Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Năng lực thấu cảm của sinh viên khoa điều dưỡng và khoa y tế công cộng tại trường cao đẳng kỹ thuật y tế ii – tp đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
813.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1260

Năng lực thấu cảm của sinh viên khoa điều dưỡng và khoa y tế công cộng tại trường cao đẳng kỹ thuật y tế ii – tp đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƯ P M

KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Năng lực thấu cảm của sinh viên Khoa iều Dưỡng và

khoa Y Tế Công Cộng tại Trường Cao ẳng Kỹ Thuật

Y Tế – TP à Nẵng

Sinh viên thực hiện : ỗ Thị ải

Chuyên ngành: Tâm lý iáo dục

Người hướng dẫn : Nguyễn Thị Trâm Anh

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

2

P ẦN . MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội thì đời

sống của con người ngày còn được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh đó là sự biến đổi đầy

phức tạp của môi trường tạo nên sự lo âu trong tinh thần và việc xuất hiện nhiều nhân tố

gây nên bệnh tật, do đó nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của con người ngày còn cao.

Điều này còn nói lên vai trò và trách nhiệm quan trọng, cao cả của những y, bác sỹ trong

công tác chăm sóc sức khỏe, đòi hỏi mỗi người y, bác sỹ không chỉ phải có kiến thức,

được đào tạo chuyên môn vững vàng, mà còn có đầy đủ các phẩm chất nghề nghiệp.

Một trong những phẩm chất cần có trong công tác chăm sóc sức khỏe cho con người của

những người thầy thuốc đó là là thấu cảm (Empathy).

Như chúng ta đã biết, nghề thầy thuốc được tôn vinh là một nghề cao quý nhất

trong các nghề. Đối với mỗi người thầy thuốc luôn tự hào với câu nói đã trở thành

phương châm của mỗi y, bác sỹ trong công việc:“Lương y phải như từ mẫu”. Mỗi

sinh viên ngành y không chỉ là một nhà trí thức tương lai, mà còn là một y - bác sỹ,

điều dưỡng tương lai. Do đó, đối với sinh viên ngành y, giỏi y thuật là chưa đủ, còn

phải có đầy đủ các phẩm chất cần có. Trong đó thấu cảm (Empathy) là một phẩm chất,

năng lực thiết yếu. Các y bác sỹ tương lai, trong quá trình học tập bên cạnh việc chuẩn

bị cho mình những kiến thức vững vàng, cần phải hình thành được các phẩm chất biết

đồng cảm, thông cảm và đảm bảo khả năng thấu hiểu được thế giới bên trong của

người khác.

Công việc của người thầy thuốc sẽ không hiệu quả nếu như thiếu đi nhiệt tình

để hiểu thế giới nội tâm của người bệnh và sự thông cảm với tâm tư sâu xa, thiếu đi

khả năng thâm nhập vào những khó khăn và sự thầm kín của người bệnh. Vấn đề đặt

ra, đòi hỏi người thầy thuốc phải đặt mình vào vị trí của người bệnh để hiểu được đằng

sau nỗi đau của bệnh tật còn có nỗi khổ tâm nào, những tâm tư suy nghĩ gì. Và chính

thấu cảm (Empathy)- sự thông cảm, đồng cảm, “thâm nhập” vào thế giới xúc cảm của

người bệnh mà người thầy thuốc cố gắng tận tâm, tận tình, nâng cao hiệu quả chăm

sóc và điều trị của mình và ngay bản thân người bệnh cũng cảm thấy được chia sẽ,

thấu hiểu, an tâm hơn khi được chăm sóc. Nhờ vậy mối tương giao thầy thuốc - bệnh

3

nhân trở nên đằm thắm hơn, truyền thông sẽ hiệu quả hơn, có sự hợp tác tốt hơn giữa

thầy thuốc và bệnh nhân.

