Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT  TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”.
MIỄN PHÍ
Số trang
57
Kích thước
355.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1970

MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU.

PHẦN 1: CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”

I. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

1. Khái niệm xuất khẩu

2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

3. Nhiệm vụ của xuất khẩu.

II. Chiến lược “ Hướng về xuất khẩu”

1. Khái niệm.

2. Nội dung - Các chính sách thường sử dụng.

3. Ý nghĩa của chiến lược này đối với sự phát triển kinh tế.

PHẦN 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

1986 - 2000.

I. Các chính sách và biện pháp mà Nhà nước ta đã và đang sử dụng.

1. Quá trình đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu.

2. Các chính sách và biện pháp cụ thể.

II. Kết quả của hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 1986 - 2000.

III. Những hạn chế , tồn tại và thách thức trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

PHẦN 3: MỘT VÀI HƯỚNG MỞ CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI PHÁT

TRIỂN CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”.

I. Chiến lược “ Hướng về xuất khẩu ” ở một số nước ASEAN và châu Á.

1. Quá trình thực hiện.

2. Các chính sách và biện pháp của các nước NICs châu Á.

II. Một vài hướng mở cho thương mại Việt Nam khi phát triển chiến lược

“ Hướng về xuất khẩu ”

1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

2. Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

3. Chủ động hội nhập quốc tế..

1

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4. Chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý.

5. Thị trường xuất khẩu.

6. Thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu.

KẾT LUẬN.

PHỤ LỤC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

2

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU

*

Xét về mặt lý thuyết kinh tế, các quốc gia muốn tăng trưởng đều phải tùy thuộc vào 4 yếu

tố: 1/ Bình quân thu nhập đầu người thực tế; 2/ Tỷ lệ tiết kiệm trên đầu lao động; 3/ Tỷ lệ vốn đầu

tư trên đầu lao động; 4/ Tốc độ tăng dân số. Cả 4 yếu tố này có những tác động mạnh mẽ với

nhau, cho nên bất kỳ quốc gia nào muốn tăng trưởng kinh tế thì nhất thiết phải đề ra được một

loạt “ Những chính sách khôn ngoan ”. (những luận thuyết tân cổ điển).

Đối với các quốc gia trên toàn thế giới, là nước phát triển hay nước đang phát triển, việc

lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược phát triển thương mại nói

riêng đều phải căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, thách thức và đặc biệt phải dự đoán được

những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai 10, 15 hay 20 năm tới. Những thay đổi này bao hàm

cả những cơ hội và thách thức, những tác động đa chiều của nó tới xã hội và nền kinh tế. Chiến

lược tối ưu phải là mô hình sẵn sàng đáp ứng được các thách thức của môi trường đã, đang và sẽ

tiếp tục thay đổi. Chiến lược đó phải dược trang bị đầy đủ các năng lực để vượt qua các khó khăn,

thách thức hiện hành cũng như sáp tới để tiến lên. Tuy vậy để có một chiến lược phát triển hoàn

hảo thì chiến lược phát triển phải là một sự đột phá, bao hàm cả xây dựng cái mới, loại bỏ các cũ

không thích hợp, bao hàm cả sự tiếp thu cái bên ngoài thích hợp và khước từ cái bên ngoài xa lạ,

đồng thời tạo ra sự cân bằng mới cho xử lý các thách thức, mâu thuẫn ...

“ Sự thần kỳ ” của các nước NICs châu Á đạt dược trong mấy thập kỷ qua không phải là

một sự ngẫu nhiên, mà là cả một quá trình tìm tòi thử nghiệm và phấn đấu kiên trì của các quốc

gia đó. Trải qua những bước thăng trầm, thất bại và thành công, họ đã tìm ra được mô hình phát

triển kinh tế phù hợp với điều kiện của mỗi nước - mô hình “ Hướng về xuất khẩu ” chìa khóa

giúp họ từ những quốc gia nghèo nàn, lạc hậu vươn lên thành những quốc gia có nền kinh tế phát

triển, những con rồng châu Á vững vàng bước vào thế kỷ 21.

Việt Nam là một nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu

đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tieu này, nước ta phải

rất nỗ lực và xác định được hướng đi đúng đắn, phù hợp. Là một nước đi sau, qua những thực

trạng, thách thức và kinh nghiệm của các nước đi trước (đặc biệt là các nước trong khu vực

3

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ASEAN và Châu Á ) chiến lược phát triển thương mại hiện nay của Việt Nam đó là chiến lược “

Hướng về xuất khẩu ”.

Trong phần trình bày của đề tài có các phần chính:

- Phần 1: Chiến lược “ Hướng về xuất khẩu ”

- Phần 2: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000.

- Phần 3: Một vài hướng mở cho thương mại Việt Nam khi phát triển theo chiến lược “

Hướng về xuất khẩu ”.

Do năng lực còn hạn chế và tài liệu chưa có nhiều nên nội dung của các vấn đề được trình

bày trong đề tài không thể tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Mong được sự đóng góp ý kiến và giúp

đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Thương mại.

***

4

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN 1

CHIẾN LƯỢC “ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU”

I. XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

QUỐC DÂN.

1. Khái niệm xuất khẩu: dưới góc độ kinh tế học, xuất khẩu được hiểu là hoạt động

bán hàng hóa của các thương nhân Việt Nam cho các thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng

bán hàng hóa.

2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân: xuất khẩu là cơ sở của nhập

khẩu và là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế.

Sau đây là một số vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân:

2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa vì vậy đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để

nhập khâủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau:

+ Liên doanh đầu tư ở nước ngoài.

+ Vay nợ, viện trợ, tài trợ.

+ Thu từ hoạt động dịch vụ, du lịch.

+ Xuất khẩu sức lao động ...

Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ ... cũng phải trả bằng

cách này hay cách khác. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu

quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

2.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế đối ngoại.

Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách

mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp

hóa ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.

Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được

nhìn nhận theo các hướng sau:

+ Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta ra nước ngoài.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!