Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nền dân trị Mỹ
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
909.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1813

Nền dân trị Mỹ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI DẪN NHẬP

Trong những ngày lưu trú  ở  Hoa Kỳ, giữa những cái mới lạ  hấp dẫn,

chẳng có thứ gì đập mạnh vào mắt tôi hơn là sự bình đẳng của những điều

kiện. Tôi có thể khám phá chẳng khó khăn gì ảnh hưởng kỳ diệu của sự kiện

căn bản này đến tiến trình của toàn bộ xã hội. Nó đem lại một định hướng

tinh thần nhất  định cho công chúng, tạo một dáng vẻ  nhất  định cho luật

pháp. Nó đem lại cho người cầm quyền những châm ngôn xử thế mới mẻ và

đem lại cho người bị cai trị những tập quán đặc thù.  

Tôi sớm nhận ra rằng, sự kiện ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến những tập tục

chính trị và luật pháp, và nó còn tác động không kém phần đến xã hội dân

sự lẫn chính quyền. Nó tạo ra dư luận, nó làm nảy sinh các tình cảm, nó tạo

ra các tập quán và cải biến những gì không do nó tạo ra.

Vậy là, càng nghiên cứu xã hội Mỹ, tôi càng nhìn thấy nhiều hơn sự bình

đẳng của những điều kiện là sự kiện tạo sinh (le fait générateur) hầu như đã

đẻ ra từng sự kiện riêng rẽ, và tôi không ngừng bắt gặp lại điều ấy trước mắt

tôi như một trung tâm điểm từ đó mọi quan sát của tôi đều quy tụ vào.

Thế rồi tôi suy nghĩ trở về với bán cầu của chúng ta và tôi thấy dường

như ở châu Âu cũng có cái gì đó tương tự với cái khung cảnh đang diễn ra

trước mắt tôi  ở Tân thế giới. Tôi nhìn thấy sự  bình  đẳng của những  điều

kiện, tuy không đạt tới tột cùng giới hạn như ở Hoa Kỳ, song từng ngày lại

vẫn tiến gần hơn tới trình độ đó. Và tôi cảm thấy cái nền dân trị ấy, là cái đã

ngự trị xã hội nước Mỹ rồi, thì ở châu Âu nó đang tiến nhanh tới chỗ thành

một quyền lực hẳn hoi.

Từ phút giây đó hình thành trong tôi ý tưởng viết nên cuốn sách mà mọi

người sẽ đọc.  

Một cuộc đại cách mạng dân chủ đang diễn ra nơi chúng ta đang sống.

Mọi người đều nhìn thấy nó, nhưng mọi người chẳng hề có cùng chung cách

xét đoán nó. Có những người coi nó như một sự vật mới, và do họ xem nó

như chuyện ngẫu nhiên nên đã hy vọng vẫn còn có thể ngăn chặn được nó.

Còn có những người khác lại coi hiện tượng đó là không thể cưỡng lại nổi,

60 NỀN DÂN TRỊ MỸ

vì với những người này, đó hình như là sự kiện liên tục nhất, xưa cũ nhất và

thường trực nhất được mọi người bắt gặp trong lịch sử.

Tôi muốn trở lại một chút với cái nước Pháp bảy trăm năm trước: nước

Pháp bị đem chia chác trong một nhúm nhỏ các gia đình có đất đai trong tay

và cai trị nhân dân. Khi ấy, cái quyền ra mệnh lệnh được chuyển giao từ thế 

hệ này sang thế hệ khác cùng với các di sản kế thừa. Con người chỉ có một

phương tiện duy nhất tác động lên kẻ khác, đó là sức mạnh. Con người chỉ 

thấy một nguồn gốc duy nhất của sức mạnh, đó là tài sản đất đai.

Rồi còn đây nữa quyền lực chính trị của giới tăng lữ, mới được lập nên

song sớm sẽ mở rộng. Giới tăng lữ mở cửa cho mọi người, cho cả người giàu

lẫn người nghèo, cho cả người bần dân cũng như cho bậc vua chúa. Thông

qua Nhà thờ, sự bình đẳng bắt đầu thâm nhập vào giữa lòng chính quyền,

và những người nông nô từng sống lay lắt trong một chế độ nô lệ vĩnh cửu,

nay trong tư cách giáo sĩ lại đứng giữa các nhà quý tộc, và có lắm khi còn

ngồi bên trên các vị quân vương.  

