Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nckh Anh Huong Cua Kols Den Viec Mua Hang Truc Tuyen Cua Sinh Vien .Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
`
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN TÂY BAN NHA
--------o0o--------
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ảnh hưởng của KOLs đến việc mua hàng trực tuyến trên
các sàn thương mại điện tử trong nước của sinh viên
khóa 2021 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2022)
GVHD: Nguyễn Thị Lệ Danh sách thành viên nhóm 11:
1. Nguyễn Khánh An – 2157070058 (nhóm trưởng)
2. Hồ Phú Ngân – 2157070087
3. Nguyễn Phạm Xuân Mai – 2157070081
4. Trịnh Lê Tâm Như – 2157070095
5. Lê Xuân Quyên - 2157070096
`
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Tổng quan đề tài tình hình nghiên cứu ...............................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:....................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................4
5. Cơ sở nghiên cứu: Các lí thuyết về tâm lí khách hàng ......................................5
6. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8
8. Đóng góp của đề tài .............................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 11
Chương 1: Mối tương quan giữa KOLs và việc quyết định mua sắm của sinh viên
khóa 2021 Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thủ Đức..................................................................11
1.1. Những điều cần biết về KOLs......................................................................11
1.2. Điều kiện về công nghệ và sự ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 khiến
người tiêu dùng toàn quốc và các bạn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh tiếp cận các sàn
thương mại điện tử ..................................................................................................18
1.3. Tính hữu ích của việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử..........22
1.4. Mối liên hệ giữa KOLs và việc lựa chọn mua sắm của sinh viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. ........................................................................................................................23
`
Chương 2: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc mua hàng trực tuyến khi
sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Thủ Đức tiếp cận các hình thức quảng bá sản
phẩm của KOLs..........................................................................................................26
2.1. Ảnh hưởng tích cực của việc mua hàng trực tuyến khi sinh viên tiếp cận
các hình thức quảng bá sản phẩm của KOLs.......................................................26
2.2. Thực trạng về mối quan tâm KOLs và các yếu tố tác động đến quyết định
mua sắm trên các trang thương mại điện tử của các sinh viên...........................30
2.3. Ảnh hưởng tiêu cực của việc mua hàng trực tuyến khi sinh viên khóa 2021
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh tiếp cận các hình thức quảng bá sản phẩm của KOLs.................36
2.4. Mức độ rủi ro khi sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh quyết định mua hàng trực tuyến
qua KOLs .................................................................................................................39
2.5. Kết luận và khuyến nghị ..................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 47
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ DỊCH THUẬT............................................ 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 49
`
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hình thức mua hàng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ và trở thành trào lưu trong
cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thông qua các trình duyệt, ứng dụng mua
sắm. Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng giai
đoạn 2016-2019 là khoảng 30%. Vì lý do đó, quy mô Thương mại Điện tử bán lẻ hàng
hóa, dịch vụ tiêu dùng đã tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11.5 tỷ USD năm 2019.
Năm 2020, thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, Thương mại Điện tử của Việt Nam tăng
trưởng khoảng 15%, đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD. Năm 2021,Theo báo cáo của Bộ
Công Thương, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7
tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Thương
mại điện tử được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2022 cũng như
giai đoạn tiếp theo tới năm 2025 (VECOM, 2021).
Người tiêu dùng thuộc Thế hệ Gen Z đã trở thành nhóm khách hàng tiềm năng hấp
dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn quốc do số lượng ngày càng tăng và được dự đoán sẽ
thống trị toàn bộ thị trường trong tương lai. Thế hệ Gen Z ở Việt Nam chiếm tỉ lệ khoảng
1/7 tổng dân số, tương đồng hơn 14,4 triệu người (VNETWORK, 2020). Do lớn lên trong
thời đại công nghệ thông tin, những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của Thế hệ Gen
Z là điện thoại di động và Internet. Khi các phương tiện truyền thông xã hội trở thành một
phần thiết yếu trong cuộc sống thì họ sử dụng các công cụ này cho mục đích khác nhau
như kết nối bạn bè và gia đình, cập nhật những gì đang xảy ra xung quanh. Đáng chú ý
hơn, nhiều người đã tận dụng các nền tảng mạng xã hội để bày tỏ ý kiến, niềm tin của
mình và tường thuật các hoạt động hằng ngày. Vì mức độ ảnh thưởng từ các kênh truyền
thông xã hội ngày càng phổ biến, nên từ đó hình thành nên hình thức marketing thường
được các công ty, nhãn hàng ngày nay áp dụng đó là sử dụng hình ảnh của KOLs. Do
những KOLs có một lượng theo dõi khổng lồ đến từ những người trẻ nên họ thường có
`
2
sức ảnh hưởng cực kỳ to lớn lên người tiêu dùng thuộc Thế hệ Gen Z. Theo một kết quả
của một bài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của KOLs” từ “Cộng đồng khảo sát trực tuyến
InfoQ.vn”, có tới 50,69% người thường xem hình ảnh và đọc status của KOLs ; 63,36%
người thường xem livestream của họ trên Instagram, Facebook, TikTok,.. ; 46,53% tìm
kiếm thông tin review từ các KOLs trước khi mua sản phẩm nào đó. Ngoài ra, lợi thế lớn
nhất của KOLs đó là họ có sự tin tưởng từ công chúng nhiều hơn bất cứ kênh quảng cáo
nào khác. Vì những lý do trên, quảng bá sản phẩm thông qua KOLs trở thành một hình
thức marketing phổ biến cho giới trẻ thuộc Gen Z ngày nay.
Và sinh viên hiện nay là phần lớn đều thuộc Thế hệ Gen Z trong kỷ nguyên Internet,
không chỉ thấu hiểu và nắm bắt nhanh nhạy, năng động với công nghệ mà còn sẵn sàng
mua sắm vì tương đối tự do về chi tiêu sẽ trở thành nhóm khách hàng mũi nhọn của loại
hình mua sắm này.
Dù đã có một số nghiên cứu và bài báo nói về sự tác động của KOLs như thế nào lên
quyết định mua hàng của người tiêu dùng trên toàn quốc cũng như trên toàn thế giới
(“Key Opinion Leaders’ Influences in the Chinese Fashion Market” - Yushan Zou and
Fanke Peng, 2019; “Với giới trẻ tại Việt Nam, ‘influencer’ tạo ra sức ảnh hưởng tương
tự các kênh truyền thông khác” - Xuân Bách, 2019). Nhưng những nghiên cứu và bài báo
này vẫn chưa nói rõ cụ thể về đối tượng là các sinh viên đang theo học ở các trường đại
học.
Đối tượng mà nhóm chúng tôi hướng đến là sinh viên khóa 21 từ tỉnh/thành phố khác
đăng ký nhập học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh khu vực Thủ Đức. Phần lớn sinh viên khóa 21 là sinh viên năm
nhất lần đầu sống xa nhà, tạm trú tại trọ hoặc ký túc xá, có nhu cầu sắm sửa nhiều nhưng
chưa thông thạo đường đi và nhiều yếu tố khác đã thúc đẩy xu hướng mua sắm các dịch
vụ hoặc sản phẩm thiết yếu chuyển sang hình thức online. Mà trong khoảng thời gian gần