Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số rào cản trong quá trình thăng tiến của phụ nữ việt nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1842

Một số rào cản trong quá trình thăng tiến của phụ nữ việt nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 316-320

316 Email: [email protected]

MỘT SỐ RÀO CẢN TRONG QUÁ TRÌNH THĂNG TIẾN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Nguyễn Ngọc Hương - Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang

Ngày nhận bài: 05/7/2019; ngày chỉnh sửa: 20/7/2019; ngày duyệt đăng: 28/7/2019.

Abstract: Over nearly thirty-three years of renovation and integration, our country has achieved

many great achievements in many aspects such as economy, politics, culture, society and

especially gender equality. However, in the period of Industrialization and Modernization, the

country is facing many challenges, many problems need to be solved. In these challenges, women

are the most under pressure from different directions. This article presents about barriers to

advancement of Vietnam women in the context of industrialization and modernization.

Keywords: Industrialization and modernization, women, advancement, gender equality.

1. Mở đầu

Công tác bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ ở

Việt Nam đang có rất nhiều cơ sở để phát triển hơn nữa.

Các chủ trương, chính sách và khung pháp lí ngày càng

hoàn thiện, thể hiện ở những quy định trong Hiến pháp,

Luật Bình đẳng giới, các chương trình mục tiêu quốc

gia và các cuộc vận động hướng đến nâng cao vai trò

của phụ nữ trong mọi mặt của xã hội. Tuy nhiên, nhận

thức về địa vị phụ nữ trong xã hội, gia đình, cơ quan và

nhà trường còn chuyển biến chậm. Định kiến xã hội, đề

cao vai trò của nam giới và chính tâm lí e ngại, tự ti của

phụ nữ vẫn khiến họ chịu nhiều thiệt thòi; phần lớn đội

ngũ lao động nữ hiện nay là lao động đơn giản, trình độ

tay nghề thấp, lương thấp, việc làm không ổn định, bên

cạnh những vấn nạn bạo lực giới, hạn chế cơ hội bình

đẳng cho phụ nữ tham gia lãnh đạo.

Bài viết trình bày một số khái niệm công cụ, từ đó

phân tích một số rào cản trong quá trình thăng tiến của

phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1. Phụ nữ

Trong tác phẩm đồ sộ “Giới tính thứ hai”, Beauvoir

đã cố gắng họa lên một bức tranh khá hoàn chỉnh về đề

tài phụ nữ với nhiều mảng màu khác nhau như văn học,

thần thoại, tôn giáo, sinh học, phân tâm học, chủ nghĩa

duy vật lịch sử. Khi xem xét về lịch sử, Beauvoir đi đến

kết luận “hầu hết các xã hội trong lịch sử phương Tây

từ cổ đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống

phụ hệ nên đã xem phụ nữ như là Tha nhân - Khách thể

và đàn ông như là Cái tôi - Chủ thể. Theo cách đó, nhân

loại được xác định là đàn ông, là giống đực, còn phụ

nữ thì luôn được xác định trong sự lệ thuộc vào đàn

ông. Và như vậy, chỉ duy nhất đàn ông mới có tự do lựa

chọn để xác lập bản chất và tính chủ thể của mình, còn

phụ nữ chỉ là hệ quả của sự lựa chọn ấy” [1; tr 45].

Ở Việt Nam, phụ nữ là nguồn nhân tố quan trọng

đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam.

Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phụ nữ

trong các vai trò quan trọng của xã hội như quá trình

xây dựng, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai,

địch họa; khẳng định năng lực và phẩm hạnh trong các

hoạt động xã hội, góp một phần to lớn công sức và trí

tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại.

2.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ cuối thế kỉ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã

diễn ra các loại công nghiệp hóa (CNH) khác nhau:

CNH tư bản chủ nghĩa và CNH xã hội chủ nghĩa. Các

loại CNH này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học

và công nghệ là giống nhau. Song, chúng có sự khác

nhau về mục đích, phương thức tiến hành, sự chi phối

của quan hệ sản xuất thống trị. CNH diễn ra ở các nước

khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau,

trong những điều kiện KT-XH khác nhau; do vậy, nội

dung khái niệm có sự khác nhau. Khái niệm “CNH”

mang tính chất lịch sử. Nó gắn bó trước hết với sự xuất

hiện của máy móc và sự thay thế lao động thủ công

bằng lao động cơ khí (hay còn gọi là Cách mạng khoa

học lần thứ nhất). Cuộc cách mạng này diễn ra ở nước

Anh, sau đó lan truyền sang một số nước khác, nhưng

mãi tới thế kỉ XIX, thuật ngữ “CNH” mới xuất hiện và

đến nửa sau thế kỉ XX mới được dùng phổ biến.

Đối với thuật ngữ “hiện đại hóa” (HĐH), Nguyễn

Đình Phan và Phan Khiêm Ích cho rằng HĐH là: “một

quá trình, nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt

được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải

cách chính trị và cũng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm

tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống với hệ

thống của các nước phát triển” [2; tr 4]. Quan điểm này

đã thể hiện được một số mặt cụ thể của quá trình HĐH,

tuy nhiên chưa phản ánh hết thực chất của quá trình

HĐH diễn ra ở các nước đang phát triển.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!