Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chât cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ QUANG HÙNG
NÂNG CAO HỨNG THÚ VỚI GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT -
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ QUANG HÙNG
NÂNG CAO HỨNG THÚ VỚI GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT –
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngành: LL&PPDH BM Giáo dục thể chất
Mã ngành: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Ngọc Cương
THÁI NGUYÊN – 2020
I
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư
Phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các
chuyên đề của toàn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt tác giả bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Ngọc Cương. Người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học
để hoàn thành luận văn này. Ngoài ra tác giả đã nhận được sự động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các
thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trong luận văn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Tác giả mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý
thầy cô, ban cố vấn và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa
thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày….tháng 8 năm 2020
Tác giả
Ngô Quang Hùng
II
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả đề tài
Ngô Quang Hùng
III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý CBQL
Câu lạc bộ CLB
Giáo dục thể chất GDTC
Giáo dục GD
Nhà xuất bản NXB
Thể dục thể thao TDTT
Thể thao nâng cao TTNC
Tổ chức dạy học TCDH
IV
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................I
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................III
MỤC LỤC ...............................................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI ..........................................................................VI
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................5
1.1. Công tác giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên cao đẳng, đại học ......................5
1.1.1. Khái niệm về giáo dục thể chất và thể thao trường học ...............................................5
1.1.2. Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên ..........................7
1.1.3. Các hình thức giáo dục thể chất và thể thao trong trường cao đẳng, đại
học ..........................................................................................................................................8
1.2. Lý luận chung về hứng thú .............................................................................................11
1.2.1. Khái niệm chung và đặc điểm của hứng thú...............................................................11
1.2.2. Cấu trúc và biểu hiện của hứng thú ............................................................................13
1.2.3. Mức độ và phân loại hứng thú....................................................................................15
1.2.4. Mối quan hệ giữa khái niệm hứng thú với các hiện tượng tâm lý khác .....................18
1.2.5. Vai trò của hứng thú trong hoạt động của cá nhân .....................................................21
1.2.6. Sự hình thành và phát triển của hứng thú..................................................................24
1.3. Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên...........................................25
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên Đại học...........................................................25
1.3.2. Khái niệm hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên.........................27
1.3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên29
1.4. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................31
Kết luận chương 1.....................................................................................................................33
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................................35
2.1. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................35
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ...........................................................35
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn .........................................................................................36
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ..............................................................................37
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ..............................................................................37
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................................38
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê .............................................................................38
2.2. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................................39
2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................39
2.2.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................................41
3.1. Xác định cơ sở lý luận và nội dung khảo sát mức độ hứng thú của sinh viên với hoạt
động Giáo dục thể chất và thể thao...........................................................................................41
V
3.1.1. Tổng hợp cơ sở lý luận ...............................................................................................41
3.1.2. Xác định nội dung khảo sát mức hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể
thao .......................................................................................................................................43
3.2. Thực trạng hứng thú, kết quả rèn luyện của sinh viên và yếu tố tác động đến công tác Giáo
dục thể chất của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ................................................................45
3.2.1. Các yếu tố tác động đến công tác giáo dục thể chất của nhà trường ..........................45
3.2.2. Thực trạng hứng thú của sinh viên với các hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao 47
3.2.3. Kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất của sinh viên.........................................51
3.3. Biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật..................................................................................................54
3.3.1. Lựa chọn các biện pháp ..............................................................................................54
3.3.2. Đánh giá hiệu quả biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho
sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ....................................................................58
3.3.2.1. Kết quả khảo sát, kiểm tra đánh giá trước thực nghiệm .................................59
3.3.2.2. Kết quả khảo sát, kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm.....................................64
Kết luận chương 3.....................................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................73
KIẾN NGHỊ:...........................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................1
PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU PHIẾU KHẢO SÁT..........................................................................4
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................................10
VI
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
Bảng Nội dung Trang
Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến chuyên gia về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao 43
Bảng 3.2 Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá xúc cảm của sinh viên 44
Bảng 3.3 Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá hành động của sinh viên 44
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát nhận thức của SV về tác dụng của GDTC và TT 48
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát mức độ yêu thích với hoạt động GDTC và TT của SV 49
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát biểu hiện về hành động của SV với hoạt GDTC và TT 50
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát ý kiến của SV về các nhiệm vụ trong giờ học GDTC 52
Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực chung của sinh viên 52
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả học tập học phần GDTC của sinh viên 53
Bảng 3.10 Ý kiến đánh giá của giảng viên về mức độ phù hợp của các biện pháp 57
Bảng 3.11 So sánh nhận thức của SV nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48) trước
TN
59
Bảng 3.12 So sánh mức độ yêu thích của nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48)
trước TN 61
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát về hành động của nhóm TN và nhóm ĐC trước TN 62
Bảng 3.14 So sánh chỉ số thể lực chung trước TN của nam SV nhóm TN và nhóm
ĐC 63
Bảng 3.15 So sánh tỷ lệ xếp loại trình độ thể lực trước TN của nhóm TN và nhóm
ĐC 63
Bảng 3.16 So sánh nhận thức của SV nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48) sau
TN
65
Bảng 3.17 So sánh mức độ yêu thích của nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48)
sau TN
66
Bảng 3.18 Kết quả khảo sát về hành động của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN 67
Bảng 3.19 So sánh chỉ số thể lực chung sau TN của nam SV nhóm TN và nhóm ĐC 68
Bảng 3.20 So sánh tỷ lệ xếp loại trình độ thể lực trước TN của nhóm TN và nhóm
ĐC 69
Bảng 3.21
Tổng hợp kết quả học phần GDTC của sinh viên nhóm TN và nhóm
ĐC 70
Bảng 3.22 Tổng hợp ý kiến phản hồi của nhóm TN (n = 46) và nhóm ĐC (n = 48) 70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hứng thú là một trong những biểu hiện xu hướng của nhân cách. Nó là
một trong những yếu tố thúc đẩy quy định tính lựa chọn thái độ và tính tích cực
của con người hướng tới mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của bản
thân. Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào
đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho
cá nhân trong quá trình hoạt động.
Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong
quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia
tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc, hoạt động phù hợp với hứng thú
dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả
cao. Một người có hứng thú cao với lĩnh vực, hoạt động nào đó thì họ thực hiện
nó một cách dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ với
lĩnh vực, hoạt động đó. Họ sẽ tìm thấy niềm vui trong hoạt động, hoạt động đó
trở nên nhẹ nhàng hơn và họ sẽ tập trung cao hơn vào hoạt động đó. Do vậy,
hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Ngược lại khi phải hoạt động, làm việc với tâm
lý gò bó, gượng ép thì công việc trở nên nặng nhọc khó khăn làm cho người ta
nhanh chóng mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.
Trong công tác Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao cho sinh viên thì
việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của sinh viên để tạo hứng thú cho họ trong quá
trình hoạt động GDTC và thể thao là hết sức quan trọng. Tạo cho sinh viên
hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao đồng nghĩa với việc tạo ra cảm xúc
dương tính mạnh mẽ của sinh viên với hoạt động này và họ sẽ cảm thấy tràn
đầy niềm vui khi tham gia vào hoạt động đó. Từ đó sinh viên sẽ tích cực, chủ
động tham gia vào các hoạt động thể thao do vậy hiệu quả của công tác GDTC
và thể thao cho sinh viên đạt được sẽ cao hơn. Muốn tạo được hứng thú cho
sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao, trước hết phải nắm bắt được