Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Mũ bảo hiểm thông minh
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
6.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1319

Mũ bảo hiểm thông minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Mũ bảo hiểm thông minh

Mã số đề tài: 182.Đ11

Chủ nhiệm đề tài: Trần Đăng Khoa

Đơn vị thực hiện: Khoa Công Nghệ Điện

Tp. Hồ Chí Minh, 03/2019

1

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường Đại học

Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo nhiều điều kiện cho quá trình nghiên cứu

được tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Hội đồng xét duyệt, thẩm định đề tài cấp trường

đã góp ý, giúp đỡ, giúp đề tài nhận ra nhiều khuyết điểm và chỉnh sửa theo hướng tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – Tiến Sĩ Khoa học Ngô Thanh Quyền – Trưởng

bộ môn Tự động hóa Khoa Công nghệ Điện đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên, tạo

điều kiện trong quá trình nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Cô giáo – Thạc Sĩ Kinh tế Nguyễn Thị Thương – Bí thư đoàn

trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian giúp đỡ đề

tài trong quá trình phát triển.

Xin chân thành cảm ơn sự góp ý, hướng dẫn rất nhiều từ hội đồng các cuộc thi: Ý

tưởng sáng tạo CIC – Đại học quốc gia TPHCM; Tôi Khởi Nghiệp – Đại học Ngân Hàng

TPHCM; Quốc gia khởi nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Lead The

Change - Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ và Startup Campus của Hàn Quốc. Cảm ơn sự đóng

góp giúp đề tài có nhiều cái nhìn về thực tế.

Xin chân thành cảm ơn Gia đình, Bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ trong những giây

phút khó khăn nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Chủ nhiệm đề tài

Trần Đăng Khoa

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Mũ bảo hiểm thông minh

1.2. Mã số:182.Đ11

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

Trần Đăng Khoa Khoa Công nghệ điện Chủ nhiệm đề tài

T.S Ngô Thanh Quyền Khoa Công nghệ điện Hướng dẫn đề tài

1.4. Đơn vị chủ trì: Khoa công nghệ điện

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên

nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 10 triệu đồng.

3

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Tai nạn giao thông do bia rượu gây ra rất tàn khốc, nhất là ở một quốc gia có mức độ

sử dụng bia rượu cao như ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2017, trên

địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. Làm 8.279 người chết; 5.587 người

bị thương và 11.453 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả

nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, làm 23 người chết. Các con số này đang ngày càng

tăng lên. Do đó, việc tạo ra một hệ thống để giảm thiểu tai nạn giao thông do bia rượu gây

ra là rất cần thiết.

2. Mục tiêu

Tạo ra một hệ thống có thể phát hiện được nồng độ cồn của người lái xe qua hơi thở.

Từ đó phân tích mức độ nguy hiểm và báo cho người lái xe biết. Đồng thời gọi điện và nhắn

tin cho người nhà của lái xe để người nhà có thể hỗ trợ đưa người say về an toàn.

Trên chức năng cơ bản đó, tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm các chức năng để

giảm thiểu một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông thường gặp khác.

3. Phương pháp nghiên cứu

TT

Các nội dung, công

việc chủ yếu cần

được thực hiện

Phương pháp nghiên

cứu

Cách tiếp cận

Kỹ thuật

thực hiện

Kết quả

cần đạt

được

1

Khảo sát và đánh

giá thực trạng

− Phân tích các thông

số do tai nạn gây ra:

số vụ tai nạn, số

người bị thiệt hại, số

tiền ảnh hưởng

− Phân tích các nguyên

nhân gây tai nạn

− Phân tích các nhu

cầu của người dùng

trên thị trường

Khảo sát trên

các trang báo,

tin tức.

Khảo sát trực

tiếp

Bản báo cáo

thống kê tình

hình tai nạn.