Cùng với thời gian, xã hội càng trở nên văn minh hơn và ổn định hơn,

thì các mối quan hệ đủ kiểu giữa người với người càng trở nên phức tạp

hơn và nhiều lên. Nhu cầu phải có các luật lệ dân sự càng ngày càng nổi

rõ. Thế là xuất hiện những vị pháp gia. Những người này bước ra từ trong

lòng các tòa án còn ít người biết đến và từ những văn phòng thư lại chật

hẹp và bụi bặm, những người này rồi sẽ có chỗ ngồi ở nơi triều chính của

bậc quân vương, ngồi hẳn bên cạnh các công hầu phong kiến trên người

mang đầy gia huy và kiếm sắc.

Các ông vua thì phá sản trong những công chuyện to tát; các nhà quý tộc

thì lụn bại trong những cuộc chiến tranh riêng tư; những người bần dân trở 

nên giàu có trong công việc bán bán buôn buôn. Ảnh hưởng của đồng tiền

bắt  đầu dậy mùi trong các công chuyện Nhà nước. Thương thảo là một

nguồn mới mở đường đi tới quyền lực, và các nhà tài chính trở thành một

thế lực chính trị vừa bị khinh rẻ vừa được nịnh bợ.

Dần dần ánh sáng tỏa lan đi. Con người bắt đầu thấy trỗi dậy nỗi thèm

văn chương nghệ thuật. Trí óc khi đó trở thành một yếu tố thành đạt. Khoa

học là một công cụ cai trị, trí khôn thành một lực lượng xã hội, và người có

học xông vào mọi công việc.  

Khi con người tìm được những con đường mới để đi tới quyền lực, thì cái

giá trị dòng dõi cũng bị hạ thấp. Vào thế kỷ thứ XI, đẳng cấp quý tộc là một

giá trị không sao lường nổi. Đến thế kỷ thứ XIII thì người ta có thể mua tước

Trích sách Nền dân trị Mỹ, Alexis de Toqueville, tái bản lần thứ I năm 2008

Bản tiếng Việt © 2006 NXB Tri thức và Phạm Toàn

LỜI DẪN NHẬP 61

quý tộc. Năm 1270 là lần đầu tiên có chuyện “quý tộc mua”, và thế là chính

tầng lớp quý tộc đã du nhập quyền bình đẳng vào trong chính quyền.

Trải qua bảy trăm năm, đôi khi cũng xảy ra việc những nhà quý tộc trao

quyền lực chính trị cho nhân dân để đấu tranh chống lại quyền lực của nhà

vua hoặc để tranh giành quyền lực với những phe thù nghịch.

Nhiều khi cũng thấy các ông vua đưa các tầng lớp thấp của đất nước vào

trong guồng máy chính quyền nhằm hạ thấp tầng lớp quý tộc.

Ở Pháp, các ông vua tỏ ra là những người hăng hái nhất và kiên  định

nhất trong số  những người bình  đẳng hóa các giá trị  xã hội. Khi nào có

nhiều tham vọng và mạnh, các ông  ấy vẫn tìm cách nâng nhân dân lên

ngang vị trí những người quý tộc. Và khi nào ôn hòa hoặc yếu kém, các vị 

đó cho phép nhân dân có vị trí cao hơn họ. Có những người đã giúp cho nền

dân trị bằng tài năng của mình, có những người giúp bằng tật xấu của họ.

Louis XI và Louis XIV tìm mọi cách làm cho bên dưới ngai vàng của mình

mọi sự đều ngang bằng với nhau, và cuối cùng thì chính Louis XV cùng với

triều đình mình cũng bị lẫn vào trong cát bụi.

