Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số vấn đề trong lý luận nhà nước và pháp luật / Trần Thị Mai Phước
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1479

Một số vấn đề trong lý luận nhà nước và pháp luật / Trần Thị Mai Phước

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

-----------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ

TRONG LÝ LUẬN NHÀ NƢỚC

VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: T2011-03-108

Chủ nhiệm đề tài:

ThS. TRẦN THỊ MAI PHƢỚC

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01/2014

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

ThS. Trần Thị Mai Phƣớc: Chủ nhiệm đề tài

Đơn vị phối hợp chính: (Không có)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP

LUẬT...............................................................................................................................4

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC.......... 4

1.1.1. Khái niệm Nhà nƣớc .............................................................................. 4

1.1.2. Nguồn gốc, bản chất, đặc trƣng của Nhà nƣớc ...................................... 5

1.1.3. Kiểu Nhà nƣớc ....................................................................................... 8

1.1.4. Hình thức Nhà nƣớc ............................................................................... 9

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ....... 10

1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất, đặc trƣng cơ bản của pháp luật .......... 10

1.2.2. Kiểu pháp luật, hình thức pháp luật ........................................................ 13

1.2.3. Quan hệ pháp luật, hệ thống pháp luật, quy phạm pháp luật.................. 17

1.2.4. Thực hiện pháp luật - Áp dụng pháp luật................................................ 19

1.2.5. Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý.............................................. 21

1.2.6. Ý thức pháp luật, pháp chế XHCN, cơ chế điều chỉnh pháp luật ........... 23

Chƣơng 2.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN NHÀ NƢỚC VÀ

PHÁP LUẬT TRONG TƢƠNG QUAN VỚI THỰC TIỄN ........................................27

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG TƢƠNG QUAN VỚI THỰC TIỄN VỀ

NHÀ NƢỚC ....................................................................................................... 27

2.1.1. Về khái niệm Nhà nƣớc ....................................................................... 27

2.1.2. Về kiểu Nhà nƣớc ................................................................................... 29

2.1.3. Hình thức nhà nƣớc................................................................................. 32

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG TƢƠNG QUAN VỚI THỰC TIỄN

VỀ PHÁP LUẬT ............................................................................................... 35

2.2.1. Các quan điểm về bản chất của pháp luật ............................................ 35

2.2.2. Các quan điểm về đặc điểm của pháp luật ........................................... 36

2.2.3. Về hình thức pháp luật ......................................................................... 38

2.2.4. Hệ thống pháp luật ............................................................................... 56

2.2.5. Quy phạm pháp luật ............................................................................. 58

2.2.6. Quan hệ pháp luật................................................................................. 62

2.2.7. Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý........................................... 63

2.2.8. Cơ chế điều chỉnh pháp luật................................................................. 68

Chƣơng 3. NHẬN THỨC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC VÀ

HOÀN THIỆN LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT...............................................................71

3.1. NHẬN THỨC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƢỚC.............. 71

3.1.1. Cần thống nhất khái niệm Nhà nƣớc.................................................... 71

3.1.2. Về lý luận “nhà nƣớc XHCN bảo vệ lợi ích của toàn xã hội” ............. 71

3.1.3. Có bốn Kiểu nhà nƣớc trong lịch sử .................................................... 72

3.1.4. Về lý luận “Kiểu nhà nƣớc sau luôn tiến bộ hơn Kiểu nhà nƣớc trƣớc”72

3.1.5. Chính thể Quân chủ chuyên chế trong thế giới đƣơng đại................... 73

3.2. HOÀN THIỆN LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ............................................ 74

3.2.1. Vấn đề xác định bản chất của pháp luật.................................................. 74

3.2.2. Các yếu tố thể hiện đặc điểm của pháp luật............................................ 75

3.2.3. Về việc xác định Văn bản luật và Văn bản dƣới luật ............................. 77

3.2.4. Về việc xác định các tiêu chí phân biệt “luật” và “bộ luật”.................... 78

3.2.5. Về nội hàm của Văn bản pháp luật ......................................................... 79

3.2.6. Về việc đặt tên văn bản quy phạm pháp luật sau sửa đổi, bổ sung......... 82

3.2.7. Về vấn đề phân loại các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 83

3.2.8. Cần tạo hành lang pháp lý để phát triển Án lệ ở Việt Nam.................... 83

3.2.9. Giải pháp nâng cao tính phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật ....... 83

3.2.10. Về việc xác định các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.. 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................i

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.2.4. Mối quan giữa thực hiện pháp luật với áp dụng pháp luật ................ 20

Bảng 2.2.3a. Các quan điểm về nội hàm của Văn bản pháp luật .......................... 39

Bảng 2.2.3b. Thống kê kết cấu của 6 Bộ luật và một số Luật ............................... 47

Sơ đồ 2.2.4. Minh họa vị trí của chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật ..... 56

