Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mười giải pháp chủ yếu kích cầu nội địa của Chính phủ Trung Quốc trong hai năm tới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mười giải pháp chủ yếu kích cầu nội địa của Chính phủ Trung Quốc trong hai năm tới
Chuyên đề: Kinh nghiệm nước ngoài
Tạp chí số: Tạp chí Số 24 (Số 440)
Năm xuất bản: 2008
Nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn ở châu á. Là quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao (từ 2003-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm:10,8%), có trị giá
xuất khẩu đứng thứ hai và dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới. Tuy vậy, khủng hoảng tài chính từ
Mỹ có những dấu hiệu từ đầu 2008 và bùng phát từ tháng 9/2008 nay đã lan rộng toàn cầu và
cho đến nay vẫn chưa có dự báo khẳng định lúc nào kết thúc cũng như tác hại tiêu cực tới nền
kinh tế mỗi quốc gia và toàn cầu. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc tương đối mạnh nhưng
cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế này.
Tốc độ tăng trưởng chậm dần
Tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm chỉ còn 9,9%, cả năm chỉ có thể đạt dưới 9,3%, giảm 2,6 điểm% so
với mức tăng của năm trước; Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tháng 10/2008 chỉ còn tăng:
8,2%, thấp hơn 9,5% so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, sản lượng sắt thép và điện không tăng
mà còn giảm; xuất khẩu giảm tốc độ tăng trưởng, mức tăng xuất khẩu quý III/ 2008 thấp hơn khoảng
9% so với mức tăng của cùng kỳ năm trước; thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán rất
nhạy cảm và bắt đầu đi xuống ngay từ đầu 2008 và tiếp tục giảm mạnh, tính đến đầu tháng 12/2008,
chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm trên 60% so với đầu năm- thể hiện khủng hoảng lòng tin của các
nhà đầu tư; trong mười tháng đầu 2008, diện tích mặt sàn bất động sản chỉ bán được 450 triệu m2,
giảm 16,5%, giá trị giảm 17,4%, mức tăng giá bán nhà tại 70 thành phố lớn và hạng trung ở Trung
Quốc giảm dần: Quý I: 11%, quý II: 9,2%, quý III: 5,3%, tháng 10 chỉ còn tăng: 1,6%; nhưng tác động
lớn nhất vào kinh tế Trung Quốc là số lượng việc làm bị cắt giảm, trong năm 2008 và năm 2009 có thể
lên tới 25 triệu người, chủ yếu là người lao động làm công xuất thân từ nông nghiệp, đó là chưa tính
đến số người đến tuối lao động và sinh viên tốt nghiệp tiếp tục gia tăng sẽ tạo nên sức ép rất lớn trong
việc giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề an sinh xã hội...
Tình trạng khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc năm 2008 đáng ra
còn lớn hơn nhiều nhưng Nhà nước Trung Quốc đã kịp thời có các
giải pháp chính sách ứng phó với khủng hoảng tương đối kịp thời
và đã có hiệu quả bước đầu, đó là:
Duy trì kinh tế phát triển tương đối nhanh và ổn định đồng thời
khống chế giá cả leo thang. Nửa năm đầu tình hình tăng giá toàn
cầu các hàng hoá quan trọng như năng lượng, lương thực, Nhà
nước Trung Quốc đã đề ra phương châm “hai phòng ngừa” đầu
năm và phương châm “một duy trì một khống chế” được duy trì vào
giữa năm, đều hướng vào một trong những mục tiêu chủ yếu trong
quản lý vĩ mô năm 2008. Chính vì vậy, giá thực phẩm đã từ mức tăng đỉnh cao tới 23,3% vào tháng
2/2008 đã giảm xuống còn 8,5% vào tháng 10/2008, các tháng sau còn giảm và dự tính mức tăng giá
tiêu dùng dân cư cả năm chỉ còn 6%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, riêng sản lượng lương thực
đạt mức kỷ lục trong lịch sử, tăng liên tiếp trong 5 năm, thực phẩm cũng ổn định.
Cùng với việc kiềm chế giá cả, Chính phủ Trung Quốc còn thực hiện hàng loạt các chính sách thúc đẩy
kinh tế vào nửa cuối năm như: Ba lần nâng cao tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu, điều chỉnh linh hoạt thuế
suất xuất khẩu; Bốn lần hạ lãi suất tiền gửi và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xoá bỏ biện pháp quản lý hạn mức
tín dụng, khuyến khích ngân hàng cho vay: xoá bỏ hơn 100 khoản thu phí hành chính, giảm gánh nặng
cho doanh nghiệp; Chính phủ tăng vốn bảo lãnh đối với các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội,
ngày 17/12/2008, Thượng nghị
sỹ Max Baucus Chủ tịch uỷ ban
Tài chính Thượng viện Mỹ nói:
“Lời khuyên với các nước hiện
nay là tách ra khỏi chính sách
quá chú trọng xuất khẩu và cần
thúc đẩy tiêu thụ trong nước.
Điều đó sẽ có lợi cho chính
người dân của họ”.