Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nền tảng kinh tế vĩ mô và tài khoản vãng lai - Nghiên cứu thực nghiệp tại các quốc gia ASEAN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN THẮNG
NỀN TẢNG KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA
ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn “Nền tảng kinh tế vĩ mô và Tài khoản vãng lai:
Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia ASEAN” là nghiên cứu của tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2016
NGUYỄN XUÂN THẮNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên
từ gia đình, giảng viên hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn tới
những người đã đi cùng tôi đến tận hôm nay.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Võ Hồng Đức.
Một người Thầy luôn theo sát, động viên, hướng dẫn và đốc thúc tôi hoàn thành luận
văn này. Thầy đã giúp tôi hình thành ý tưởng, cung cấp các tài liệu, sửa từng câu chữ,
từng dấu chấm, dấu phẩy cũng như cách trình bày khi tôi thực hiện luận văn này.
Thầy đã khai sáng và giúp tôi vượt qua các giới hạn mà bản thân nghĩ rằng sẽ không
vượt qua được. Ngoài ra, Thầy còn là người “Bạn” luôn chia sẻ những niềm vui hay
những kinh nghiệm hay trong cuộc sống, và là hình mẫu thành công mà tôi hướng
tới.
Và tôi cũng xin gửi lời biết ơn tới Cha và Mẹ tôi, hai đấng sinh thành đã nuôi
dưỡng và dạy dỗ tôi từ thuở ấu thơ, nếu không hiện tại tôi không là gì cả. Tôi cũng
xin chân thành cám ơn các Cô, Dì, Cậu, Mợ đã động viên, khích lệ, tài trợ tôi khi lựa
chọn con đường này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo ở đại học Mở TP Hồ
Chí Minh đã giảng dạy, truyền tải kiến thức hết sức nhiệt tình. Tôi xin cám ơn các
bạn trong lớp ME7A đã đồng hành cùng tôi trong các ngày tháng học tập mệt nhọc
nhưng vui vẻ và ấm áp. Ngoài ra, tôi xin gởi lời cảm ơn đặc biệt tới nhóm gồm những
người Anh và những người Bạn đã hỗ trợ nhiệt tình khi sử lí số liệu cũng như khi
chạy mô hình.
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và lượng hóa các nhân tố tác
động đến thâm hụt cán cân vãng lai của các các quốc gia ASEAN trong giai đoạn
2000-2014, bằng cách sử dụng phương pháp liên thời kỳ đến cán cân vãng lai và kỹ
thuật FGLS cho toàn bộ dữ liệu của 8 quốc gia ASEAN. Cách tiếp cận này được thực
hiện theo ba hướng. Thứ nhất, các nhân tố đại diện cho nền tảng kinh tế vĩ mô của
một quốc gia được lựa chọn trên cơ sở nền tảng của kinh tế học vĩ mô. Thứ hai, các
nhân tố thường được sử dụng trong các nghiên cứu định lượng trước nhằm giải thích
sự thay đổi trong cán cân vãng lai. Thứ ba, sự kết hợp giữa các nhân tố tác động đến
tài khoản vãng lai (bao gồm các nhân tố thuộc nền tảng kinh tế vĩ mô và các nhân tố
được sự dụng nhiều trong các nghiên cứu định lượng) được sử dụng trong nghiên cứu
này nhằm mục đích xem xét, đánh giá và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân
tố đến tài khoản vãng lai của một quốc gia.
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá các định nghĩa về nền kinh tế vĩ mô, các yếu tố
sau được xem xét là các yếu tố quan trọng nhất cấu thành trong nền tảng kinh tế vĩ
mô của một quốc gia: (i) Tổng sản lượng (tỷ lệ tăng GDP thực), (ii) Lạm phát; (iii)
Lãi suất, (iv) Thất nghiệp, và (v) Cung tiền M2. Trên phương diện nghiên cứu định
lượng, các nhân tố như Quy mô ban đầu của tài sản nước ngoài ròng, Độ mở thương
mại, Tỷ giá hối đoái thực, Đầu tư (FDI), Yếu tố nhân khẩu, Thu nhập thường được
sử dụng, bên cạnh một số nhân tố cấu thành nên nền tảng kinh tế vĩ mô của một quốc
gia.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Tăng trưởng GDP thực, Lạm phát, Lãi suất,
Thất nghiệp, Cung tiền M2 sẽ có tác động tiêu cực đến tài khoản vãng lai. Kết quả
nghiên cứu cũng thể hiện rằng các yếu tố thuộc nền tảng kinh tế vĩ mô tác động tới
tài khoản vãng lai mạnh hơn so với các nhân tố thường được sử dụng trong các nghiên
cứu định lượng nếu chúng được xem xét kết hợp trong cùng một mô hình.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được có liên quan đến các nhân tố tác động
đến mức độ thặng dư hay thâm hụt cán cân vãng lai cho các quốc gia ASEAN trong
giai đoạn từ 2000 đến 2014, một số đề xuất mang tính hàm ý chính sách nhằm cải
thiện tình trạng cán cân vãng lai Việt Nam trong giai đoạn sắp tới là cần thiết.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU..............................................................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4
1.5 Kết cấu dự kiến của luận văn .............................................................................4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ....................................5
2.1 Các khái niệm.....................................................................................................5
2.1.1 Các quốc gia Đông Nam Á........................................................................5
2.1.2 Kinh tế vĩ mô..............................................................................................9
2.1.3 Nền tảng kinh tế vĩ mô .............................................................................10
2.1.4 Cán cân thanh toán..................................................................................13
2.2 Lý thuyết về phương pháp tiếp cận liên thời kỳ cán cân vãng lai....................18
2.3 Các nghiên cứu trước .......................................................................................20
v
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................28
3.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28
3.2 Xử lý dữ liệu nghiên cứu..................................................................................28
3.3 Phương pháp ước lượng hồi quy ......................................................................28
3.4 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng .......................................................29
3.5 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................34
3.6 Giả thiết nghiên cứu .........................................................................................37
3.7 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................38
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................39
4.1 Thống kê mô tả các biến...................................................................................39
4.2 Phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu..............42
4.2.1 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập...................................46
4.2.2 Tương quan giữa các biến độc lập ..........................................................47
4.3 Phân tích phương sai của sai số và sự tương quan của sai số ..........................48
4.4 Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu...........................................................50
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu............................................................................51
4.5.1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực ....................................................................51
4.5.2 Lạm phát ..................................................................................................51
4.5.3 Độ sâu tài chính.......................................................................................52
4.5.4 Lãi suất ....................................................................................................52
4.5.5 Tỷ lệ thất nghiệp ......................................................................................52
4.5.6 Yếu tố nhân khẩu .....................................................................................52
vi
4.5.7 Độ mở thương mại...................................................................................53
4.5.8 Quy mô ban đầu tài sản ròng nước ngoài ...............................................53
4.5.9 Thu nhập tương đối..................................................................................54
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................56
5.1 Kết luận ............................................................................................................56
5.2 Khuyến nghị .....................................................................................................57
5.3 Hạn chế.............................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................61