Ngoài ra, đối với mỗi người dù ở thời đạị nào cũng vậy. Khi đến khám chữa

bệnh, người bệnh luôn mong muốn và cần được quan tâm ở cả phương diện nỗi đau

(bệnh tật) và nỗi khổ (cuộc sống), đặc biệt là các bệnh nan y điều người bệnh cần là

nhận được sự tận tâm, sự đồng cảm, sự yêu thương quan tâm săn sóc tận tình. Bác sĩ

Ignacio Chavez từng nói rằng: “Thầy thuốc là một con người cúi xuống một con người

khác, có gì cho nấy, đem lại một chút khoa học nhưng thật nhiều tình thương”. Bên

cạnh đó hiện nay, khi khoa học y học ngày càng tiến bộ, nhiều kỹ thuật mới ra đời,

thậm chí có khả năng thay thế bác sĩ, chẩn đoán bệnh tật, cho y lệnh chính xác. Người

thầy thuốc được dạy để biết sử dụng các máy móc tân kỳ, dần dần có khuynh hướng

chạy theo kỹ thuật, lệ thuộc máy móc và qua đó cũng lạnh lùng, máy móc, "khoa học",

và khoảng cách con người với con người càng xa nhau, con người càng lạc lõng giữa

những cỗ máy vô hồn.

Trong các nghiên cứu của C. Rogers, ông đã nêu các phẩm chất nhân cách cần

thiết của con người trong công việc của con người: Tiếp nhận người khác, thấu cảm và

tính đồng nhất [1]. Ông cho rằng con người ta cần phải đối xử với nhau thật tế nhị, cởi

mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau [2].

Từ những tính cấp thiết trên, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu của mình là “Năng

lực thấu cảm của sinh viên Khoa Điều Dưỡng và khoa Y Tế Công Cộng tại Trường

Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II – TP Đà Nẵng”.

2. 2. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu khả năng thấu cảm của sinh viên ngành y.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thấu cảm cho sinh viên tại

trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II – TP Đà Nẵng.

3. ối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng: Năng lực thấu cảm của sinh viên tại trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế

II – TP Đà Nẵng.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên tại trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II – TP Đà

Nẵng.

3.3. Khách thể khảo sát: Trên 300 sinh viên tại trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II –

TP Đà Nẵng.

4

3.4. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II – TP Đà Nẵng.

- Thời gian: Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 01/ 2013 đến tháng

05/ 2013.

- Phạm vi nghiên cứu của vấn đề: Mức độ năng lực thấu cảm của sinh viên Khoa Điều

Dưỡng và Khoa Y tế Công Cộng, tại Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Tế II – TP Đà

Nẵng được thể hiện qua các kênh và mặt biểu hiện.

4. iả thuyết khoa học

Năng lực thấu cảm của sinh viên trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y tế II – TP Đà

Nẵng phần lớn ở mức độ trung bình và thấp được thể hiện rõ ràng thông qua các kênh

và các mặt biểu hiện của thấu cảm.

5. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về khả năng thấu cảm của sinh viên.

- Tìm hiểu các mức độ khả năng thấu cảm của sinh viên

- Đưa ra một số khuyến nghị để từ đó nâng cao khả năng thấu cảm cho sinh viên.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

a. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các công trình nghiên cứu, tài liệu liên quan, trên cơ sở đó phân tích,

tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá thông tin thu được để làm sáng tỏ cơ sở lý luận,

các khái niệm công cụ của đề tài.

b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trắc nghiệm

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5

P ẦN : NỘ DUN N ÊN CỨU

Chương 1: C SỞ L LU N CỦA VẤN Ề N ÊN CỨU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề năng lực thấu cảm

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Thấu cảm là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lý học. Trong

khoa học tâm lý, vấn đề này được nghiên cứu tích cực và xem xét ở các khía cạnh

khác nhau:

B. Dintêy lần đầu tiên sử dụng tính thấu cảm trong phương pháp sơ khai của

khoa học về tinh thần, sau đó trong ngẫu hứng của các công trình nghiên cứu quá trình

lịch sử ông đã mang nó vào thực nghiệm.

