Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
145.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1176

Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Khiến nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà

nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và Đảng, Nhà nước

ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình và tham gia giám sát

hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại , tố cáo hiện nay

vẫn đang diễn biến rất phức tạp, việc khiếu nại vượt cấp, một vụ việc nhưng lại gửi

nhiều nơi, tình hình công dân kéo về trụ sở trực tiếp công dân của các cơ quan trung

ương ngày một nhiều, nguyên nhân chủ yếu do một phần cơ chế chính sách - pháp

luật của Nhà nước ta còn chậm đổi mới, có khi chưa phù hợp, việc quản lý điều hành

nền hành chính Nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa còn những hạn chế, bất cập, tạo ra những kẽ hở trong quá trình giải quyết

các công việc của nhân dân; mặt khác một bộ phận nhân dân lợi dụng chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để khiếu nại kéo dài, tràn lan; một bộ

phận cán bộ, công chức ý thức trách nhiệm còn hạn chế, dẫn đơn xử lý đơn thư chậm,

có lúc xử lý chưa đúng thẩm quyền; tình trạng đùn đẩy, đơn chuyển lòng vòng... đây

là nguyên nhân làm cho tình trạng khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, nhiều vụ

việc tồn đọng chưa giải quyết xong lại phát sinh vụ việc mới, gây bất bình trong nhân

dân.

Trước thực trang đó, bản thân mạnh dạn chọn đề tài " Một số vấn đề về khiếu

nại, tố cáo và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay" để tìm

hiều sau hơn về quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo để vận dụng vào thực tiễn công

tác sau này, qua đó góp phần phát hiện những hạn chế, yếu kém của mảng công tác

này để có những đề xuất, kiến nghị phù hợp, góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây

dựng đất nước.

Do thời gian có hạn, nên trong quá trình nghiên cứu chắc không thể tránh khỏi

những thiếu sót, rất mong các thầy, các cô, đồng nghiệp góp ý chân thành để tiều luận

này được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

1

PHẦN I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Khiếu nại

Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị, Nhà nước thực hiện quản lý xã hội

bằng pháp luật. Trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý, các cơ quan nhà

nước ban hành các văn bản, quyết định quản lý theo thẩm quyền để thực hiện quyền

lực của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo. Các văn bản, quyết định đó tác

động đến một người hay một nhóm người nhất định. Tuy vậy văn bản hay quyết định

đó có sai sót hoặc do cán bộ, công chức thi hành công vụ có hành vi vi phạm pháp

luật xâm hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khiếu nại

phát sinh.

Vậy, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ

tục Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền

xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, hoặc quyết định kỷ luật cán

bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái luật, xâm phạm

đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tố cáo

Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại hoặc đe dọa

gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân.

Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của

cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo

cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm

pháp luật và xử lí người vi phạm. Mục đích của tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân.

Vậy, tố cáo là việc công dân theo thủ tục Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho

cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm của bất cứ cơ quan,

tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền,

lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!