Khi các công dân bắt  đầu có  đất  đai theo cách khác với kiểu thái  ấp

phong kiến, khi sự giàu sang bằng động sản được thừa nhận và có thể tạo

ảnh hưởng, đem lại quyền lực, khi ấy nếu như không tạo ra vô vàn yếu tố 

bình đẳng mới mẻ giữa con người với nhau, con người sẽ chẳng còn tìm

tòi sáng tạo nổi trong nghệ thuật, chẳng còn có thể hoàn thiện công việc

mậu dịch và kỹ nghệ. Kể từ thời khắc ấy, mọi phương tiện được phát lộ,

mọi nhu cầu mới sinh sôi, mọi ước vọng đòi hỏi được thỏa mãn, tất cả đều

tạo nên những bước tiến dẫn  đến sự  bình  đẳng bình quyền toàn diện.

Thích cái sang trọng xa xỉ, yêu chuyện chiến chinh, sống trong lòng các

mốt thời trang luôn luôn mới, những đam mê thuộc loại hời hợt nhất cũng

như sâu sắc nhất của trái tim người, chúng dường như đều cùng vào hùa

với nhau để làm cho người giàu thì nghèo đi và người nghèo thì giàu lên.

Kể từ khi lao  động trí óc trở thành nguồn sức mạnh và giàu sang, con

người phải coi mỗi bước tiến của khoa học, mỗi tri thức mới, mỗi ý tưởng lạ,

đều là mầm quyền lực trong tầm tay mọi con người. Thi ca, hùng biện, trí

nhớ, cái duyên của trí tuệ, ngọn đuốc nóng của tưởng tượng, chiều sâu của

tư duy, mọi điều thiên bẩm vẫn được ban phát ngẫu nhiên đó đều có lợi cho

nền dân trị, và ngay cả khi những năng lực ấy nằm trong tay kẻ đối thủ, thì

chúng cũng vẫn phục vụ cho nền dân trị vì nó làm nổi bật được tầm cao lớn

tự nhiên của con người. Và những chiến công của con người cũng trải rộng

62 NỀN DÂN TRỊ MỸ

ra cùng với những chiến công của nền văn hiến và khai sáng, còn văn

chương thì trở thành một kho vũ khí mở ra cho tất thảy mọi con người, nơi

những kẻ yếu hèn và những người nghèo khó hằng ngày tới chọn vũ khí

cho mình.

Đọc từng trang sử của chúng ta, có thể nói là ta không thấy một sự kiện

lớn nào trong bảy trăm năm qua mà lại không làm lợi cho quyền bình đẳng.

Các cuộc thập tự chinh và những cuộc chiến tranh của người Anh đã làm

các nhà quý tộc chết như ngả rạ và làm cho lãnh địa của họ bị chia cắt. Việc

lập ra các công xã du nhập nền tự  do dân chủ  vào ngay trong lòng nền

chuyên chế phong kiến. Việc phát minh vũ khí nóng làm quân bình kẻ tiện

dân và nhà quý tộc trong chiến trận. Ngành  ấn loát đem lại những nguồn

hiểu biết ngang nhau cho trí khôn của họ. Ngành bưu điện đem ánh sáng tới

tận bậu cửa túp lều kẻ hèn và đến tận cổng lâu đài kẻ sang. Đạo Tin lành

bảo vệ quan điểm mọi con người đều tìm thấy lối đi dẫn tới thiên đường.

Nước Mỹ, nơi tự tìm thấy mình, đem trưng ra cả ngàn con đường mới mẻ,

và đưa lại giàu sang cùng quyền lực cho kẻ phiêu lưu tăm tối.

Nếu như bắt đầu từ thế kỷ XI bạn quan sát những gì xảy ra ở nước Pháp

từng năm chục năm một, thì cứ đến cuối mỗi kỳ đó, bạn sẽ nhận thấy ngay

trong xã hội có xảy ra một cuộc cách mạng kép. Kẻ quyền quý đã bị hạ một

nấc thang xã hội và người bần dân lại leo lên một nấc, kẻ xuống, người lên.

Cứ mỗi nửa thế kỷ lại khiến hai bên xích lại với nhau, và chẳng mấy chốc hai

bên đứng sát bên nhau.

Và điều này không phải chuyện đặc biệt xảy ra ở nước Pháp. Ta đưa mắt

nhìn ra bất kỳ phía nào thì cũng thấy cùng một kiểu cách mạng đó đang tiếp

diễn trong khắp thế giới Ki Tô giáo.

