Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Mua bán doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________________________
TRẦN THANH TÙNG
MUA BÁN DOANH NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không
sao chép của các công trình nghiên cứu khoa học khác.
Các số liệu là trung thực, các tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.
Tác giả luận văn
Trần Thanh Tùng
3
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ VIẾT GỌN SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
Luật Doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH1, đã được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005.
Luật Doanh nghiệp
1999:
Luật Doanh nghiệp số 123/1999/QH10, đã được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12
tháng 6 năm 1999.
Luật Đầu tư: Luật Đầu tư số 59/2005/QH1, đã được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005.
Nghị Định 139: Nghị Định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09
năm 2007 của Chính phủ, hướng dẫn chi tiết một
số điều của Luật Doanh nghiệp.
4
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................8
6. Kết cấu của luận văn:....................................................................................8
CHƯƠNG 1:..........................................................................................................9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP ......9
1.1. Khái quát về doanh nghiệp............................................................................9
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp...........................................................................9
1.1.2. Các đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp.....................................................11
1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành ................................13
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về mua bán doanh nghiệp..............................16
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của mua bán doanh nghiệp ........................16
1.2.2. Lợi ích kinh tế của mua bán doanh nghiệp..................................................21
1.2.3. Phân loại mua bán doanh nghiệp................................................................23
1.2.5. Các mục tiêu kinh tế chủ yếu của mua bán doanh nghiệp ...........................25
CHƯƠNG 2:........................................................................................................28
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN..................................................28
2.1. Mua bán doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam và những định
hướng về kinh tế của Việt Nam có ảnh hưởng đến mua bán doanh nghiệp..28
2.1.1. Mua bán doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam.....................28
2.1.2. Những định hướng về kinh tế của Việt Nam có ảnh hưởng đến mua bán
doanh nghiệp ..............................................................................................30
2.2. Thực trạng pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp ..........................32
5
2.3. Một số vấn đề pháp lý phát sinh khi thực hiện pháp luật hiện hành về mua
bán doanh nghiệp........................................................................................36
2.3.1. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý sau mua bán .................................36
2.3.2. Vấn đề tài sản và tài chính..........................................................................38
2.3.3. Vấn đề lao động..........................................................................................41
2.3.4. Đất đai.......................................................................................................42
2.3.5. Loại hình doanh nghiệp .............................................................................43
2.3.6. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp .................................................47
2.3.7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sau mua bán........................................48
2.3.8. Thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh .................................................57
2.3.9. Những nội dung trong các cam kết WTO khác biệt so với Luật Doanh nghiệp
...................................................................................................................58
2.4. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp...62
2.4.1. Sự cần thiết của pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam
...................................................................................................................62
2.4.2. Một số định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp............63
2.4.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về mua bán
doanh nghiệp ..............................................................................................64
KẾT LUẬN..........................................................................................................69
PHỤ LỤC 1..........................................................................................................71
PHỤ LỤC 2..........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................82
6
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Mua bán doanh nghiệp là một hiện tượng kinh tế đã xuất hiện trên thế giới
từ rất lâu và là hiện tượng tất yếu nảy sinh từ quá trình cạnh tranh và tích tụ tư bản.
Tại Việt Nam, hiện tượng này cũng đã xuất hiện cùng với quá trình đổi mới, phát
triển nền kinh tế thị trường và đặc biệt là xu hướng hội nhập đa chiều của nền kinh
tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh hiện tại của Việt
Nam, mua bán doanh nghiệp đã tạo ra sự năng động và tính cạnh tranh của nền
kinh tế, khơi thông dòng chảy vốn và thúc đẩy hoạt động kinh doanh trở nên sôi
động hơn.
Cùng với việc ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, các doanh nghiệp dân doanh và nhà nước đã có một nền tảng
pháp lý chung trong hoạt động đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, với bối cảnh Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức kinh tế - thương mại
khu vực, một số rào cản đầu tư đã và sẽ được dỡ bỏ, nhà đầu tư được tự do hơn
trong việc lựa chọn cách thức đầu tư của mình. Một trong những cách thức ấy là
mua bán doanh nghiệp. Trong trường hợp này, mua bán doanh nghiệp đóng vai trò
như một phương thức đầu tư và tiếp cận thị trường.
Hiện nay, trên thực tế, đã xuất hiện xu hướng mua bán doanh nghiệp, và xu
hướng này chắc chắn sẽ còn phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, các quy định của
pháp luật hiện hành liên quan đến mua bán doanh nghiệp chưa đầy đủ trong khi
những quy định hiện hành đã bước đầu bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Thực tế đòi
hỏi cần có một số điều chỉnh, sửa đổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan
đến mua bán doanh nghiệp.
Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Mua bán doanh nghiệp theo
pháp luật hiện hành” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có những thực tế về việc mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Đó là việc
mua bán doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10
7
tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh
nghiệp nhà nước và hiện tại là Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm
2005 về cùng nội dung trên.
Trên cơ sở thực tiễn đó, một số đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về
vấn đề mua bán doanh nghiệp nhà nước, mà cụ thể là đề tài “Một số vấn đề về bán,
khoán kinh doanh và cho thuê các doanh nghiệp nhà nước” của các tác giả TS.
Nguyễn Văn Phúc, TS. Vũ Thành Hưng và TS. Nguyễn Văn Định, do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia phát hành năm 2003. Tuy nhiên, tác giả chưa thấy đề tài nào
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề mua bán các loại doanh nghiệp nói chung cũng
như các đề tài tổng kết thực tiễn việc mua bán doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hiện tượng mua bán doanh nghiệp dưới góc độ thực tế,
phân tích bản chất kinh tế cũng như các yếu tố tác động đến hiện tượng này. Trên
cơ sở đó, đề tài so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán
doanh nghiệp với thực tế thi hành. Mục tiêu cuối cùng của đề tài là tìm ra các giải
pháp về mặt pháp lý nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thúc đẩy hoạt động mua
bán doanh nghiệp trong thời gian tới.
Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu hiện tượng mua bán doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế
và pháp lý.
Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về mua
bán doanh nghiệp.
Thứ ba, phân tích hiện tượng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời
gian qua, những vấn đề pháp lý phát sinh cũng như dự đoán phương hướng phát
triển/thay đổi của hiện tượng này trong tương lai, nhất là trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức kinh tế trong khu vực.
Trên cơ sở phân tích thực tế, đề ra một số biện pháp hoàn thiện các quy định
của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư về mua bán
8
doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến việc mua
bán toàn bộ doanh nghiệp với tư cách một “hàng hóa đặc biệt”.
Đề tài không nghiên cứu việc mua bán một phần tài sản của doanh nghiệp,
mua bán một phần vốn góp hoặc mua bán doanh nghiệp bằng việc mua cổ phần
thông qua thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, trong suốt nội dung đề tài, các hiện tượng này cũng được xem
xét trong mối tương quan với hiện tượng mua bán doanh nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cở sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các
vấn đề về liên quan đến mua bán doanh nghiệp, vai trò của pháp luật về mua bán
doanh nghiệp trong việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thực tế. Đồng thời,
luận văn còn dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng về đường lối đổi mới trong
phát triển kinh tế thị trường để định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật hiện hành
về mua bán doanh nghiệp.
Bên cạnh đó trong từng nội dung cụ thể của luận văn, tác giả sử dụng phối
hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích các quy phạm pháp
luật, khảo sát thực tiễn… để làm sáng tỏ các vấn đề được đề cập trong luận văn.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn có kết cấu chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mua bán doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật
hiện hành và phương hướng hoàn thiện
9
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ
quốc gia nào. Đó là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ, sản xuất ra các sản phẩm
thiết yếu, tạo ra của cải và sự hưng thịnh cho quốc gia. Doanh nghiệp chính là các
tế bào cho cơ thể sống kinh tế. Doanh nghiệp năng động, lành mạnh và phát triển
thì nền kinh tế tăng trưởng và phát triển và ngược lại, doanh nghiệp trì trệ, không
thể mở rộng sản xuất hoặc lâm vào tình trạng khó khăn. Vì lý do đó, doanh nghiệp
được coi là tấm gương phản ánh sức mạnh của nền kinh tế quốc gia và là trung tâm
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Cũng như bất cứ hiện tượng nào, hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về doanh nghiệp, tùy theo cách tiếp cận của từng ngành khoa học và của từng tác
giả.
Xét theo quan điểm chức năng: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản
xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các
yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị
trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch
giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy.” (M.Francois Peroux).
Xét theo quan điểm phát triển: "Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản
xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành
công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản
xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được."[13]
Xét theo quan điểm hệ thống: "Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ
phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu.”
Như vậy, chúng ta thấy có rất nhiều định nghĩa về doanh nghiệp. Vậy đâu là
điểm chung các tất cả các khái niệm trên? Chúng tôi nhận thấy có một điểm chung
trong các quan điểm nên trên, đó chính là doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh