Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1782

Một số vấn đề pháp lý về văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN ANH KHOA

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG

NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN ANH KHOA

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG

NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Đức

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu và thông tin nêu trong luận

văn là trung thực; các dữ liệu, luận điểm được trích

dẫn đầy đủ nếu không thuộc ý tưởng hoặc kết quả

tổng hợp của chính bản thân tôi.

Tác giả

Trần Anh Khoa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU:................................................................................................... 01

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA

THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

1.1. Tổng quan về thương nhân nước ngoài và Văn phòng đại diện của

thương nhân nước ngoài ....................................................................................

07

1.1.1. Thương nhân nước ngoài........................................................................... 07

1. 1.2. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài...................................... 15

1.2. Tác động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đối với nền kinh

tế......... ................................................................................................................ 21

1.2.1. Các tác động tích cực của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đối

với nền kinh tế ..................................................................................................... 21

1.2.2. Các tác động tiêu cực của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đối

với nền kinh tế ...................................................................................................... 23

1.3. Quá trình hình thành và phát triển các quy định về Văn phòng đại diện của

thương nhân nước ngoài qua các thời kỳ.......................................................... 24

1.3.1. Quy định pháp luật về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài giai

đoạn trước Luật Thương mại 1997 ....................................................................... 24

1.3.2. Quy định về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo Luật

Thương mại 1997 ................................................................................................. 27

1.3.3. Quy định về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo Luật

Thương mại 2005 ................................................................................................. 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA

THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TẠI VIỆT NAM

2.1. Trình tự, thủ tục, cơ quan cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của

thương nhân nước ngoài tại Việt Nam .............................................................. 32

2.1.1. Trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

............................................................................................................................. 32

2.1.2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp, điều chỉnh, cấp lại, gia hạn giấy phép

thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ................................ 40

2.2. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài. 41

2.2.1. Tổ chức quản lý Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài ............ 41

2.2.2. Tổ chức hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài......... 43

2.2.3. Thực tiễn hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài....... 46

2.3. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân

nước ngoài........................................................................................................... 53

2.3.1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện ........................... 53

2.3.2. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện .......................... 55

2.3.3. Cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện............... 56

2.4. Chế độ kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính các hoạt động Văn phòng

đại diện của thương nhân nước ngoài ............................................................... 57

2.4.1. Chế độ kiểm soát đối với Văn phòng đại diện ............................................. 57

2.4.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với Văn phòng đại diện ............................ 59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt

động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài................................... 63

3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước....................................................... 63

3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài ......................................... 65

3.2 . Định hướng hoàn thiện và các kiến nghị pháp luật cụ thể ........................ 67

3.2.1. Định hướng hoàn thiện ............................................................................... 67

3.2.2. Kiến nghị pháp luật cụ thể .......................................................................... 73

KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC.

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ chứng kiến sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là thời kỳ các quốc gia dù lớn hay nhỏ,

dù thuộc hệ thống kinh tế, chính trị nào cũng phải hợp tác với nhau để cùng phát

triển. Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu

hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, nó lôi cuốn sự tham gia của hầu

hết các nước, các nền kinh tế, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát

triển ra sao và thuộc chế độ chính trị xã hội nào1

. Xu thế hợp tác trên lĩnh vực kinh

tế mà biểu hiện sinh động là hoạt động đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động ngày càng

phát triển. Các Tập đoàn kinh tế, Công ty đa quốc gia đang là cầu nối tạo ra sự liên

kết gắn bó giữa các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia đều xây dựng cho mình các Tập

đoàn kinh tế, Công ty với tiềm lực kinh tế mạnh số vốn lớn, kinh doanh đa ngành

nghề, đa lĩnh vực nhằm đủ sức cạnh tranh với các Tập đoàn, Công ty khác trên thế

giới. Để thực hiện mục tiêu này, các Tập đoàn kinh tế, Công ty lớn trên thế giới

thường thực hiện nhiều hình thức khác nhau như kêu gọi đầu tư của nước ngoài,

phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc phát triển thị trường bằng cách

đầu tư vào các quốc gia. Một số nhà đầu tư thực hiện bằng cách thành lập Văn

phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới với mục đích mở rộng sự ảnh hưởng

của mình, mở rộng thị phần và tiếp thị đến từng khách hàng.

