Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1885

Nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG TRỌNG NGHĨA

NÂNG CAO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN

Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2022

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG TRỌNG NGHĨA

NÂNG CAO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN

Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Hương Giang

THÁI NGUYÊN - 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ

theo quy định. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022

Học viên

Đặng Trọng Nghĩa

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trần

Văn Quyết - Người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này; các thầy, cô giáo

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh người dân, tổ chức, doanh nghiệp; gia đình,

bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, làm việc khoa học và nghiêm túc

của bản thân, song do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những

khiếm khuyết nhất định.

Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và

những độc giả đối với luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022

Học viên

Đặng Trọng Nghĩa

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii

MỤC LỤC.....................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3

4. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 4

5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CHO

NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN................................ 5

1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn ....... 5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 5

1.1.2. Vai trò của sinh kế cho người dân ở xã đặc biệt khó khăn ................. 10

1.1.3. Nội dung phản ánh sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó khăn .... 11

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ở xã đặc biệt khó

khăn ............................................................................................................... 23

1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao sinh kế cho người dân ở xã đặc biệt khó

khăn ............................................................................................................... 26

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn

tại một số địa phương.................................................................................... 26

1.2.2. Bài học rút ra cho nâng cao sinh kế người dân ở xã đặc biệt khó khăn

huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ................................................................. 32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 34

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 34

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 34

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................... 34

2.2.2. Phương pháp chọn hộ nghiên cứu....................................................... 34

2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu................................................. 36

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................... 38

2.3.1. Chỉ tiêu cơ bản về tình hình kinh tế xã hội huyện Tuần Giáo ............ 38

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sinh kế của người dân........................... 39

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động sinh kế của người dân ........................... 40

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ

ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN .. 42

3.1. Khái quát về huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên..................................... 42

3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 42

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 45

3.1.3. Khái quát về các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tuần Giáo,

tỉnh Điện Biên ............................................................................................... 48

3.2. Thực trạng sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện

Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................ 50

3.2.1. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó

khăn ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ..................................................... 50

3.2.2. Thực trạng hoạt động sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó

khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên......................................................... 67

3.2.3. Thực trạng thu nhập của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện

Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................ 75

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân ở các xã đặc biệt khó khăn

huyện Tuần giáo, tỉnh Điện Biên .................................................................. 78

3.3.1. Yếu tố khách quan............................................................................... 78

3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 84

3.4. Đánh giá thực trạng sinh kế người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện

v

Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................................ 87

3.4.1. Những thành tựu.................................................................................. 87

3.4.2. Những hạn chế .................................................................................... 90

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế.......................................................................... 92

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SINH KẾ CHO

NGƯỜI DÂN Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TUẦN

GIÁO ............................................................................................................ 95

4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện

Biên ............................................................................................................... 95

4.2. Định hướng về nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó

khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên......................................................... 99

4.3. Giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn

huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ............................................................... 101

4.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các xã đặc biệt khó khăn

huyện Tuần Giáo ......................................................................................... 101

4.3.2. Tăng cường hỗ trợ các nguồn lực vật chất cho người dân các xã đặc

biệt khó khăn huyện Tuần Giáo .................................................................. 105

4.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho sinh kế

người dân các xã đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo ............................... 108

4.3.4. Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lực tự nhiên phục vụ cho sinh

kế người dân................................................................................................ 110

4.3.5. Huy động nguồn lực xã hội tham gia nâng cao sinh kế cho người dân

ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo....................................... 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 118

PHỤ LỤC................................................................................................... 122

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa

CP: Chính phủ

CSHT: Cơ sở hạ tầng

DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DTTS&MN: Dân tộc thiểu số và miền núi

DFID: Cục Phát triển Quốc tế

HĐND: Hội đồng nhân dân

NTM: Nông thôn mới

QĐ: Quyết định

QH: Quốc hội

ĐTB: Điểm trung bình

KT-XH: Kinh tế - xã hội

XĐGN: Xóa đói giảm nghèo

UBND: Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert..................................................................... 41

Bảng 3.1. Thống kê hộ nghèo, cận nghèo huyện Tuần Giáo giai đoạn 2019 -

2021............................................................................................... 50

Bảng 3.2. Diện tích đất đai bình quân của các nhóm hộ giai đoạn 2019-202151

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực tự nhiên phục vụ sinh

kế của người dân năm 2021 .......................................................... 52

Bảng 3.4. Bình quân độ tuổi, học vấn, nhân khẩu, lao động của các hộ năm

2021............................................................................................... 53

Bảng 3.5. Lao động nông lâm nghiệp, phi nông nghiệp và lao động được đào

tạo.................................................................................................. 56

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn con người phục vụ sinh kế

của người dân năm 2020............................................................... 57

Bảng 3.7. Tình hình tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của người dân

huyện Tuần Giáo năm 2019-2021 ................................................ 58

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực xã hội phục vụ sinh kế

của người dân năm 2021............................................................... 60

Bảng 3.9. Tình trạng nhà ở theo kinh tế hộ năm 2019-2021 ở huyện Tuần

Giáo............................................................................................... 61