Sơ đồ 1.2.5. Mối quan hệ giữa Vi phạm pháp luật với Trách nhiệm pháp lý ....... 68

Bảng 3.2.2. Minh họa các quan điểm về đặc điểm của pháp luật ......................... 76

Bảng 3.2.5. Minh họa nội hàm của Văn bản pháp luật ......................................... 80

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHVBQPPL : Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

BLDS : Bộ luật Dân sự năm 2005

BLHS : Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

CHXHCNVN : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CP : Chính phủ

HĐND : Hội đồng nhân dân

HN&GĐ : Hôn nhân và Gia đình

NĐ : Nghị định

Nghị định 24/2009/NĐ-CP : Nghị định 24/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp

thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10: Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10 ngày 25/12/2001

về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

Nxb : Nhà xuất bản

QPPL : Quy phạm pháp luật

QH : Quốc hội

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

tr : trang

UBDTSĐHP : Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội

VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật

VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

& : và

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: “MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG LÝ LUẬN NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT”

- Mã số: T2011-03-108

- Chủ nhiệm: Thạc sĩ Trần Thị Mai Phƣớc

- Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian thực hiện: Năm 2011

2. Mục tiêu:

Tạo ra đƣợc một sản phẩm nghiên cứu có giá trị tham khảo cho cả ngƣời dạy

và ngƣời học môn Pháp luật Đại cương và Lý luận về Nhà nước và Pháp luật.

3. Tính mới và sáng tạo:

- Đề tài tổng hợp, phân tích, đánh giá một số vấn đề thuộc lĩnh vực Nhà nƣớc

và Pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả đã trình bày và luận giải quan điểm của mình, giúp

ngƣời dạy và ngƣời học có một đầu mối tham khảo chung.

- Đƣa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện lý luận về nhà nƣớc và pháp luật

trong tƣơng quan với thực tiễn hiện đại. Trong đó, tiêu biểu là ý tƣởng hợp nhất 3 văn

bản: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Luật ban hành văn bản

quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004 và Pháp lệnh hợp nhất văn bản

quy phạm pháp luật năm 2012.

- Góp ý với nhà trƣờng về việc thống nhất giáo trình, thống nhất quan điểm

giảng dạy, đặc biệt là thống nhất việc xây dựng ngân hàng đề thi 2 môn Pháp luật Đại

cương và Lý luận về Nhà nước và Pháp luật để tránh trƣờng hợp quan điểm của ngƣời

làm ngân hàng đề khác với quan điểm của giáo trình chung.

4. Kết quả nghiên cứu:

- Là một Tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập 2 môn

học nói trên trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Chuyên nghiệp.

- Gợi mở những hƣớng nghiên cứu tiếp theo về Nhà nƣớc và Pháp luật.

5. Sản phẩm:

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa

học. Trong đó gồm có 3 chƣơng:

- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật.

- Chƣơng 2: Những vấn đề cần nghiên cứu về nhà nƣớc và pháp luật trong

tƣơng quan với thực tiễn.

- Chƣơng 3: Nhận thức một số vấn đề lý luận về nhà nƣớc và hoàn thiện lý

luận về pháp luật.

6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

* Hiệu quả:

- Về mặt giáo dục và đào tạo: là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc đào tạo đại

học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

- Về mặt khoa học: là cơ sở ban đầu để có những nghiên cứu tiếp theo có tính

quy mô hơn nhằm trang bị thêm cho môn học Lý luận nhà nước và pháp luật những

cuốn sách chuyên khảo có giá trị.

* Phƣơng pháp chuyển giao:

- Dự kiến thông qua bài báo trên Tạp chí Khoa học của trƣờng Đại học Mở

Tp.HCM và một vài Tạp chí chuyên ngành.

- Thông qua việc giảng dạy môn Pháp luật Đại cương cho sinh viên không

chuyên và môn Lý luận nhà nước và pháp luật cho sinh viên chuyên ngành Luật.

* Khả năng ứng dụng:

Có khả năng ứng dụng tại trƣờng Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, các

trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khác trong nƣớc.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

- Project title:“SOME THEORETICAL ISSUES IN THE STATE AND THE LAW”

- Code number: T2011-03-108

- Coordinator: MA. Tran Thi Mai Phuoc

- Implementing institution: Ho Chi Minh city Open University

- Duration: 2011

2. Objective(s):

Create a research product valuable reference for both teachers and learners

General Law courses and Issues in the state and the law.

3. Creativeness and innovativeness:

- Topics have synthesized, analyzed, evaluated some issues in the field of the

state and the law. On that basis, the author presented and commentary my views, help

teachers and learners have a common reference clues.

- The subject has come up a number of recommendations contributed to the

improvement of issues about the state and the law in relation to modern practice. In

there, typical is ideas to unify 3 legal documents: The Law of promulgated the legal

texts in 2008, The Law of promulgated legal texts of The People's Assembly and

People's Committees in 2004 and The Ordinance consolidated legal texts in 2012.

