Hải người làng Xuân Mỹ cũng như trăm nghìn

bậc lão nho khác đã lấy làm hả dạ khi biết tâm can người

Việt được bộc lộ bởi một người Việt tới năm châu. Đôi câu

13

Tiết tháo một thời

đối ấy phải chăng là phản ánh cái ý muốn, nếu không là của

toàn dân nước Việt, là ít nhất cũng là phản ảnh cái ý muốn

của toàn thể những bậc túc nho.

Sau những cuộc thất bại của Đông Kinh Nghĩa Thục, từ

ấy đến nay, cụ đồ Hải chỉ đành ngậm hờn sống một cuộc đời

bình thản bên ngoài, nhưng bão táp bên trong.

Thôi thúc bởi tiếng gọi của quê hương, cụ đồ cũng như

biết bao đồng chí khác, toan nghiến răng xoay lại cục thế

ngả nghiêng, nhưng tài người có hạn mà vận nước đang suy,

hết thất bại này đến thất bại kia, cụ đồ đành cam tâm sống

ngậm ngùi thúc thủ ở quê nhà.

Cụ đồ ngày đêm làm bạn cùng vài ba bậc lão nho khác,

khi chén rượu khi cuộc cờ, khi bài phú, nhưng cái thứ ưa

nhất là câu đối.

Cụ khảo cứu sưu tầm câu đối cũ, cụ soạn câu đối mới.

Trong làng, trong tổng, trong huyện, trong tỉnh và có khi cả

ngoài tỉnh, rất nhiều người mến tài cụ. Việc hiếu, việc hỷ, ai

đến xin câu đối cụ, cụ cũng vui lòng nghĩ giúp, viết giùm.

Tuy vậy không phải là ai muốn xin câu đối cụ cũng cho đâu.

Cụ thường nói: “Tôi thà hạ bút trên giấy giúp cho người có

liêm sỉ còn hơn viết trên lụa cho lũ giá áo túi cơm!”

Nói đến chuyện câu đối, cụ đọc ra rất nhiều, đôi câu đối

cổ kim và rất nhiều ý nghĩa.

Thuật truyện về ông Lê Quý Đôn sang sứ Tầu, gặp ngày

Lễ Thọ, vua Tầu sai sứ thần các nước đều làm câu đối mừng.

Trong các câu đối mừng, đôi câu đối của sứ Việt Nam được

tặng khen là hay nhất:

Ngũ bách niên tảo ứng thánh nhân sinh, Nhị Thủy,

Hoàng Hà nhất sắc.

Thiên vạn tải dục cầu thiên tử thọ, Tản Viên,

Thái Lĩnh đồng thanh.

Toan Ánh

14

“Năm trăm năm sớm ứng điều sinh thánh, sông Nhị,

sông Hoàng một sắc”.

“Nghìn vạn tải muốn mong thiên tử sống, núi Tản,

núi Thái đồng thanh”.

Cụ đồ Hải, mỗi lần đọc xong mỗi câu đối ông đều nói:

“Đấy có phải là hay không. Người Tầu cũng phải nhận là

hay. Nhưng nhận ra có điều hơi xấc. Xấc ở chỗ Nhị Hà và

Tản Viên đứng trên Hoàng Hà và Thái Lĩnh. Đấy người xưa

như thế đấy. Đi sứ mà trong một tiệc mừng cũng như trong

những trường hợp khác, bao giờ cũng lấy quốc thể làm trọng,

khiến Bắc quốc phải khiếp phục Việt Nam”. Rồi cụ chép

miệng nói thêm: “Còn thời bây giờ nghĩ đến mà thêm ngán.

Chúng nó chỉ cần nốc rượu cho đầy, miếng bánh cho ngon,

nịnh hót cho khéo, còn quốc thể hay nhân cách con người

chúng coi rẻ không bằng hạt tấm. Người ta có chửi ngay vào

mặt chúng, chúng cũng chỉ dạ dạ vâng vâng, cốt ăn cho đầy

tễ, cho đầy mồm.”

Việt Nam vẫn nước Việt Nam

Thịnh suy chuyển biến biết làm sao đây!

Bình sinh cụ đồ Hải rất ghét bọn đang học cũ mà bỏ theo

mới. Cụ cho bọn này là thiếu thủy chung. Chẳng thà, bọn

trẻ mới lớn lên vô phúc không được biết đến đạo thánh hiền,

chúng đi học chữ Pháp đã đành, đằng này đã được khai tâm

theo lễ giáo, còn bỏ dở xoay ngang, thử hỏi còn gì đáng chê

trách cho bằng. Thế là quên cả lề lối của cương thường Đông

Á. Còn nhớ, một ông Phán con một cụ Tú đã qua đời, đến

xin cụ câu đối, cụ viết cho:

Quân ân, thần khả báo

Phụ nghiệp, tử năng thừa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!