Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mục tiêu của chính sách tiền tệ. Phân tích tác động của công cụ dự trữ bắt buộc trong chính sách
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
397.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1429

Mục tiêu của chính sách tiền tệ. Phân tích tác động của công cụ dự trữ bắt buộc trong chính sách

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÀI TẬP LỚN

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề 2: Anh hay chị hãy cho biết mục tiêu của chính sách tiền tệ. Phân tích tác

động của công cụ dự trữ bắt buộc trong chính sách tiền tệ và liên hệ thực tế.

Mở đầu

Hiện nay, ở bất kỳ quốc gia nào hệ thống tài chính cũng đóng một vai trò vô

cùng quan trọng cho sự phát triển của quốc gia đó. Chính vì thế sử dụng và

điều hành hệ thống tài chính quốc gia một cách hiệu quả mang tính quyết định

đến nến kinh tế đất nước. Chính sách tiền tệ(CSTT) luôn được coi là một

trong những công cụ quan trọng nhất để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Trước hết để tạo cơ sở pháp lý và thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, các nhà

nước đã xây dựng một ngân hàng riêng thuộc vào bộ máy nhà nước. Đó là

ngân hàng trung ương (NHTW)- cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, độc quyền

phát hành giấy bạc ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền

tệ - tín dụng - ngân hàng. NHTW nắm giữ công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan

trọng nhất- chính sách tiền tệ. NHTW thực hiện chức năng quản lý bằng biện

pháp hành chính, kết hợp các nghiệp vụ kinh tế có tính sinh lời.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ được giao nhiệm vụ

trực tiếp điều hành công cụ CSTT quốc gia: chủ trì xây dựng dự án CSTT

quốc gia, trực tiếp điều hành CSTT quốc gia, báo cáo Chính phủ kết quả thực

hiện CSTT quốc gia

1. Khái quát về chính sách tiền tệ:

1.1 Quan niệm về chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng

nhất mà Nhà nước giao cho Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) thực hiện. Ở

mỗi quốc gia khác nhau có đề cập tới CSTT với những quan điểm khác nhau.

Theo quan điểm của của Frederic S.Mishkin - trường Đại học

Columbia (Mỹ) thì CSTT chính là việc mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal

Reserve System - FED) sử dụng đến ba công cụ để điều tiết cung ứng tiền tệ:

nghiệp vụ thị trường tự do, nghiệp vụ này ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ; thay

đổi lãi suất chiết khấu, thay đổi này ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, bằng cách

này ảnh hưởng đến lượng vay chiết khấu; và thay đổi dự trữ bắt buộc

(DTBB), thay đổi này ảnh hưởng đến số nhân tiền tệ.

SV: NGUYỄN THỊ HƯƠNG 1

BÀI TẬP LỚN

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Quan điểm của NHTW Châu Âu (ECB) về CSTT như sau: công cụ

chính là lãi suất ngắn hạn để thực hiện mục tiêu chính của CSTT là ổn định

giá cả khu vực Châu Âu trong thời kì trung hạn.

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc: mục tiêu của

CSTT là ổn định giá trị đồng tiền và theo cách đó đẩy mạnh sự tăng trưởng

kinh tế.

Còn ở Việt Nam, theo điều 3, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(NHNN VN) năm 2010, số 46/2010/QH12, qui định: Chính sách tiền tệ quốc

gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng

chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện

mục tiêu đề ra.

Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau về CSTT nhưng về cơ bản chính

sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi

thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các

mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Vị trí chính sách tiền tệ :

Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ. Ở đó bao giờ chính

sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng

nhất của nhà nước bên cạnh các chính sách tài khoá, chính sách phân phối thu

nhập, chính sách kinh tế đối ngoại… Ngân hàng trung ương sử dụng chính

sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền

tệ để ổn định giá trị đồng bản tệ đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến

mức mong muốn.

Mục đích của chính sách tiền tệ:

Trong một quãng thời gian nhất định nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc

gia có thể được hoạch định theo một trong hai hướng sau đây:

• Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích

đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trường hợp này chính

sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.

• Chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư,

kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này chính sách

tiền tệ nhằm chống lạm phát.

SV: NGUYỄN THỊ HƯƠNG 2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!