Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết đêm thánh nhân của nguyễn đình chính.
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
605.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
777

Môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết đêm thánh nhân của nguyễn đình chính.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN LÊ THẢO NGUYÊN

Môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết Đêm thánh

nhân của Nguyễn Đình Chính

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong tất cả các hiện tượng tinh thần mà con người từng tiếp xúc và trải

nghiệm thì giấc mơ đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của

chúng ta. Giấc mơ giúp chúng ta tìm ra được câu trả lời mà ở thế giới hiện

thực luôn là sự lặng im. Đồng thời nó cũng giúp ta hiểu được những điều

thầm kín trong bản thân của mỗi người. Vì thế việc đi vào khám phá và giải

thích giấc mơ chính là “con đường vương giả để đạt tới sự hiểu biết của lòng

người” (S.Freud).

Trong văn học, từ trước đến nay đã “có nhiều tác phẩm văn học nói về

giấc mơ, lấy giấc mơ làm thi liệu, văn liệu, từ đó thể hiện nhiều chủ đề sinh

động và có tính nghệ thuật cao” (Lê Giảng). Đặc biệt những năm sau 1986, sự

xuất hiện yếu tố giấc mơ đã trở nên dày đặc trong sáng tác của nhiều nhà văn

như Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái,… Nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là

nhà văn Nguyễn Đình Chính với tiểu thuyết Đêm thánh nhân. Chất liệu giấc

mơ mà tác giả đã sử dụng trong cuốn tiểu thuyết này như là một phương thức

phản ánh hiện thực và bóc trần thế nội tâm của nhân vật.

Tiểu thuyết Đêm Thánh Nhân của nhà văn Nguyễn Đình Chính là một

tác phẩm xuất sắc bởi những nét mới lạ, độc đáo. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết

là một chuỗi những giấc mơ của nhân vật mà tiêu biểu nhất vẫn là bác sĩ Cần.

Các giấc mơ xuất hiện trong tác phẩm như một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng,

tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn.

Việc đưa ra hướng tiếp cận “Môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết Đêm

thánh nhân của Nguyễn Đình Chính”, chúng tôi mong muốn khám phá được

tâm hồn sâu kín của con người thể hiện trong tác phẩm. Đồng thời, chúng tôi

còn hi vọng được bổ sung thêm những kiến thức, hiểu biết vô cùng hữu ích

cho công việc học tập, nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Đình Chính là một cái tên không mấy xa lạ đối với bạn đọc

Việt Nam, ông được biết đến bởi tài năng và phong cách rất độc đáo qua

những trang tiểu thuyết của mình. Với tiểu thuyết Đêm thánh nhân, dù mới ra

đời đã gặp nhiều sóng gió nhưng cuối cùng thì độc giả cũng đã thừa nhận và

khẳng định vị trí của nó trong dòng chảy của văn học nước nhà. Đặc biệt,

trong nghiên cứu văn chương nó đã trở thành một địa hạt giàu tiềm năng

nhưng cũng đầy ma lực thu hút một số nhà nghiên cứu quan tâm.

Trước hết đó là công trình nghiên cứu “Một thành tựu của văn chương

kì ảo” của Đặng Tiến, bài viết đã phân tích khá rõ một số đặc điểm nổi bật

của tiểu thuyết này, tác giả đã khẳng định Đêm thánh nhân là “một thành tựu

của văn chương”, nó “hứa hẹn một nguồn giải trí lành mạnh cho trí thức và

tâm linh trong một xã hội mà trật tự tinh thần chưa được ổn định, sau những

cơn địa chấn quân sự, chính trị, kinh tế”. Đêm thánh nhân “đã mở ra một

nguồn vui và một niềm tin: tin ở con người, ở cuộc sống, ở tình đồng loại và

khả năng hạnh phúc”. [20, tr.11]. Đây là một công trình nghiên cứu khá sâu

sắc về những giá trị mà tác phẩm đã mang lại.

Thái Thị Vàng Anh với công trình nghiên cứu mang tên “Thời gian

trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” cũng đã đề cập đến tiểu

thuyết Đêm thánh nhân trên phương diện nghệ thuật lắp ghép, đồng hiện điện

ảnh. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra nhận xét “Trong Đêm thánh nhân của

Nguyễn Đình Chính, những giấc mơ tình dục của bác sĩ Cần bộc lộ mặc cảm

tàn phế” [19, tr.13].

Trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết Đêm thánh nhân Nguyễn Đình

Chính đã giới thiệu “Tôi viết tập sách này hình như là theo thể loại du ký

chương hồi cũ rích, tất cả các nhân vật trong truyện đều là những người dân

bình thường có cuộc đời vất vả, éo le, đầy những lầm lỗi ăn năn. Họ ở những

bậc thang thấp nhất của xã hội, cả đời chỉ xoay xở quần quật để kiếm sống.

Họ rất đông, và họ chưa bao giờ được gọi là thánh cả. Họa chăng chỉ có thể

được gọi là thánh trong sự bông phèng hài hước mà thôi. Nhưng đối với tôi,

trong nhiều đêm nằm ngủ tôi lại mơ thấy họ được phong thánh.” [5, tr.6].

Bách Thị Hiền với công trình “Môtíp giấc mơ trong tiểu thuyết Việt

Nam từ 1990 đến 2000”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Huế, 2011. Ở

công trình này, tác giả đã đi vào nghiên cứu một cách tỉ mỉ về môtíp giấc mơ

trong một giai đoạn văn học cụ thể, và có đề cập đến tác giả Nguyễn Đình

Chính với tiểu thuyết Đêm thánh nhân nhưng chỉ trên cơ sở so sánh và đối

chiếu với các tác phẩm khác.

Từ những công trình nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi

nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về “môtíp giấc mơ trong tiểu

thuyết Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính” một cách cụ thể và có hệ

thống. Vì vậy chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài này với hy vọng tìm ra được

những giá trị đích thực của giấc mơ mà tác giả muốn gửi gắm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Môtíp giấc mơ – những dạng thức biểu hiện và một số phương thức

thể hiện.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu thuyết Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính (2008), Nxb Văn

học, Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh và đối chiếu với các dòng

văn học khác, đồng đại cũng như lịch đại để thấy được sự gặp gỡ ảnh hưởng

và đặc biệt làm rõ những đóng góp mới của Nguyễn Đình Chính.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê số lần giấc mơ trong tác

phẩm nghiên cứu trên bình diện: nhân vật, nội dung. Sau đó phân loại giấc mơ

thành những môtip giấc mơ chính.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đi sâu vào các giấc mơ của nhân

vật, sau đó đi phân tích, tổng hợp các dữ liệu để có được một cái nhìn tổng

quát nhất về môtip giấc mơ trong cuốn tiểu thuyết.

- Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ hệ thống từ

sự kết hợp các lý thuyết tự sự học, thi pháp học và văn học so sánh. Từ đó

khái quát các đặc điểm nổi bật của các môtip giấc mơ trong tiểu thuyết “Đêm

thánh nhân” của Nguyễn Đình Chính.

5. Đóng góp của luận văn

Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ công sức

của mình vào quá trình nghiên cứu môtíp giấc mơ trong văn học. Và chúng

tôi cũng hy vọng đề tài này sẽ gợi mở một hướng tiếp cận mới mẻ để tìm hiểu

một số nét riêng, nét độc đáo trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân. Qua đó

khẳng định vị trí của tiểu thuyết này trong nền văn học Việt Nam giai đoạn

sau 1986.

6. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì nội dung chính của đề tài này

gồm ba chương:

Chương 1. Môtíp giấc mơ và những biểu hiện của giấc mơ trong

tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.

Chương 2. Môtíp giấc mơ trong Đêm thánh nhân - những dạng thức

biểu hiện.

Chương 3. Môtíp giấc mơ trong Đêm thánh nhân -một số phương

thức thể hiện

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

MÔTÍP GIẤC MƠ VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA GIẤC MƠ TRONG

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986

1.1. Giới thuyết khái niệm

1.1.1. Môtíp – “một phương diện của thi pháp học”

*Môtíp

Trong Từ điển thuật ngữ văn học thì môtíp “tiếng Hán việt gọi là “mẫu

đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp), có thể

chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng Việt, nhằm chỉ

những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền

vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là

trong văn học nghệ thuật dân gian” [11, tr.168].

Còn đến với cuốn “150 thuật ngữ văn học” thì môtip được định nghĩa

như sau: “Môtíp gắn với thế giới tư tưởng và xúc cảm của tác giả một cách

trực tiếp hơn so với các thành tố khác của hình thức nghệ thuật, nhưng khác

với thành tố ấy, môtíp không mang tính hình tượng độc lập, không mang tính

toàn vẹn thẩm mỹ, chỉ trong quá trình phân tích cụ thể sự vận động của môtip

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!