Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mụ hỡnh KTTT - Vận hành theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà Nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mụ hỡnh KTTT - Vận hành theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà Nước
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, cải cách các chính sách kinh tế
đã có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng và cấu trúc lại nền kinh tế. Sự kết
hợp giữa các biện pháp ổn định hoá kinh tế và các biện pháp tự do hoá, giảm
bớt sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ Trung ương đối với các hoạt động
kinh tế dựa trên thước đo của thị trường, thực hiện chính sách mở cửa trong
quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo nên những chuyển biên rõ nét về tốc độ tăng
trưởng kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Cùng với các chính sách
cải cách đó, hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam đã có
những thay đổi đáng kể.
Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới ở
Việt Nam có lẽ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản
mà nội dung của chúng có liên quan đến chính sự tiếp tục quá trình cơ cấu
lại nền kinh tế. Vấn đề nổi bật trong số đó là xác định vai trò hợp lý của nhà
nước trong nền kinh tế. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang một nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang mong muốn tìm
kiếm cho mình một nền kinh tế mà trong đó có sử dụng được các tác dụng
tích cực và hạn chế những khiếm khuyết của cả hai yếu tố thị trường và sự
can thiệp của nhà nước đối với hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội.
Do hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều sai sót,
kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Triết học Mác-Lênin đã vạch rõ về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp là cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại với cơ sở
hạ tầng. Một xã hội muốn phát triển ổn định, bền vững cần phải được xây
dựng trên nền tảng của cơ sở hạ tầng bền vững. Do đó, đối với mỗi một
quốc gia, việc xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả cao
chính là một bộ phận quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tần bền vững
góp phần quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Văn kiện Đại hội Đảng nước ta đã chỉ rõ: “Xây dựng nền kinh tế
nước ta trở thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa” . như vậy, từ chỗ xác định rõ vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng
chúng ta đã xác định rõ đẻ xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta cần có
sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế với chức năng quản lý theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu về lý
luận vai trò kinh tế của Nhà nước và thực trạng sự quản lý nền kinh tế ở
nước ta để đề ra những biện pháp cần thiết để tăng cường vai trò đó trong
hiện tại cũng như tương lai.
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước mà toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta đang hăng hái thực hiện cần có một sự chỉ đạo nhất
quán và thống nhất, một người thuyền trưởng kiên định điều khiển con tàu đi
đúng hướng.
2
Xét về mặt thực tiễn, sau khi chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước
ta được qpa dung, chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu đáng tự hào.
Khái quát là:
-Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất . Bước đầu tạo một cơ cấu kinh tế
nhằm phát triển sản xuất.
-Làm đủ ăn và có tích luỹ
-Tạo ra sự tiến bộ đáng kể về mặt xã hội
-Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
-Tốc độ tăng GDP cao và ổn định.
- Xuất khẩu liên tục tăng.
Tuy nhiên nền kinh tế và phát triển vẫn chưa vững chắc, còn kém
hiệu quả và mất cân đối lớn. tình hình xã hội có mặt chưa lành mạnh và
những hiện tượng tiêu cực vẫn còn. Vai trò kinh tế của nhà nước còn mờ
nhạt và kém hiệu quả. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hơn nữa
vai trò kinh tế của nhà nước để đẩy sự nghiệp đổi mới đi lên.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á-Thái Bình Dương đã lan ra toàn
cầu và tác động xấu đến nền kinh tế các khu vực và các quốc gia trên thế
giới. Thực trạng đó đã đặt ra cho các quốc gia những yêu cầu mới trong việc
tự xây dựng cho mình một nền kinh tế của Nhà nước.
Trong tương lai, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một mô hình nền
kinh tế đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội do đó cần
thiết và cấp bách phải xây dựng một hệ thống tác động vào kinh tế của nhà
nước để đạt được các mục tiêu đề ra.
3