Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một Trong Những Thuộc Tính Cơ Bản.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến,
bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật
vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên
quan đến hình thức và nội dung của nó. Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý
nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các
hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác,
khoa học. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ
năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì những
lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ.
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi
hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc
thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị
cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống
pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và
chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp
luật.
Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
Ví dụ về quy định
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan
quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền
thuế phải nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ về chế tài
Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân
1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý
dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả
bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt
tù từ 03 tháng đến 02 năm.