Phát triển ý tưởng này, K. Ia-spia (1913) đã đưa khái niệm thấu cảm vào trong

công trình nghiên cứu của mình và công nhận vai trò của tính thấu cảm trong tâm lý.

Trong công trình của Freud (1905), sử dụng khái niệm “thấu cảm” với nghĩa là

hiểu biết xuất phát từ hai người, trao đổi với nhau bằng những câu chuyện.

Một loạt các nhà nghiên cứu khác (A.G. Kovalov và T. Shibutanhi) xem xét

thấu cảm như là “giao tiếp trí tuệ” , có nghĩa là thấu hiểu cuộc sống bên trong của con

người.[10].

Đứng trên quan điểm của tâm lý học nhân văn mà tiên phong là nhà tâm lý học C.

Rogers. Khi nói đến các phẩm chất cần thiết của con người trong công việc với con

người, ông đã đề cập tới 3 phẩm chất, đó là: biết tiếp nhận người khác, khả năng thấu

cảm và tính nhất quán. Đứng trên lập trường của nhà trị liệu trong phương pháp lấy

thân chủ làm trọng tâm, ông đã đi sâu nghiên cứu về thấu cảm. Ông đưa ra quan điểm

về thấu cảm của nhà trị liệu: Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực giác

được bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm

thấy được những gì thân chủ nhìn thấy và cảm thấy. Từ một tầm nhìn “từ bên ngoài”,

những hành vi của thân chủ thường có vẻ như phi lý, tự hủy hoại, gian xảo, ái kỷ, cứng

nhắc, trẻ con, vị kỷ... Tuy nhiên, theo một góc nhìn “từ bên trong” những hành vi ấy

lại thường có những “ý nghĩa” theo cách thức mà thân chủ đang trải nghiệm về thế

giới xung quanh. Ông mô tả thấu cảm là “bước vào thế giới cảm thụ riêng của người

kia và trở thành hoàn toàn là “người nhà” trong đó. Nó gắn liền với sự nhạy cảm –

từng phút giây – đối với những trạng thái tâm cảm đang chuyển biến không ngừng

6

trong con người ấy, đối với nỗi sợ, cơn giận, nỗi xao xuyến, sự bất an hay bất cứ điều

gì người ấy đang cảm nghiệm. [11].

Ngoài ra, Nguyễn Thị Trâm Anh còn có công trình nghiên cứu về định hướng

thấu cảm như một thành phần quan trọng của thích ứng nhân cách của sinh viên

chuyên ngành tâm lý được đăng trong tạp chí trường Đại học tổng hợp (Đại học quản

lý). Matxcơva, 2009. Số 6, tr.81– 83).

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay nước ta cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy

nhiên vấn đề “sự thấu cảm” chỉ được đưa ra nhưng chưa thực nghiên cứu sâu:

Trong báo cáo chuyên đề Tâm lý tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân tại

bệnh viện nhi đồng 2 của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã đưa ra vấn đề thấu cảm của nhân

viên y tế đối với bệnh nhân. [12], [13]

Nghiên cứu “Thấu cảm”- phẩm chất quan trọng của nhà giáo - Hội thảo đổi mới

quản lý, nâng cao chất lượng ĐT, 11.20

Hội thảo chuyên đề quốc tế về tính toán thấu cảm (IWEC) 2011, tại Trường Đại

Học Hà Nội. Hội thảo chuyên đề này giới thiệu, phổ biến và thảo luận các kết quả

nghiên cứu hàng đầu và các vấn đề về hệ thống nhúng và mạng cảm biến, về xử lý tín

hiệu kỹ thuật số, về giao diện máy tính và người dùng thích ứng và áp dụng đối với

các vấn đề phát triển các hệ thống tính toán thấu cảm; Tính toán thấu cảm là một công

cụ phần mềm cho phép một hệ thống nhận biết ngữ cảnh để hiểu được trạng thái của

con người, cảm xúc trong chia sẻ thông tin.