Bản phân tích

các nguyên

nhân và nhu

cầu

2

Nghiên cứu chuyên

môn

− Mua và phân tích thử

các thiết bị nhận biết

nồng độ cồn trên xe

ô tô

− Phân tích ưu và

nhược điểm của các

thiết bị

− Tìm hiểu và lựa chọn

các hướng đi cùng

với linh kiện để thực

hiện đề tài

Trực tiếp

nghiên cứu

trên các thiết

bị đã có sẵn

Bản phân tích

các ưu nhược

điểm của thiết

bị đã có

Bảng thống

kê các linh

kiện cần sử

dụng

4

3

Xây dựng, kết nối

phần cứng, phần

mềm

− Xây dựng sơ đồ phần

cứng chi tiết từng

khối của hệ thống:

Khối đọc cảm biến,

khối truyền tín hiệu

không dây

− Xây dựng phần mềm

trên nền tảng android

− Xây dựng sơ đồ kết

nối các khối.

− Xây dựng lưu đồ

thuật toán phần

mềm: lưu đồ thuật

toán tổng quát, lưu

đồ thuật toán chi tiết

từng khối.

Thực hiện vẽ

các sơ đồ trên

máy tính và

phần mềm

chuyên dụng

Sử dụng

phần mềm

vẽ chuyên

ngành:

Altium

Sơ đồ giải

thuật hệ

thống

Sơ đồ khối hệ

thống

Sơ đồ nguyên

lí mạch

4 Sản xuất

− Sản xuất phần cứng:

Mua sắm thiết bị, vật

tư, hàn và lắp đặt hệ

thống phần cứng

theo thiết kế.

− Xây dựng quy trình

vận hành của hệ

thống.

Lắp ráp, đấu

nối các

module với

nhau

Sản phẩm cụ

thể gồm:1 tai

nghe và 1

phần mềm

5

Lắp đặt thực tế, vận

hành thử nghiệm

− Khảo sát , xác định

các điều kiện lắp đặt.

− Xây dựng các kịch

bản vận hành khác

nhau để đánh giá

tính ổn định, chính

xác, khả năng tương

thích ở nhiều điều

kiện vận hành khác

nhau.

− Tiến hành lắp đặt,

cấu hình hệ thống,

thu thập thông số

theo yêu cầu.

− Phân tích đánh giá

kết quả vận hành, đề

xuất cải tiến (nếu có)

Lắp đặt trực

tiếp thiết bị lên

mũ bảo hiểm

và xe gắn máy

Bảng thống

kê các thông

số khi thực

nghiệm

Bản thuật lại

các tình

huống xảy ra

5

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

- Mũ bảo hiểm:

Mũ bảo hiểm bao gồm các bộ phần chính là mạch xử lí tín hiệu và cảm biến. Cảm biến nồng độ cồn

sẽ được lắp đặt ở phía trước mũ.

Mũ có chức năng phát hiện nồng độ cồn từ cảm biến, sau đó gửi tín hiệu qua app điện thoại bằng

bluetooth.

- App điện thoại:

6

5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

- Sau khi cho một lượng nồng độ cồn nhỏ đến gần cảm biến, cảm biến lập tức phát hiện và

gửi thông tin qua App trong thời gian gần 900(ms)

- Khi đưa nồng độ cồn lên mức nguy hiểm, App lập tức báo động nguy hiểm và gọi điện cho

số điện thoại đã được đặt trước. Tuy nhiên, tốc độ gọi điện trên các máy điện thoại sẽ khác

nhau (tốc độ điện thoại).

- Sau khi gọi điện, nếu không được bắt máy, App sẽ tự động gọi lại sau một quãng thời gian

cài đặt (hiện tại là 90 giây).

- Pin sẽ duy trì thiết bị được trong vòng 9 tiếng. Và sạc trong vòng 2 tiếng. (Có thể cải

thiện)

6. Tóm tắt kết quả

Đề tài hoàn thành mục tiêu đề ra là phát hiện nồng độ cồn, gửi qua điện thoại và gọi về

người thân. Ngoài ra, đề tài được sự hỗ trợ phát triển phần pin năng lượng mặt trời từ công

ty TNHH năng lượng mặt trời Vũ Phong và cam kết phát triển, thử nghiệm từ công ty sản

xuất mũ Blue Sea

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!