Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số kiến nhị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương ở Công ty cổ phần may Thăng Long.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KIÊM
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH NỘI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KỸ THUẬT
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG KCS
VĂN PHÒNG
PHÒNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
CỬA HÀNG DỊCH VỤ
PHÒNG KHO
PHÒNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
PHÒNG THỊ TRƯỜNG
TTTM VÀ GTSP
CỬA HÀNG THỜI TRANG
XƯỞNG THỜI TRANG
XÍ NGHIỆP PHÙ TRỢ
XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ VÀ ĐỜI SỐNG
XÍ NGHIỆP I
XÍ NGHIỆP II
XÍ NGHIỆP III
XÍ NGHIỆP IV
XÍ NGHIỆP V
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
XÍ NGHIỆP MAY NAM HẢI
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Đề án môn học Nguyễn Thị Việt Dung
LỜI NÓI ĐẦU
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường hiện nay,
để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý phù hợp với sự biến đổi
của thị trường cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Việc
đảm bảo lợi ích cá nhân của người lao động là một động lực cơ bản trực
tiếp khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình lỗ lực phấn
đấu sáng tạo trong sản xuất. Một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm
đạt tới mục tiêu trên là hình thức trả lương cho người lao động. Tiền lương
thực sự phát huy được tác dụng của nó khi các hình thức tiền lương được
áp dụng hợp lý nhất, sát với tình hình thực tế của các đơn vị sản xuất kinh
doanh, đúng với sự cống hiến của người lao động, công bằng và hợp lý giữa
những người lao động trong doanh nghiệp. Có như vậy tiền lương mới thực
sự trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển. Việc trả lương
theo lao động là tất yếu khách quan. Nhưng lựa chọn hình thức trả lương
nào cho phù hợp với điều kiện đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng
doanh nghiệp. Để thúc đẩy sản xuất, làm cho người lao động luôn quan tâm
đến kết quả lao động của mình, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung
của toàn doanh nghiệp. Để góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp,
tăng thu nhập cho người lao động.
Qua quá trình kiến tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long với
kiến thức đã học tại trường, em xin trình bầy một số vấn đề về việc tổ
chức tiền lương trong Công ty cổ phần may Thăng Long cùng với sự
giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Trung Kiên. Nếu có những gì sai sót, em
rất mong sự cảm thông và mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy và
những người đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
1
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG.
1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIỀN LƯƠNG.
1.1. Khái niệm về tiền lương
Tiền lương (tiền công) là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao
động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất
sức lao động bù đắp hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để hiểu sâu hơn về khái niệm tiền lương chúng ta có các khái niệm
liên quan: tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế và tiền lương tối thiểu.
* Tiền lương danh nghĩa
Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông
qua hợp đồng thoả thuận giữa hai bên theo qui định của pháp luật. Số tiền
này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động, hiệu quả làm
việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc,…của
họ ngay trong quá trình lao động.
* Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng
và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua
được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa
mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch
vụ cần thiết mà người lao động muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương danh
nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua công thức sau:
ILTT = ILDN / IP
Trong đó:
ILTT : Chỉ số tiền lương thực tế
2
Đề án môn học Nguyễn Thị Việt Dung
ILDN: Chỉ số tiền lương danh nghĩa
IP : Chỉ số giá cả
* Tiền lương tối thiểu
Theo điều 56 Bộ Luật Lao Động: “Mức lương tối thiểu là mức tiền
lương trả cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều
kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động đơn giản và một phần tái sản
xuất mở rộng. Đó là những công việc thông thường mà một người lao động
có sức khoẻ bình thường, không qua đào tạo chuyên môn…cũng có thể làm
được”.
Tiền lương tối thiểu được Nhà nước qui định theo từng thời kỳ dựa trên
trình độ phát triển về kinh tế – xã hội của đất nước và yêu cầu tái sản xuất
sức lao động xã hội. Tiền lương tối thiểu được xác định qua phân tích các chi
phí về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chi phí bảo hiểm, y tế, giáo dục đào tạo,…Theo
nghị định mới nhất của năm 2005 thì mức lương tối thiểu chung là 350.000
đồng/ người/ tháng.
1.2. Vai trò chức năng của tiền lương
Trong nền kinh tế quốc dân thì tiền lương được coi là một trong những
đòn bẩy kinh tế quan trọng mà không có một quốc gia nào lại không quan
tâm tới và nó cũng là một công cụ quản lý ở các đơn vị sản xuất kinh doanh,
là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Trong phạm vi doanh
nghiệp, tiền lương có vai trò quan trọng trong việc kích thích lao động tăng
năng suất, nâng cao trách nhiệm của người lao động với quá trình sản xuất và
tái sản xuất đồng thời tiền lương phù hợp với đóng góp của người lao động sẽ
đem lại niềm lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu
nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất xã
hội.
Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát
triển lực lượng lao động. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các
3