- To make a suggestions to the school on the uniform curriculum, uniform

teaching perspective, especially is the unified about construction of exam questions

system of General Law courses and Issues in the state and the law to avoid the views

of the who attacking tricky questions other the views of the general curriculum.

4. Research results:

- A documents for the lecturers and students of two above-mentioned subjects

in universities, colleges and professional level.

- Suggest further research directions about the State and Law.

5. Products: A document consists of:

- Chapter 1: The general issues in the state and the law

- Chapter 2: These issues need to research in the state and the law in relation to reality.

- Chapter 3: Recognizing some theoretical issues about state and to complete issues

about the law.

6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability:

* Effects:

- Effects on education and training: This research work results are the

documents intended for teaching graduate, colleges and professional level.

- Effects on science: the initial basis for subsequent research have the lager

scale to equip more Issues in the state and the law the valuable monographs.

*Transfer alternatives of research results through

- 01 Scientific articles on Scientific magazine of Ho Chi Minh city Open

University and 01 Scientific articles on Speciality scientific magazine.

- Lectures on this research for graduate training of General Law courses and

Issues in the state and the law.

* Applicability:

Application in Ho Chi Minh city Open University, the universities, colleges and other

professional secondary schools in Vietnam.

1

Trần Thị Mai Phước – Đề tài NCKH&CN cấp trường

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do, mục đích chọn đề tài

Hiện nay, phần Lý luận về Nhà nước và pháp luật trong môn học Pháp luật Đại

cương và môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật có rất nhiều vấn đề cần đổi mới

trong tƣơng quan với sự phát triển đa dạng của thực tiễn nhà nƣớc và pháp luật. Các

giáo trình cũng nhƣ đại đa số sách tham khảo viết về phần này đã thể hiện rất đa dạng.

Quan điểm của ngƣời giảng dạy cũng không thống nhất với các tài liệu đã xuất bản.

Điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngƣời học. Nếu tham khảo nhiều sách, ngƣời học

sẽ lúng túng trong việc chọn quan điểm nào để xác định đƣợc đáp án đúng trong các

bài tập trắc nghiệm.

Với xu hƣớng thi đề chung của trƣờng Đại học Mở Tp.HCM nói riêng và các

trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên cả nƣớc nói chung, học sinh,

sinh viên càng khó đạt đƣợc kết quả thi nhƣ mong muốn. Từ đó, một thực trạng đáng

buồn diễn ra là ngƣời viết sách thì cứ viết (hàng loạt đầu sách Pháp luật Đại cương ra

đời, bởi nhiều tác giả với nhiều quan điểm khác nhau), trong khi đó thì ngƣời học trở

nên thụ động, chỉ đọc duy nhất một cuốn tài liệu do ngƣời dạy cung cấp (thƣờng là

cuốn Đề cương bài giảng do chính Giảng viên biên soạn) và chỉ theo đúng một quan

điểm của thầy mình.

Từ thực tế trên, tác giả mong muốn thực hiện đề tài này nhằm hƣớng đến mục

tiêu tạo ra đƣợc một sản phẩm nghiên cứu có giá trị tham khảo cho cả ngƣời dạy và

ngƣời học những môn nêu trên. Tài liệu sẽ giúp ngƣời đọc tiếp cận đƣợc nhiều quan

điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này không chỉ thuận tiện cho công tác dạy

và học mà còn có thể là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về lý luận Nhà nƣớc và

pháp luật.

2. Tình hình nghiên cứu

- Về sách nghiên cứu: Nếu nhƣ nói về Giáo trình môn học Lý luận nhà nước và

pháp luật hoặc Giáo trình Pháp luật Đại cương thì có rất nhiều nhƣng nói về việc

nghiên cứu chuyên sâu Một số vấn đề trong Lý luận nhà nước và pháp luật thì có thể

nói đây là đề tài còn khá mới mẻ đối với giới nghiên cứu, vì hầu nhƣ chƣa có một công

trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề này. Trong cuốn chuyên khảo

Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật của GS.TSKH Đào Trí Úc, chúng tôi cũng

tìm thấy ở đó những vấn đề lý luận cơ bản và chỉ viết về pháp luật mà thôi.

- Về các bài báo, Tạp chí: có thể nói có rất nhiều bài viết đề cập đến từng vấn

đề trong lý luận về nhà nƣớc và pháp luật. Trong đó, đa phần là viết về pháp luật và có

nhiều bài cùng viết về một đề tài. Điều này có nghĩa là không phải tất cả những vấn đề

đƣợc nghiên cứu chuyên sâu trong đề tài này đều đã có những công trình nghiên cứu

trƣớc đó. Có thể kể đến một số bài viết, nhƣ: Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!