Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số vấn đề về tính chính quy mêtric toàn cục của ánh xạ đa trị và áp dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRÀ QUỐC ANH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍNH CHÍNH QUY MÊTRIC
TOÀN CỤC CỦA CÁC ÁNH XẠ ĐA TRỊ VÀ ÁP DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Chuyên ngành: Toán giải tích
Bình Định - Năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TRÀ QUỐC ANH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍNH CHÍNH QUY MÊTRIC
TOÀN CỤC CỦA CÁC ÁNH XẠ ĐA TRỊ VÀ ÁP DỤNG
Chuyên ngành: Toán giải tích
Mã số: 8 46 01 02
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỮU TRỌN
Lời cam đoan
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Quy Nhơn dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Hữu Trọn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được ai công bố trước đó.
Lời cảm ơn
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Toán và Thống kê, Trường Đại học Quy
Nhơn, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trọn. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy, người đã luôn tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Toán và Thống kê đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn cũng khó tránh khỏi một số sai sót
và hạn chế. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và
các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
1 Kiến thức chuẩn bị 4
1.1 Ánh xạ đa trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2 Một số định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.3 Nguyên lí biến phân Ekeland . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2 Lý thuyết chính quy mêtric trên tập cố định 9
2.1 Lý thuyết chính quy mêtric địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.2 Lý thuyết chính quy mêtric toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.3 Đặc trưng của tính chính quy toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.3.1 Tính chính quy và tính đầy đủ . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.3.2 Tiêu chuẩn chính quy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.3.3 Định lí trù mật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.3.4 Tính dưới chính quy mêtric, tính calm, tính điều khiển được,
tính lùi xa tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.4 Tính ổn định nhiễu của tính chính quy toàn cục . . . . . . . . . . . 35
2.4.1 Tính chính quy của ánh xạ tổng . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.4.2 Tính chính quy của ánh xạ hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
3 Ứng dụng trong các định lí điểm bất động đa trị 44
3.1 Sự tồn tại của điểm bất động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
3.2 Tính ổn định của bài toán điểm bất động . . . . . . . . . . . . . . . 50
3.3 Sự tồn tại điểm bất động kép và điểm trùng . . . . . . . . . . . . . . 52
1
Lời nói đầu
Tính chính quy mêtric là một khái niệm trung tâm của Giải tích biến phân, ra
đời những năm 1980. Nó có nguồn gốc từ Nguyên lý ánh xạ mở của Banach-Một
trong ba nguyên lý cơ bản của Giải tích hàm, Định lí Lyusternik nổi tiếng về không
gian tiếp xúc và Định lí toàn ánh của nhà toán học Graves, và trong kết quả cơ
bản của Giải tích là Định lí hàm ẩn và Định lí hàm ngược cổ điển. Nó được giới
thiệu và nghiên cứu bởi các nhà toán học hàng đầu trong Giải tích biến phân như:
Borwein [2] [3], Ioffe [6], Rockafellar [5], Mordukhovich, Penot, Théra và các nhà
toán học trong nước như Nguyễn Đông Yên [1], Phan Quốc Khánh, Huỳnh Văn
Ngãi, Nguyễn Hữu Trọn,. . . Tính chính quy mêtric đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của giải tích như xem xét sự tồn tại và
dáng điệu của tập nghiệm của các phương trình tổng quát có dạng: y ∈ F(x) (trong
đó F và y được xem là dữ liệu, x là ẩn) dưới sự thay đổi nhỏ của dữ liệu. Những
vấn đề đó dẫn đến ý tưởng đánh giá khoảng cách từ một điểm gần nghiệm đến tập
nghiệm của phương trình qua ánh xạ F dưới dạng bất đẳng thức:
d(x, F −1
(y)) ≤ kd(y, F(x))
Phạm vi ứng dụng của nó rất rộng bao gồm phân tích sự hội tụ của các thuật
toán, các điều kiện tối ưu, lý thuyết điểm bất động, điểm trùng,... Tuy nhiên, cho
đến nay, hầu hết những nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát tính chính
quy mêtric địa phương, tức là ước lượng trên đúng cho những cặp gần cho trước.
Nghiên cứu tính chính quy mêtric kiểu Holder chỉ mới xuất hiện gần đây trong các