Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở
MIỄN PHÍ
Số trang
88
Kích thước
420.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1847

Nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế chung của thế giới trong giai đoạn hiện nay là hội nhập để phát

triển, hoạt động thương mại quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia xuất hiện là biểu

tượng đặc trưng cho quá trình hội nhập đó. Hòa chung với xu thế đó, Việt Nam

đã tham gia nhiều tổ chức, liên minh: ASEAN (1995), WTO (2007)… và thiết

lập quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Trong xu thế của quá trình

hội nhập, một đòi hỏi mang tính bắt buộc được đặt ra là tất cả các doanh nghiệp

phải công khai hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cho các bên quan

tâm, để qua đó tận dụng mọi nguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trình

hội nhập. Và dịch vụ kiểm toán đã hình thành, phát triển một cách mạnh mẽ ở

Việt Nam trong những năm gần đây, một phần để đáp ứng đòi hỏi khách quan

đó. Do mới hình thành, lại phải đáp ứng một lượng rất lớn khách hàng với những

yêu cầu phong phú và đa dạng, nền kiểm toán Việt Nam phải không ngừng học

hỏi và tự hoàn thiện mình để có thể đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và từ đó hội

nhập với mặt bằng chung của các nền kiểm toán mạnh trên thế giới. Đặc biệt

việc nâng cao chất lượng kiểm toán được các công ty kiểm toán đặt lên hàng

đầu, và việc đảm bảo chất lượng bằng chứng kiểm toán là một điều tất yếu. Với

tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán, chúng em đã chọn đề tài: Nâng cao

việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm

toán độc lập ở Việt Nam.

Nội dung đề tài gồm ba phần:

Phần một: Những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán và các kỹ

thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Phần hai: Thực trạng áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm

toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Phần ba: Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng các kỹ thuật thu

thập bằng chứng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam

1

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Qua đây, chúng em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Đinh

Thế Hùng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này.

Trong quá trình thực hiện, do thời gian và khả năng có hạn, bài viết

của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận

được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đọc để bài viết của chúng em được

hoàn thiện hơn.

2

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Phần I

Những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật

thu thập bằng chứng kiểm toán

1.1. Những vấn đề cơ bản về bằng chứng kiểm toán

1.1.1. Bằng chứng kiểm toán

1.1.1.1. Khái niệm

Kiểm toán tài chính ra đời với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về

các bảng khai tài chính- tạo niềm tin cho các bên hữu quan, quan tâm đến các

thông tin tài chính của đơn vị. Để thực hiện được chức năng đó của kiểm toán

thì KTV phải đưa ra được những ý kiến kết luận kiểm toán hợp lý, chính xác

và kịp thời. Và cơ sở cho việc đưa ra các ý kiến kết luận ấy chính là các bằng

chứng kiểm toán.

Theo từ điển tiếng Việt: Bằng chứng là người, vật, việc dùng để chứng

tỏ một sự việc là có thật. Ví dụ những bằng chứng chứng minh một người vô

tội, có tội…

Theo VSA số 500: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin

do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin

này KTV hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các

tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ

những nguồn khác.

Theo ISA số 500: Bằng chứng kiểm toán chỉ tất cả các thông tin mà

chuyên gia kiểm toán thu được để đưa ra các kết luận, dựa trên đó hình thành

nên ý kiến của mình. Các thông tin này bao gồm các tài liệu chứng từ và các

tài liệu kế toán hỗ trợ cho báo cáo tài chính; các thông tin này xác minh cho

những thông tin có từ các nguồn khác.

3

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Theo các khái niệm trên, bằng chứng kiểm toán bao gồm cả thông tin

nhân chứng và vật chứng mà KTV thu thập được làm cơ sở cho nhận xét của

mình về BCTC được kiểm toán. Bằng chứng là những minh chứng cụ thể cho

những kết luận kiểm toán. Như vậy, cùng với những kết luận kiểm toán thể

hiện trong báo cáo kiểm toán, bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt

động kiểm toán. Và bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm

toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho người quan tâm.

Cũng từ VSA số 500 thì bằng chứng có tính đa dạng, nó có thể là:

những thông tin bằng văn bản, thông tin bằng lời nói, các chứng từ sổ sách,

các biên bản kiểm kê, giấy xác nhận của khách hàng…

1.1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của bằng chứng kiểm toán

Thực chất của hoạt động kiểm toán tài chính là quá trình thu thập và

đánh giá các bằng chứng kiểm toán và các BCTC của một tổ chức kinh tế cụ

thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp của các báo cáo

này với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Bằng chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyết

định của KTV về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu

tố quyết định độ chính xác và rủi ro trong ý kiến của KTV.

Sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc

thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Như vậy, việc

thu thập bằng chứng của KTV có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thành bại

của một cuộc kiểm toán.

VSA số 500 có quy định: KTV và công ty kiểm toán phải thu thập đầy

đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình

về BCTC của đơn vị được kiểm toán.

4

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

ISA số 500 có viết: Chuyên gia kiểm toán phải thu thập các bằng chứng

kiểm toán đủ và thích hợp để đi đến các kết luận hợp lý mà căn cứ trên đó,

chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán của mình.

Qua đó, ta có thể rút ra rằng:

+ Việc đánh giá, phân tích và nhận định số lượng bằng chứng kiểm toán

với các khoản mục và nghiệp vụ trọng yếu là rất quan trọng, vì trong điều kiện

hạn chế cả về thời gian, chi phí và nguồn lực thì việc thu thập toàn bộ các bằng

chứng kiểm toán gần như là điều không thể- mặt khác, ta cũng phải cân đối giữa

thời gian, chi phí, nguồn lực với kết quả của cuộc kiểm toán.

+ Đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toán

nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát,

đánh giá chất lượng hoạt động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của KTV.

Từ đó có thể có các chính sách về nhân sự, về lương, bổng… phù hợp…

1.1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thật đa dạng: nó có thể là nhân chứng, là vật

chứng, các hình ảnh, tài liệu… Mỗi loại bằng chứng khác nhau lại có ảnh

hưởng khác nhau đến việc hình thành ý kiến kiểm toán vì mỗi loại bằng

chứng lại có mức độ tin cậy khác nhau. Mức độ tin cậy của bằng chứng là độ

tin cậy khi sử dụng chúng để đưa ra ý kiến, kết luận kiểm toán. Độ tin cậy có

thể phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ngoài doanh nghiệp); tính chất

(phương tiện nghe nhìn, tài liệu hay lời nói )…và từng hoàn cảnh cụ thể.

Việc phân loại có thể tiến hành theo các cách như sau:

* Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành.

Trong cách phân loại này, bằng chứng được chia thành các loại:

- Bằng chứng có được từ nội bộ doanh nghiệp- do khách thể kiểm toán

phát hành và luân chuyển trong doanh nghiệp.

5

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Bằng chứng loại này có thể là: bảng chấm công, sổ thanh toán tiền

lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm… loại bằng

chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó cung cấp với tốc độ

nhanh chi phí thấp. Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp,

nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi HTKSNB của doanh nghiệp có hiệu

lực thực sự, do vậy tính thuyết phục của chúng không cao.

- Bằng chứng có được là kết quả của việc thu thập từ bên ngoài doanh

nghiệp- do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp.

Bằng chứng loại này có thể là: hoá đơn mua hàng, biên bản bàn giao

TSCĐ… Bằng chứng này có độ thuyết phục cao bởi nó được lập ra từ các đơn

vị bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên loại bằng chứng này vẫn có khả năng

tẩy xoá, thêm bớt và có khả năng ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối

với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp.

- Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài.

Bằng chứng loại này có thể là: uỷ nhiệm chi, hoá đơn bán hàng… Đây

là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao vì nó được cung cấp bởi bên thứ

ba (tuy nhiên, cũng cần phải xét đến tính độc lập giữa người cung cấp với

doanh nghiệp).

- Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ.

Bằng chứng loại này bao gồm một số loại như: bảng xác nhận nợ, bảng

xác nhận các khoản phải thu, xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng… và

thường được thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, nó mang tính

thuyết phục cao vì được thu thập trực tiếp bởi KTV (nhưng tính thuyết phục

sẽ không còn nếu KTV không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận).

- Bằng chứng do KTV trực tiếp khai thác và phát hiện.

Bằng chứng loại này thường bao gồm: các tư liệu từ việc tự kiểm kê

kho, kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây là loại

6

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi KTV.

Song nhược điểm của nó là nhiều lúc còn mang tính thời điểm- tại lúc kiểm

tra (như kiểm kê hàng tồn kho), phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng￾theo từng thời điểm khác nhau mà cho những kết quả khác nhau…

Theo ISA số 500 : Các bằng chứng sẽ có tính thuyết phục cao hơn nếu

như các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và nhiều loại thông tin khác nhau

cùng xác nhận. Trong trường hợp này, KTV có thể có được mức độ tin cậy

chung cao hơn so với trường hợp xuất phát từ những bằng chứng riêng rẽ.

Ngược lại, trong trường hợp bằng chứng từ nguồn này mâu thuẫn với bằng

chứng từ nguồn khác thì KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung

cần thiết để sữa chữa mâu thuẫn này.

* Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục:

Do bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác

nhau về tính trung thực của BCTC đơn vị kiểm toán phát hành. Vì vậy KTV

cần phải xem xét mức độ tin cây của chúng. Theo cách này, bằng chứng được

phân loại như sau:

- Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn.

Đây là loại bằng chứng do KTV thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh

giá và quan sát. Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính

xác và đầy đủ. Dựa vào ý kiến này KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Bằng chứng thuyết phục từng phần.

Các bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải được phân tích và

kiểm tra lại, các loại bằng chứng này thường được đảm bảo bởi HTKSNB.

Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi HTKSNB của doanh nghiệp là thực

sự tồn tại và có hiệu lực. Trên cơ sở là loại bằng chứng này KTV chỉ có thể

đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

7

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

- Bằng chứng không có giá trị thuyết phục.

Bằng chứng loại này không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết định

của KTV về các bảng khai tài chính. Bằng chứng loại này có thể thu được từ

việc phỏng vấn người quản lý, ban quản trị…

* Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng:

Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc

đánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản,

hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói. Việc phân loại bằng

chứng theo loại hình bằng chứng bao gồm:

- Dạng bằng chứng vật chất.

Bằng chứng loại này gồm: bản kiểm kê HTK, biên bản kiểm kê TSCĐ,

hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao.

- Dạng bằng chứng tài liệu.

Bằng chứng loại này gồm: tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán,

ghi chép bổ xung của kế toán, tính toán của KTV … Dạng bằng chứng này có

mức độ tin cây cao, tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng bị

phụ thuộc vào tính hiệu lực của HTKSNB.

- Dạng bằng chứng thu được từ lời nói.

Bằng chứng loại này thường đươc thu thập qua phương pháp phỏng vấn.

Nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi sự hiểu biết của người

phỏng vấn và độ am hiểu của người phỏng vấn về vấn đề được phỏng vấn.

1.1.1.4. Mục tiêu kiểm toán với việc thu thập bằng chứng kiểm toán

Về mục tiêu kiểm toán, ta xét các văn bản sau:

Theo VSA số 200: Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công

ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực

và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên

quan và có phản ánh trung thực các khía cạnh trọng yếu hay không

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!