Ngoài ra, có nhiều bài báo, các tài liệu viết về phẩm chất thấu cảm trong quản

lý và kinh doanh: Nhà lãnh đạo và khả năng thấu cảm; Kỹ năng thấu cảm của nhà quản

lý; Dạy nghề phát triển nông thông thiếu sự thấu cảm…[13]

2. Lý luận chung về năng lực thấu cảm

2.2. Khái niệm năng lực và năng lực thấu cảm

2.2.1. Khái niệm năng lực

Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên

cứu tích cực. Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Văn Lý và Lê Quang sơn: Các vấn

đề về năng lực có lịch sử nghiên cứu từ lâu và cho đến nay còn chưa giải quyết đến tận

cùng. Tâm lý học (TLH) về năng lực có thể chia thành các lĩnh vực sau: 1) Tlh phát

7

triển năng lực, Tâm – sinh học phát triển năng lực, 3) TLH đại cương năng lực 4)

TLH sai biệt năng lực 5) TLH chẩn đoán năng lực.[7]

Trong TLH hiện đại, năng lực được xác định như các đặc điểm tâm lý – cá thể

quyết định sự thành công việc thực thi hoạt động hoặc một loạt hoạt động, không đem

lại tri thức về thói quen, kỹ xảo nhưng đảm bảo sự dễ dàng và nhanh chóng việc học

những phương thức và các thủ pháp mới về hoạt động.

Trong đề tài chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực của Nguyễn Quang Uẩn: “

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của

một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả”.

* Cấu trúc của năng lực:

Năng lực bao gồm những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt. Trong

đó, năng lực là tổ hợp độc đáo những thuộc tính của cá nhân, là sự kết hợp của nhiều

thuộc tính cá nhân với nhau. Những thuộc tính của cá nhân bao gồm cả những đặc

điểm tâm lý ( tư duy, trí tuệ, các đặc điểm của trí nhớ, chú ý, tưởng tượng, cảm

xúc,…) và có những đặc điểm giải phẫu sinh lý ( những đặc điểm của hệ thần kinh, cơ

bắp,…). Có thể nói gần như toàn bộ thuộc tính của cá nhân đều giúp cá nhân thực hiện

hoạt động. Nói như vậy không có nghĩa năng lực là toàn bộ những thuộc tính của cá

nhân mà chỉ có những thuộc tính phù hợp với yêu cầu của hoạt động và trực tiếp góp

phần làm cho hoạt đoạt động đó đạt kết quả cao.

Năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với tri thức, kĩ năng, kỹ xảo. Để phát triển một

năng lực nào đó thì con người cần có tri thức , kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Nhưng cũng

cần nhớ rằng, năng lực chỉ có quan hệ chặt chẽ với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chứ không

phải là một . Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chưa phải là đã có năng lực. Trong cấu trúc

của năng lực có mặt cả các phẩm chất tâm lý cá nhân như các đức tính, thái độ, cảm

xúc, tính cách,…

Giống với cấu trúc trên, trong công trình nghiên cứu “A Competency – Based

model for developing human resource professionals”, (2005) đề xướng một mô hình

có tính công cụ trong xác định cấu trúc của năng lực cụ thể. Năng lực cụ thể ( tiêng

Anh – competency) hay năng lực thực hiện, còn được gọi là năng lực chuyên môn

nghề nghiệp hoặc năng lực hành nghề, được cấu trúc từ 3 thành phần và cũng được thể

hiện qua bộ 3 các tiêu chí. Đó là 1) kiến thức (knowledge), 2) Kỹ năng (Skill) và 3)

các phẩm chất cá nhân (Traits).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!