Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số kỹ năng thiết kế bài toán học theo lí thuyết nhận thức linh hoạt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
51(3):113 - 118 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
113
MỘT SỐ KỸ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC
THEO LÍ THUYẾT NHẬN THỨC LINH HOẠT
Lê Thị Quỳnh Trang (Trường ĐH Kĩ thuật công nghiệp - ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Một trong những đặc điểm lớn nhất của
hoạt động dạy - học ở đại học là mang tính
nghiên cứu khoa học, là sự kết hợp với hoạt
động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, cốt
lõi của chất lượng dạy học ở đại học là tư duy
sáng tạo để giải quyết vấn đề có hiệu quả.
Trong quá trình dạy học, giảng viên
hướng dẫn sinh viên cách học, giúp sinh
viên tự tạo ra khả năng xác định vấn đề cần
giải quyết, thu nhận, xử lí thông tin và ứng
dụng chương trình để giải quyết vấn đề một
cách sáng tạo.
Theo lí thuyết nhận thức linh hoạt, nhận
thức của người học có tính linh hoạt. Tính linh
hoạt nhận thức là khả năng người học cấu trúc
lại một cách tự nhiên và tự do những tri thức
của mình bằng nhiều cách khác nhau nhằm
đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của tình
huống đang thay đổi một cách căn bản. Tính
linh hoạt của nhận thức không chỉ thể hiện
trong cách trình bày hay mô tả tri thức mà còn
thể hiện cả trong những hành động xử lí diễn
ra trên nền những biểu tượng và giá trị tinh
thần mà người học đã có. Để phát huy tính
linh hoạt nhận thức của người học, cần coi
trọng vai trò của tri thức kiến tạo (người học
kiến tạo tri thức dựa vào hoàn cảnh). Đây là
loại tri thức sống động, bắt nguồn từ chính
những yếu tố cấu thành hoàn cảnh cụ thể của
học tập và sự phát triển cá nhân của người
học. Hoàn cảnh cụ thể của học tập có thể là
các sự kiện tình huống, các sự kiện phát sinh từ
thực nghiệm, từ sự quan sát trực tiếp, từ những
liên hệ của bài học với thực tiễn cuộc sống.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải
tạo được cơ hội để người học phát triển các kĩ
năng trình bày, áp dụng thông tin của mình
nhằm học tập đúng đắn.
2. Thiết kế mục tiêu học tập
Mục tiêu nói chung là kết quả dự kiến cần
đạt được sau khi thực hiện thành công một
hoạt động. Mục tiêu học tập là kết quả học tập
mà giáo viên mong muốn người học đạt được
sau bài học. Tất nhiên trong mục tiêu học tập
mà giáo viên thiết kế không chứa hết những
mục tiêu học tập chủ quan do chính người học
tự đặt ra cho mình. Việc thiết kế mục tiêu của
giáo viên căn bản tuân theo chương trình giáo
dục của môn học, hoặc tuân theo chuẩn học
vấn đã quy định trong chương trình và sách
giáo khoa chính thức.
Tuy vậy, mục tiêu học tập của cá nhân mỗi
người học đặt ra thường không hoàn toàn
trùng khớp với mục tiêu do giáo viên thiết kế.
Chỉ những yếu tố nào đó trong mục tiêu thiết
kế chuyển thành đối tượng hoạt động của
người học mới thực sự là mục tiêu bên trong
của người học. Ngược lại, không ít yếu tố mục
tiêu bên trong của người học sẽ nằm ngoài
thiết kế của giáo viên. Đó là thực tế khách
quan không thể xóa bỏ, hơn nữa còn phải
được tôn trọng, bởi vì chính những độ chênh
này mới thực sự là điều kiện cho sự phát triển
cá nhân và những khác biệt cá nhân trong
phương thức và thành tựu phát triển cá nhân
của con người.
Mục tiêu học tập của bài học được thiết kế
theo một số quy tắc sau:
2.1. Bảo đảm tính chất toàn vẹn của bài
học hoặc chủ đề học tập, theo đúng khái niệm
mà bài học hoặc chủ đề đó phản ánh.
2.2. Bao quát đủ ba lĩnh vực chung của học
tập, cả quá trình lẫn kết quả hay thành tựu học
tập. Đó là: