Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số thí nghiệm hoá học vui
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
92.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1190

Một số thí nghiệm hoá học vui

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GV: Trần Ngọc Tâm Tổ: Hoá

Một số thí nghiệm hoá học vui (St)

1. Đoá hoa báo mưa, nắng

Làm một "đóa hoa báo mưa, nắng" như hướng dẫn dưới đây, bạn có thể dùng để trắc nghiệm sự thay

đổi của thời tiết.

Dùng loại giấy nhún màu đỏ để làm một đoá hoa hồng, rồi phết nước muối đặc lên những cánh hoa

(hoà muối ăn với nước, khuấy đều, cho thêm muối ăn cho tới khi muối ăn không tan được nữa là được

nước muối đặc, dung dịch muối bão hoà), rồi cắm đoá hoa đó vào chậu hoa.

Nếu sắc màu của hoa bị nhạt đi thì thời tiết nhất định sẽ nắng, còn màu sắc hao trở nên thẫm hơn thì

thời tiết sẽ râm hoặc mưa.

Đó là vì đoá hoa giấy thấm nước muối đặc thì dễ dàng hấp thu nước. Ngày râm khí áp thấp, độ ẩm

không khí lớn, hoa giấy tiếp xúc với không khí có độ ẩm lớn thì có thể hấp thu nước trong không khí, nên

hao giấy trở nên thẫm màu hơn lên một chút. Ngược lại, vào ngày nắng khí áp cao, độ ẩm không khí nhỏ,

hoa giấy chẳng hấp thu được nước nên đương nhiên vẫn giữ màu vốn có, hoặc thấy nhạt đi một chút.

2. Đốt cháy đường

Đường ăn có thể đốt cháy được không? Chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm để thử xem sao!

Trên một nắp hộp bằng thiếc rải ở chính giữa một ít hạt đường (đường kính, đường cát, ...). Bạn đưa

que diêm đang cháy vào đốt cháy những hạt đường đó thì dù bạn có xoay xở đốt bao nhiêu lần cũng chẳng

đốt cháy được nó. Phải chăng là đường không thể cháy?

Bây giờ bạn hãy rắc một số tàn thuốc lá lên những hạt đường đó rồi thử đốt lại xem sao. Lúc này thì

đường sẽ cháy, phát ra ngọn lửa màu xanh lam cho tời khi cháy hết.

Sau khi cháy xong, tàn thuốc lá đã rắc vào đường vẫn là tàn thuốc lá và không tăng, không giảm về số

lượng, nhưng nó lại thúc đẩy cho đường cháy. Người ta gọi nó là chất xúc tác.

3. Thử độ tươi (mới) của bột mì

Bột mì để lâu, do tác dụng của oxy, nước, vi sinh vật trong không khí, có thể sinh ra hiện tượng bị chua,

hư hỏng. Muốn biết bột mì có còn tươi mới hay không, có thể dùng chất thử hoá học để kiển định đơn

giản, như sau:

1. Lấy một bình thuỷ tinh hình nón, dung tích 150ml. Cho vào bình 40ml nước cất, rồi cho 5 gam bột

mì biết chắc là tươi, mới vào bình, khuấy trộn đều, cho tới khi không còn cục bột nào ở trong nước. Tiếp

đó nhỏ vào 5 giọt dung dịch chất thử phenolphatalêin, lắc đều. Lúc này dung dịch trong bình thủy tinh

hình nón là không màu.

Pha loãng dung dịch natri hydroxyt (NaOH) 0,02%. dùng ống nhỏ giọt pipet (có khắc vạch trên ống) để

hút dung dịch natri hydroxyt 0,02%, nhỏ giọt vào bình hình nón. Vừa nhỏ, vừa lắc đều bình hình nón cho

tới khi dung dịch trong bình chuyển sang màu đỏ nhạt, trong 1 - 2 phút cũng không bị mất màu đó thì

dừng lại, ghi số lượng dung dịch natri hydroxyt đã dùng chuẩn độ.

Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!