Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao kĩ năng đọc hiểu hai đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
566.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1984

Nâng cao kĩ năng đọc hiểu hai đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Nâng cao kĩ năng đọc-hiểu hai đoạn trích

Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích

cho học sinh lớp 9

Improving reading skills-understand two excerpts Canh ngay xuan and

Kieu o lau Ngung Bich for students in grade 9

NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 114 tr. +

Nguyễn Thị Duyên

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn);

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đọc - hiểu văn bản, các

nguyên tắc nhằm giúp học sinh lớp 9 nắm vững các kỹ năng đọc hiểu các đoạn trích

trong Truyện Kiều một cách có hiệu quả. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về đổi mới

phương pháp dạy văn, nhiệm vụ của bộ môn theo hướng nâng cao kĩ năng đọc hiểu.

Khảo sát tình hình dạy học theo hướng kĩ năng đọc hiểu ở hai đoạn trích.

Keywords: Ngữ văn; Kỹ năng đọc hiểu; Phương pháp giảng dạy; Lớp 9; Trung học phổ

thông.

Content.

1. Lý do chọn đề tài

Việc hình thành và phát triển năng lực tiếp nhận văn học cho HS trong việc học Ngữ

văn ở nhà trường phổ thông hiện nay là một bài toán khá nan giải, đòi hỏi ngành Giáo dục có

những giải pháp mới. Để giúp HS năng lực đó, có rất nhiều kỹ năng, trong đó những kỹ năng

đọc hiểu văn bản là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết.

Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một kiệt tác không những của văn

học Việt Nam mà còn là kiệt tác của văn học thế giới. Đọc Truyện Kiều, mỗi người Việt Nam

đều thấy có mình trong đó, thấy quê hương, đất nước, thấy những buồn vui, những số phận,

những cuộc đời. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du được mệnh danh là nhà nhân đạo chủ nghĩa.

Đây cũng là một nội dung lớn của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Ngoài

phương diện nội dung thì Truyện Kiều còn là áng văn mẫu mực về phương diện nghệ thuật:

Nghệ thuật tả người, tả cảnh, tả tình, tự sự… đem lại cho người đọc nhiều hứng thú văn

chương thi vị. Do cuộc đời từng trải “Mười năm gió bụi thập phương” (1786 - 1796) nếm đủ

mùi cay đắng kết hợp với vốn sống Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đem đến cho văn học dân

2

tộc một ngôn ngữ văn hóa đặc sắc nhất của tiếng Việt. Tiếng Việt đã phản ánh thứ ngôn ngữ

trong sáng, trau chuốt và tài tình của người Việt. Nói như nhà ngôn ngữ học Phạm Quỳnh:

“Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn…”. Như vậy, ảnh hưởng của Truyện

Kiều rất lớn đối với các thế hệ người Việt. Nếu tìm hiểu Truyện Kiều nói chung, một số đoạn

trích đọc hiểu đưa vào chương trình lớp 9 nói riêng chúng ta có thể hiểu thi pháp của văn học

trung đại Việt Nam, hiểu tiếng Việt. Với học sinh sẽ giúp họ học tốt phần văn học trung đại.

Ở các nhà trường phổ thông hiện nay, có một thực tế đáng buồn là HS ngày càng chán học

văn, sợ học văn, học văn theo mẫu. Trong cách dùng từ, còn quá nhiều sai sót, diễn đạt yếu, chưa

cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu xuất

phát từ cách dạy của thày. Những thiếu sót đầu tiên của GV như chưa chú trọng rèn luyện cách

đặt câu, sử dụng từ, sửa lỗi chính tả cho HS,... Giáo viên chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

của môn văn.

Bên cạnh đó, trong cách dạy của GV còn nặng về thuyết giảng. Lên lớp chỉ giảng dạy theo

bài soạn mà chưa có những tình huống sư phạm. Nói thay, làm thay, cảm thụ thay những cái hay cái

đẹp của TPVC. HS chỉ có nhiệm vụ ghi chép lại, học thuộc rồi làm bài. HS chưa thực sự, chủ động

chiếm lĩnh tác phẩm. Từ đó dẫn đến thói quen lười suy nghĩ, lười tư duy, thiếu sáng tạo. Muốn nâng

cao kỹ năng tiếp nhận văn học cho HS cần phải thay đổi cách dạy. Cần phải đổi mới phương pháp -

Tìm ra những phương pháp dạy học văn thích hợp.

Đổi mới phương pháp giảng dạy ở môn Văn là sự vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các

thao tác giảng dạy khác nhau, nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của HS,

giúp các em tự tìm tòi khám phá ra chân lý thay vì cách học thụ động, một chiều trước đây.

Phương pháp dạy đọc - hiểu phải đi từ khâu hướng dẫn HS đọc các văn bản, bám sát câu

chữ văn bản để chỉ ra nội dung tư tưởng, tự khám phá ra cái hay cái đẹp của văn bản theo ý mình.

Từ đó, hình thành phương pháp đọc hiểu các tác phẩm cùng loại.

Là GV dạy văn với hai mươi năm trong nghề, bản thân vốn tha thiết yêu văn, yêu Truyện

Kiều, khi có điều kiện học lên càng thấy giá trị của tác phẩm này và khao khát tìm một hướng đi để

làm nên chất lượng dạy học bộ môn trong cuộc đời dạy học của mình. Trong các đoạn trích của

Truyện Kiều có mặt trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS), đoạn nào cũng lấp lánh

một vẻ đẹp riêng. Trong thời lượng có hạn, đề tài này của tôi nhằm đưa ra một số biện pháp hướng

dẫn kỹ năng đọc hiểu văn bản văn chương, giúp HS lớp 9 đọc - hiểu hai đoạn trích trong Truyện

Kiều: Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích một cách có hiệu quả. Việc nghiên cứu này đều

nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy văn học nói chung và dạy học một số đoạn trích trong Truyện

Kiều nói riêng. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài Nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích “Cảnh

ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cho học sinh lớp 9 THCS.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!