Khắp nơi ta đều thấy những sự  cố đủ kiểu xảy ra trong cuộc sống con

người và thảy đều có lợi cho nền dân trị. Mọi con người đều đem sức mình

giúp rập cho các sự  cố  ngẫu nhiên  đó: có cả  những con người  đuổi theo

thành công trước mắt, và có cả  những con người không hề  nghĩ  cách lợi

dụng chúng. Có những con người  đấu tranh  để  chúng xảy ra, và có cả 

những con người tuyên bố là kẻ thù của những sự cố đó. Tất cả đều bị xô

đẩy nhộn nhạo theo cùng một đường hướng, kẻ miễn cưỡng người vô tình,

tất cả đều là những công cụ mù quáng trong tay Chúa.

Sự phát triển dần từng bước của quyền bình đẳng là một sự kiện mang

tính chất thiên  định. Sự  kiện  đó có những nét chính như  sau: nó diễn ra

khắp nơi, nó bền vững lâu dài, từng ngày một nó  đều tuột khỏi mọi sức

Trích sách Nền dân trị Mỹ, Alexis de Toqueville, tái bản lần thứ I năm 2008

Bản tiếng Việt © 2006 NXB Tri thức và Phạm Toàn

LỜI DẪN NHẬP 63

mạnh của con người, và mọi sự kiện cũng như mọi con người đều đã phục

vụ cho sự phát triển của quyền bình đẳng ấy.  

Liệu có là khôn ngoan không khi tin rằng một phong trào xã hội đến từ 

xa xôi chừng nấy lại có thể bị một thế hệ đình hoãn nó? Liệu có còn ai nghĩ 

rằng, sau khi đã thủ tiêu được chế độ phong kiến và đã đánh bại các vua

chúa, nền dân trị  sẽ lui bước trước những thị dân và những kẻ lắm tiền?

Liệu ngay bây giờ nó có ngừng lại khi nó đã mạnh đến thế và đối thủ của nó

thì đã yếu đi đến thế?

Chúng ta đang đi về đâu vậy? Không ai có thể trả lời được cả. Vì chúng

ta thiếu những yếu tố so sánh: ngày nay trong những người Ki Tô giáo các

điều kiện  đã  đồng  đều hơn rất nhiều, như  chưa từng thời nào  được thấy,

như chưa từng được gặp ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới. Vậy là tầm lớn

lao của cái đã hình thành ngăn cản ta tiên đoán cái gì còn có thể tiếp diễn.

Toàn bộ  cuốn sách mọi người sẽ  đọc  đây  đã  được viết ra bằng cái  ấn

tượng như thể một sự kinh hoàng mang màu sắc tín ngưỡng trong tâm hồn

tác giả, kẻ chính mắt mình nhìn thấy cuộc cách mạng không gì cưỡng lại nổi

kia đã tiến bước suốt bao thế kỷ, qua biết bao trở ngại, và ngay bây giờ đây

ta vẫn còn thấy nó tiến bước giữa những hoang tàn đổ nát do nó gây nên.

Không nhất thiết Chúa cứ phải lên tiếng thì chúng ta mới nhận ra những

dấu hiệu nào đó về ý chí của Ngài. Chỉ cần xem xét con đường quen thuộc

của thiên nhiên và thiên hướng liên tiếp của các sự kiện là đủ. Chẳng cần

Đấng sáng tạo lên tiếng, tôi vẫn biết rằng các thiên thể đang đi theo những

con đường cong do ngón tay Ngài vạch ra trong không gian.  

Nếu như những quan sát lâu dài và những suy tư chân thành đã dẫn con

người thời nay đến chỗ nhận ra rằng sự phát triển lên từng bước của quyền

bình  đẳng vừa là quá khứ  vừa là tương lai của lịch sử  con người, thì chỉ 

riêng khám phá này là đủ để khiến cho sự tiến lên đó mang tính chất thiêng

liêng của ý chí Ngài. Muốn ngăn chặn nền dân trị thì cũng giống như đấu

tranh chống lại chính Chúa Trời, vì thế mà các dân tộc chỉ còn một việc là

thích nghi với trạng thái xã hội đã được Thiên Hựu (Providence) áp đặt cho.

