Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
344.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
790

Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

PHẦN MỞ ĐẦU

Đã từ lâu, vấn đề tiền lương là một trong những mối quan tâm hàng

đầu của tất cả mọi người: từ các hộ gia đình, người lao động, đến các nhà

quản lý, các chủ doanh nghiệp và không thể thiếu những nhà kinh tế học; từ

người giàu, kẻ nghèo; từ các nứơc đang phát triển đến các nước phát triển…

đều giành những sự lưu tâm đặc biệt đến tiền lương đồng thời xem xét,

nghiên cứu tiền lương dưới nhiều góc độ khác nhau.

Bởi lẽ đã hàng thế kỷ nay tiền lương là cơ sở chủ yếu của mức sống

phần lớn dân cư, là hình thức biểu hiện cụ thể lợi ích kinh tế của người lao

động và tập thể lao động. Tiền lương là phần quan trọng nhất để người lao

động đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.

Đối với các doanh nghiệp, chi phí tiền lương là một bộ phận cấu

thành lên chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh

nghiệp. Không những thế tiền lương còn là yếu tố quan trọng để thu hút

nguồn nhân lực chất lượng cao cho tổ chức, nếu trả lương hợp lý sẽ tạo động

lực cho người lao động hăng say làm việc và hoàn thành tốt công việc của

mình; ngược lại nếu trả lương không hợp lý sẽ làm giảm năng suất lao động,

khônh khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình.

Với chính phủ các nước, Nhà nước có thể thông qua hệ thống tiền

lương để tìm hiểu mức sống của người dân, và qua đó tác động tới cơ cấu,

chất lượng của lực lượng lao động. Một xã hội có giàu mạnh đó là ở sự giàu

có tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, do đó quan tâm đến con

người chính là làm giàu cho đất nước.

Cũng như mọi quốc gia khác, đối với nước ta, tiền lương là một vấn

đề quan trọng, quá trình xoá bỏ bao cấp và chuyển sang kinh tế thị trường,

nền kinh tế mở trong thời kì toàn cầu hoá hiện nay làm cho tiền lương không

1

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

chỉ phức tạp về mặt thực tiễn mà cả về lý luận cũng còn nhiều vấn đề cần phải

tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế Đất nước.

Do vậy trong chuyên đề thực tập cuối khoá này em chỉ xin phép

nghiên cứu “Một số vấn đề về thực trạng công tác trả lương tại công ty Vật tư

kỹ thuật xi măng”.

2

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về tiền lương

I. Khái niệm tiền lương

1. Một số khái niệm.

1.1. Các khái niệm có liên quan.

Sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, được đem ra trao đổi mua

bán trên một thị trường đặc biệt đó là thị trường sức lao động. Trên thị trường

này, người lao động có sức lao động đem sức lao động của mình ra cho thuê

(hay bán) cho người có tư bản (có vốn, có tư liệu sản xuất ) nhưng không có

đủ sức lao động để tiến hành hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Và như vậy hoạt động mua bán sức lao động đã diễn ra, sau một thời gian làm

việc người lao động thu được một khoản gọi là sự trả công lao động . Tiền

lương là một trong số các hình thức trả công lao động, nói đơn giản thì tiền

lương là giá cả sức lao động. Để hiểu rõ khái niệm tiền lương trước hết ta làm

rõ các khái niệm có liên quan đến tiền lương, đó là:

Thù lao là tất cả các khoản mang tính chất tài chính, phi tài chính mà

người lao động nhận được thông qua mối quan hệ giữa họ và tổ chức. Thù lao

tài chính bao gồm: Thù lao cơ bản, các phúc lợi, các hình thức khuyến khích.

- Thù lao cơ bản là phần thù lao cố định mà người lao động nhận

được dưới dạng tiền công, tiền lương, được trả cho người lao động theo: loại

công việc, mục đích thực hiện công việc, trình độ thâm niên của người lao

động.

+ Tiền công là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số giờ

làm việc thực tế, dựa trên số sản phẩm sản xuất ra, khối lượng công việc hoàn

3

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

thành. Dạng thù lao này áp dụng cho công nhân sản xuất, nhân viên bảo

dưỡng máy móc thiết bị.

+ Tiền lương (Salary) là số tiền trả cho người lao động một cách cố

định thường xuyên theo một đơn vị thời gian, có thể là tuần hoặc tháng hoặc

năm. Dạng thù lao này thường áp dụng cho cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo,

cán bộ chuyên môn.

Tại Việt Nam hiện nay, theo nghị định 25, 26/CP ban hành ngày

23/5/1993 thì “ Tiền lương là giá cả sức lao động đựơc hình thành dựa trên cơ

sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với

quan hệ cung cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường ”.

Theo tổ chức lao động Quốc tế ILO: Tiền lương là sự trả công hoặc

thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền

và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao

động, hoặc bằng pháp luật theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng

miệng.

Mức lương (suất lương): là số tiền trả cho lao động trong một đơn vị

thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương theo chế độ tiền lương hiện

hành.

- Các phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ

cuộc sống của người lao động trong quá trình làm việc hoặc sau khi làm việc

như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền trả cho ngày nghỉ lễ,

nghỉ phép, các chương trình giải trí, chất lượng nhà ở, phương tiện đi lại… và

các phúc lợi gắn liền với quan hệ làm việc với các thành viên trong tổ chức.