Để đầu tư vào Việt Nam, Thương nhân nước ngoài có thể lựa chọn nhiều

hình thức khác nhau như có thể đầu tư trực tiếp bằng cách liên doanh với doanh

nghiệp trong nước hoặc tự mình thành lập các doanh nghiệp theo nhiều hình thức

khác nhau. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể tiến hành các hình thức đầu tư gián

tiếp như mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư,

thương nhân lại có xu hướng thành lập các Văn phòng đại diện để thăm dò thị

trường, cũng như tìm hiểu hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách của Nhà nước, nếu

thấy phù hợp thì mới xúc tiến việc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào quốc gia đó.

Việc thành lập Văn phòng đại diện là một trong những cách tìm hiểu môi trường

kinh doanh, cơ chế chính sách của quốc gia trước khi tiến hành đầu tư trực tiếp hay

gián tiếp. Đây là việc làm hiệu quả nhằm tạo tâm lý an tâm cho các Thương nhân,

nhà đầu tư nước ngoài. Văn phòng đại diện là những hình thức đơn giản nhất, giúp

Thương nhân nước ngoài nhanh chóng tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh và thực

hiện các hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Hoạt động của thương nhân nước ngoài dưới hình thức Văn phòng đại diện ở

nước ta ngày càng phát triển và đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ

thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới, từ đó tạo động lực cho Việt

Nam phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó còn tạo môi trường kinh

doanh lành mạnh, thuận lợi, khuyến khích và kêu gọi ngày càng nhiều doanh nghiệp

nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam. Ngày càng nhiều các Tập đoàn kinh tế,

Công ty trên thế giới thành lập các Văn phòng đại diện tại nước ta. Đặc biệt, sau khi

1 Nguyễn Xuân Thắng, (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.9.

Việt Nam gia nhập WTO thì hiện tượng này ngày càng phát triển. Số lượng các Văn

phòng đại diện được phép thành lập ở Việt Nam năm sau cao hơn năm trước. Đây là

xu hướng chung của các nước trên thế giới, cũng là nhu cầu chính đáng của tất cả

các nền kinh tế. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là pháp luật vừa phải tạo điều kiện cho

hoạt động các Văn phòng đại diện phát triển, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan quản

lý nhà nước thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát, quản lý.

Nhằm kiểm soát, phát triển hoạt động các Văn phòng đại diện của thương

nhân nước ngoài ở nước ta, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều

quy định như Luật Thương mại 2005, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006

quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của

Thương nhân nước ngoài, Thông tư số 11/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ

Công thương) ngày 28/9/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

Với các quy định hiện hành, phần nào đã kiểm soát được việc thành lập, hoạt động

của các Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Ngoài ra, các quy định của

pháp luật cũng tạo hành lang pháp lý thông thoáng, khuyến khích các thương nhân

nước ngoài thành lập các Văn phòng đại diện ở nước ta. Hoạt động của các Văn

phòng đại diện được đặt trong sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền

và phần lớn các Văn phòng đại diện đã tuân thủ, thực hiện đầy đủ các quy định của

pháp luật cũng như các quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Tuy

nhiên, hoạt động của Văn phòng đại diện trên thực tế còn nhiều điểm chưa hợp lý,

vượt rào, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tượng Văn phòng

đại diện kinh doanh sinh lợi, Văn phòng đại diện khổng lồ, các Công ty mẹ chấm

dứt hoạt động Văn phòng đại diện vẫn tồn tại đang diễn ra rất phổ biến ở nước ta.

Các hành vi vi phạm của Văn phòng đại diện đang là vấn đề làm đau đầu các cơ

quan quản lý nhà nước. Mặt khác, các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

các quy định trong thực tế có nhiều điểm bất cập. Sự chưa hoàn thiện và bất cập về

hành lang pháp lý đang là rào cản lớn hạn chế hoạt động của các thương nhân nước

ngoài cũng như gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt

động của các Thương nhân nước ngoài. Chính vì vậy, một yêu cầu cấp thiết là phải

có một hệ thống pháp luật đủ khả năng kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi vi phạm

xảy ra trong thực tế, cũng như phải có một hệ thống pháp luật thông thoáng, có khả

năng thu hút các Tập đoàn kinh tế, Công ty lớn trên thế giới thành lập Văn phòng

đại diện ở nước ta.

Chính vì những lý do và yêu cầu cấp bách của xã hội trong việc hoàn thiện

pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước

ngoài nên tác giả chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về Văn phòng đại diện thương

nhân nước ngoài tại Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành

Luật Kinh tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu:

Hoạt động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

ngày càng phát triển, vì vậy đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm điều

chỉnh lĩnh vực này. Ngoài các quy định của pháp luật, trong lĩnh vực học thuật cũng

đã có một số đề tài của các nhà nghiên cứu đề cập đến việc hoàn thiện khía cạnh

khác nhau của chế định này như: Luận án Phó Tiến sỹ khoa học năm 1996 tại Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Hoàng Phước Hiệp về “Cơ chế

điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Luận

văn đã đề cập đến hoạt động Chi nhánh Công ty nước ngoài tại Việt Nam và tìm

hiểu xem đây có phải là một hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài hay không

(giai đoạn trước khi có Luật Thương mại 1997 ra đời)2

. Luận văn Thạc sỹ Luật học

năm 2001 tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Xuân Thành về

“Một số vấn đề định hướng phát triển cho Luật Thương mại Việt Nam”, Luận văn

đã phân tích và làm nỗi bật thẩm quyền cơ quan cấp giấy phép thành lập của Văn

phòng đại diện.3 Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2001 tại Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh của tác giả Trịnh Anh Nguyên về “Điều chỉnh pháp lý hoạt động

quảng cáo – loại hình thương mại dịch vụ quan trọng của nền kinh tế thị trường ở

Việt Nam (từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh)”, Luận văn đã phân tích được

hoạt động quảng cáo của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, cũng như các hành

động vượt rào của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài nhằm thống lĩnh thị

trường quảng cáo nước ta. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị kiểm soát hoạt động

thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực quảng cáo. Luận văn Thạc sỹ

Luật học năm 2004 tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trương

Thanh Tùng về “Phương hướng hoàn thiện Luật Thương mại trong điều kiện kinh tế

thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn đề cập đến

các biện pháp nhằm kiểm soát hoạt động của Văn phòng đại diện, theo ý kiến của

tác giả thì nên cho phép các Văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh sinh lời.4

Ngoài các Luận án, Luận văn nghiên cứu của các tác giả còn có các bài viết chuyên

đề của một số tác giả cũng đề cập và tìm hiểu về hoạt động của Văn phòng đại diện

thương nhân nước ngoài như: Bài viết của Thạc sỹ Hà Việt Dũng năm 2001 về

“Hoạt động của Văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài tại

Việt Nam – nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước về an ninh trật tự” trong Tạp chí Dân

chủ và Pháp luật số 75

.

Các Luận văn và bài viết nghiên cứu là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng và

quý giá tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu Luận văn này.

Điểm mới của Luận văn là sẽ hệ thống và đi sâu phân tích, tìm hiểu sâu các quy định

về trình tự thủ tục thành lập, điều chỉnh, cấp lại, gia hạn cũng như chấm dứt hoạt

động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở tìm

hiểu thực tiễn hoạt động của Văn phòng đại diện, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị

để hoàn thiện các quy định của pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm của các thương

nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện.

2 Hoàng Phước Hiệp, (1996), Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 127. 3 Phạm Xuân Thành, (2001), Một số vấn đề định hướng phát triển cho Luật Thương mại Việt Nam, Luận văn

Thạc sỹ Luật học tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 47-48. 4 Trương Thanh Tùng, (2004), Phương hướng hoàn thiện Luật Thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học tại Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 126-127. 5 Hà Việt Dũng, (2001), “Hoạt động của Văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài tại Việt

Nam – nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước về an ninh trật tự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số 7), tr.14-16.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!