Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Năm Sửu với những sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
117.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1840

Năm Sửu với những sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Năm Sửu với những sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam

Chuyên đề: Mừng xuân

Tạp chí số: Tạp chí Số 1 (Số 441)

Năm xuất bản: 2009

Trâu là gia súc có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử dân

tộc, những năm Sửu (năm Trâu) cũng ghi dấu ấn đậm nét, là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng và đầy ý nghĩa.

Tân Sửu (41): Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Hán thắng lợi hoàn toàn, hai chị em Trưng

Trắc - Trưng Nhị lên ngôi vua, xây dựng và củng cố Nhà nước độc lập, tự chủ.

Đinh Sửu (137): Nhân dân miền Tượng Lâm (Nam Trung Bộ) dưới sự lãnh đạo của Khu Liên vùng lên

đánh chiếm các quận huyện, lật đổ sự thống trị, áp bức của giặc.

Quý Sửu (713): Tháng 4, Mai Thúc Loan người Hoan Châu (Bắc Trung Bộ) nổi dậy khởi nghĩa, làm

tan rã chính quyền nhà Đường, giành lại độc lập dân tộc.

Ất Sửu (905): Tháng 7, hào trưởng đất Hồng Châu (Hải Dương) là Khúc Thừa Dụ dấy binh chống nhà

Đường, tự xưng Tiết độ sứ, chiếm đóng phủ thành Đại La (Hà Nội), chấm dứt về thực chất ách thống

trị hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Ất Sửu (965): Nhân triều Ngô mâu thuẫn và suy yếu, các lãnh chúa địa phương tiến hành cát cứ, đánh

dẹp lẫn nhau, gây nên tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

Kỷ Sửu (1049): Chùa Một Cột được triều Lý cho xây dựng như một biểu tượng độc đáo của nghệ

thuật quốc gia và thể hiện tinh thần trọng đạo thời đó.

Quý Sửu (1253): Triều Trần cho lập Quốc học viện để phát triển giáo dục và Giảng võ đường để đào

tạo đội ngũ quan võ.

Kỷ Sửu (1289): Sau ba lần xâm lược bị thất bại thảm hại (các năm 1258, 1288), đế quốc Nguyên

Mông buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của nước ta.

Đinh Sửu (1397): Tháng 7, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền hạn nô nhằm phân chia lại ruộng

đất giữa các tầng lớp xã hội, hạn chế đặc quyền của giới thượng lưu. Tháng 11, lần đầu tiên trong lịch

sử, thủ đô được chuyển từ Thăng Long (Hà Nội) vào Tây Đô (Thanh Hoá).

Kỷ Sửu (1469): Triều Lê tạo lập bản đồ quốc gia với từng vùng miền cụ thể, biểu hiện bước tiến quan

trọng trong lĩnh vực tìm hiểu, xác định, quy hoạch và quản lý lãnh thổ.

Quý Sửu (1673): Sau 45 năm nội chiến đẫm máu gây bao đau khổ cho nhân dân, chúa Nguyễn và

chúa Trịnh buộc phải hoà hoãn (lấy sông Gianh ở Quảng Bình làm giới tuyến) và tích cực chấn hưng

lại đất nước.

Ất Sửu (1865): Ngày 15 tháng 4, Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - ra mắt bạn đọc.

Ngày 26 tháng 5, triều Nguyễn mở khoa thi tiến sĩ võ đầu tiên. Tháng 11, cho lập Nhà Thuỷ học để đào

tạo người lái tàu thuyền đi biển.

Ất Sửu (1925): Tháng 6, Nguyễn ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc) tập hợp những người yêu

nước, thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!