- Các khuyến khích là khoản thù lao phụ thêm ngoài tiền công, tiền

lương để trả cho người lao động làm tốt công việc nhằm khuyến khích tăng

năng suất lao động, nâng cao doanh số bán ra, nâng cao chất lượng sản phẩm,

4

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí sản xuất. Loại thù lao này gồm tiền hoa hồng,

các loại tiền thưởng, phân chia năng suất, phân chia lợi nhuận.

1.2. Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế.

Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho

người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động,

hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào chức vụ, tầm quan trọng của

người lao động trong tổ chức… Tuy nhiên tiền lương danh nghĩa không phản ánh

đúng thực trạng cuộc sống của người lao động, do sự ảnh hưởng cuar lạm phát.

Tiền lương thực tế là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người lao động

mua được bằng số tiền lương thực tế mà họ nhận được.

Ta có mối quan hệ của tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế đc

biểu diễn qua công thức:

Itldn

Itltt = --------

Igc

Itltt : Tiền lương thực tế

Itldn : Tiền lương danh nghĩa

Igc : Chỉ số giá cả

2. Bản chất tiền lương.

Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế và xã hội khác nhau:

2.1. Xét về mặt kinh tế

Người lao động dùng tiền lương để duy trì cuộc sống của mình và gia

đình. Số tiền này một phần được dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy ở

nước ta tiền lương cơ bản được xác định dựa trên các nhu cầu sinh học, nhu

cầu xã hội, độ phức tạp của công việc… Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp

cho người lao động hay các khoản tiền thưởng do hoàn thành tốt nhiệm vụ

nhằm khuyến khích người lao động, nâng cao hiệu quả làm việc.

5

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

2.2. Xét về mặt xã hội

Xét về mặt xã hội của tiền lương, ta thấy tiền lương đóng vai trò vô

cùng quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Tiền lương càng

quán triệt được tính công bằng và đảm được cuộc sống cho người lao động thì

các quan hệ xã hội ngày càng được củng cố. Với mức tiền lương hợp lý, mọi

người lao động đều có thể đảm bảo được cuộc sống của chính mình và gia

đình, cuộc sống no đủ, lành mạnh của mỗi người, mỗi gia đình làm nên một

xã hội, một cộng đồng giàu có, văn minh, giảm bớt các tệ nạn xã hội.

3. Nguyên tắc trả lương.

3.1. Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau.

Xuất phát từ nguyên tắc phân phối lao động, dùng thước đo lao động

để đánh giá, trả lương, không phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ… chỉ cần

có mức hao phí sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau.

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính công bằng trong trả lương. Thể

hiện tính nhất quán trong các thành phần kinh tế. Các khu vực, các ngành, các

chủ thể kinh tế đều có quy định về thang bảng lương nhằm trả lương chính

xác trung thực cho người lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.

Qua đây cũng tạo động lực khuyến khích người lao động.

3.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.

Nguyên tắc này xuất phát từ quy luật: “để đảm bảo tồn tại, phát triển

cần phải có tích luỹ ”. Ta thấy khi năng suất lao động tăng thì hiệu quả sản

xuất kinh doanh cũng tăng, từ đó dẫn đến tiền lương trả cho người lao động

cũng theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất

doanh nghiệp cần phải có một phần tư bản tích luỹ, bởi vậy mà các chủ doanh

nghiệp luôn phải tính toán trả lương cho người lao động sao cho tỷ lệ tăng

tiền lương bình quân không được lớn hơn tỷ lệ tăng năng suất lao động vì tiền

6

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp

lương cũng là một loại chi phí và chi phí này phải được tính toán làm sao để

không lớn hơn những gì thu lại được.

3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người

lao động làm những nghề các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo công bằng, bình đẳng trong

trả lương cho các lao động làm các ngành nghề khác nhau, công việc khác

nhau với các mức độ phức tạp và hao phí sức lao động khác nhau. Điều này

cũng là một khuyến khích để người lao động hăng say làm việc, chăm chỉ học

tập tìm tòi, nâng cao trình độ tay nghề. Để thực hiện nguyên tắc này cần dựa

trên những cơ sở sau:

Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành: được

xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc mà họ thực hiện.

Điều kiện lao động: đó là môi trường làm việc của người lao động,

trong các ngành nghề khác nhau lại có những điều kiện lao động khác nhau.

Những người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại sẽ hao phí nhiều

sức lao động hơn các môi trường làm việc khác, vì vậy ngoài tiền lương cơ

bản họ còn được nhận các khoản phụ cấp và các ưu đãi khác như kiểm tra sức

khoẻ định kỳ…

Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân: trong

những thời điểm khác nhau, từng giai đoạn phát triển sẽ có những ngành

trọng điểm riêng, và để phát triển ngành này, thu hút lao động cho ngành thì

tiền lương trả cho người lao động phải có sức cạnh tranh cao, đồng thời đó

cũng là động lực để người lao động làm việc và giữ chân họ lại trong ngành.

Sự phân bổ theo khu vực sản xuất: với những vị trí địa lý không thuận

lợi như miền núi, hải đảo… thì cần có những khuyến khích thích hợp trong trả

lương, có như vậy mới thu hút được nguồn nhân lực làm việc tại nơi này

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!