Tôi cảm thấy các quốc gia Ki Tô giáo ngày nay dường như đã cho ta thấy

một cảnh tượng ghê gớm. Sự vận động cuốn hút họ đã khá mạnh để không

còn có thể ngăn nó lại, và nó cũng chưa đạt tốc độ đủ cao để con người có

thể tuyệt vọng vì thấy mình không đủ sức chèo lái nó: số phận họ đang nằm

trong tay họ, nhưng sớm muộn thì số mệnh  đó cũng tuột khỏi tay họ mà

thôi.

64 NỀN DÂN TRỊ MỸ

Giáo dục về nền dân trị, tìm mọi cách để làm sống dậy các niềm tin của

con người, thanh lọc tập tục,  điều chỉnh các vận động,  đem khoa học của

công việc thay thế dần dần tình trạng thiếu kinh nghiệm, đem tri thức thực

sự bổ ích cho con người thay thế cho những bản năng mù quáng, làm cho

cách điều hành thích nghi với thời gian và nơi chốn, biến cải cách điều hành

đó theo cảnh huống của con người: ngày nay đó là nghĩa vụ đầu tiên đặt ra

cho những ai đang điều khiển xã hội.

Cần phải có một khoa học chính trị mới mẻ dành cho một thế giới hoàn

toàn mới.

Nhưng còn đây là điều ta chưa nghĩ được bao nhiêu: ta đang ở giữa dòng

chảy xiết, ta chăm chăm nhìn vào những mảnh vỡ vẫn còn thấy trên bờ, và

trong lúc đó dòng chảy cuốn và đẩy chúng ta chạy giật lùi về vực thẳm.

Không có dân tộc nào ở châu Âu được cuộc đại cách mạng xã hội như 

vừa mô tả làm cho đạt được những bước tiến nhanh hơn dân tộc chúng ta

[Pháp]. Nhưng cuộc cách mạng ấy vẫn chỉ luôn luôn là ngẫu nhiên mà thôi.  

Chẳng khi nào những người đứng đầu đất nước chịu suy tính chuẩn bị 

trước cho cuộc cách mạng  ấy; công cuộc  đó xảy ra ngoài ý muốn của họ 

hoặc diễn ra mà họ không hề hay biết. Các giai cấp mạnh nhất, thông minh

và đạo đức nhất của đất nước chẳng hề tìm cách giành lấy cuộc cách mạng

xã hội đó để rồi điều khiển nó. Và thế là nền dân trị đã được bỏ mặc cho các

bản năng hoang dại. Nền dân trị lớn lên như những em bé thiếu bàn tay mẹ 

cha chăm sóc, chúng tự nuôi dưỡng mình mà lớn lên trên các phường phố 

thị thành, và chúng chỉ biết đến xã hội qua các thói hư tật xấu và cảnh khốn

cùng. Con người dường như đang còn nhắm mắt làm ngơ, thì Dân chủ bất

ngờ  phục kích chiếm quyền. Khi  ấy, mỗi con người liền nô lệ  tuân phục

từng mảy may  ước muốn của nó. Con người tôn thờ nó như là hình  ảnh

tượng trưng cho sức mạnh. Tiếp  đó khi nó suy yếu  đi vì những  điều quá

trớn do chính nó tạo ra, khi đó các nhà lập pháp bèn nghĩ ra cái dự án bất

cẩn tìm cách thủ tiêu nó thay vì chăm sóc nó và sửa  đổi nó. Không có ý

muốn dạy cho nó cách điều hành Nhà nước, các nhà lập pháp chỉ nghĩ tới

chuyện dồn đuổi nó ra khỏi bộ máy chính quyền.

Kết quả là cuộc cách mạng dân chủ diễn ra trong phần vật chất của xã hội

mà vẫn không tạo ra được sự đổi thay trong luật pháp, trong tập tục, trong

nếp sống và hành vi, cái đổi thay tất yếu để cho cuộc cách mạng đó trở nên

hữu ích. Và chúng ta có Dân chủ, nhưng lại ít có cái phần để làm giảm các

thói hư tật xấu và làm lộ ra những ưu thế tự nhiên của Dân chủ. Thế rồi, khi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!