Bảng 3.10. Số lượng máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp 2019-2021..... 62

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực vật chất phục vụ sinh

kế của người dân năm 2021 .......................................................... 63

Bảng 3.12. Vốn sản xuất và vay vốn phân theo kinh tế hộ năm 2019-2021 .. 64

Bảng 3.13. Nhu cầu vay vốn của hộ gia đình 2019-2021............................... 66

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ sinh

kế của người dân năm 2021 .......................................................... 67

Bảng 3.15. Thống kê số hộ và diện tích canh tác nông sản chính năm 2019 -

2021............................................................................................... 68

viii

Bảng 3.16. Số hộ nuôi và số đầu vật nuôi phân theo kinh tế hộ năm 2019-

2021............................................................................................... 70

Bảng 3.17. Ngành nghề phi nông nghiệp của hộ gia đình huyện Tuần Giáo

năm 2019-2021 ............................................................................. 72

Bảng 3.18. Thu nhập từ kinh tế nông nghiệp của người dân Tuần Giáo........ 76

Bảng 3.19. Thu nhập từ kinh tế phi nông nghiệp của người dân Tuần Giáo.. 77

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết

hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống

cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. sinh kế bao gồm

toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những

nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các

nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Tiếp cận

sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho phát triển

nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo. Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết

định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính

gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất

của hộ (Seppala, 1996). Sinh kế là mối quan tâm hàng đầu của con người, là

điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người

nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Việc lựa

chọn những hoạt động sinh kế của người dân miền núi chịu ảnh hưởng rất lớn

từ nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, kết cấu hạ

tầng. Để cải thiện sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn miền núi, Đảng

và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách đầu tư vào các lĩnh

vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ

mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn

tồn tại môt số hạn chế như thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, tỷ

lê ̣hộ nghèo còn cao, các nguồn lực đầu tư chưa đaṭ được hiệu quả như mong

muốn. Vì vậy vấn đề cải thiện sinh kế đòi hỏi các cấp chính quyền đặc biệt

quan tâm thường xuyên, cần có những giải pháp mang tính đột phá để chuyển

dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy đúng mức tiềm năng, lợi thế, phù hợp với

phong tục, tập quán, điều kiêṇ tự nhiên và trình đô ̣của người dân.

2

Huyện Tuần Giáo nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện cửa ngõ

phía Nam của tỉnh Điện Biên, cách thủ đô Hà Nội 405 km. Phía Đông giáp

huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Điện Biên và huyện

Mường Chà; phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện

Biên Đông; phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa. Thời gian

qua, Huyện đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội; phát triển dịch vụ, du lịch; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính

thu hút doanh nghiệp đầu tư; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa, nông nghiệp chất lượng cao tại một số địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt

các nhiệm vụ trọng tâm về đề án quản lý đất đai, tập trung, tích tụ đất đai theo

kế hoạch; phát triển các ngành công nghiệp tập trung, gắn với bảo vệ môi

trường; tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch; phát triển

toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng

công tác chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống nhân dân; phát triển mạnh về

văn hóa xã hội, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ động phòng,

chống thiên tai và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với khí hậu; bảo đảm

quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, đằng sau những thành tích đã đạt được thì trên địa bàn

huyện hiện nay vẫn còn 18 xã khu vực 3 - xã đặc biệt khó khăn. Tình trạng

đói nghèo, tái nghèo vẫn còn diễn ra, di cư tự do, giao thông chưa được nâng

cấp đầy đủ, an sinh xã hội còn nhiều bỏ ngỏ chưa thực sự đến với đời sống

của các bản xa xôi, hẻo lánh; đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn cùng

với đó là những diễn biến phức tạp của tình trạng thời tiết khắc nghiệt; các tệ

nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm về buôn bán ma túy ngày càng gia tăng với

những biểu hiện tinh vi hơn; đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương trong

tỉnh phải đưa ra những biện pháp, kế hoạch, chương trình lâu dài, vừa mang

tính vĩ mô, vừa mang tính cụ thể để từng bước giải quyết những vướng mắc

khó khăn này. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao

3

sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh

Điện Biên” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt khó

khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên góp phần nâng cao đời sống vật

chất cho đồng bào và phát triển kinh tế - hội cho địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế cho người dân

vùng đặc biệt khó khăn

- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người

dân ở các xã vùng đặc biệt khó khăn huyện Tuần giáo, tỉnh Điện Biên

- Đề xuất giải pháp nâng cao sinh kế cho người dân ở các xã đặc biệt

khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sinh kế cho người dân ở các xã

đặc biệt khó khăn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát tại huyện Tuần

Giáo, tỉnh Điện Biên.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2019 đến

2021. Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra vào tháng 12/2021

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao sinh

kế của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn và phân tích thực trạng nâng cao

sinh kế của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo, tỉnh

Điện Biên theo khung sinh kế đã xác định về nguồn lực tự nhiên, vật chất, xã

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!