Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số hướng dẫn thiết kế dạy học môn ngữ văn trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực học sinh.
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
4.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1858

Một số hướng dẫn thiết kế dạy học môn ngữ văn trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2019, tr 145-150; 89

145 Email: [email protected]

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ DẠY HỌC

MÔN NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Nguyễn Thị Kiều Anh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Ngày nhận bài: 02/12/2019; ngày chỉnh sửa: 16/12/2019; ngày duyệt đăng: 26/12/2019.

Abstract: The article proposes a the design of teaching Literature at secondary school: Identifying

specific competence objectives that need to be achieved in a lesson and in a period; Identifying the

knowledge that should be learned by students; determining teaching process; Forms of organizing

learning activities; Selecting teaching methods and techniques to achieve the objective of expected

competences. It is necessary to select appropriate teaching facilities and supplies, and learning

environment to support for students' competence development.

Keywords: Design of teaching, Literature, secondary school, general education curriculum 2018,

competency development.

1. Mở đầu

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [1], dạy

học (DH) được chuyển từ tiếp cận cung cấp nội dung

sang DH theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất

cho học sinh (HS). Do đó, thiết kế DH cũng cần thay đổi

để thực hiện mục tiêu của chương trình. Thiết kế DH cần

thể hiện các hoạt động mà giáo viên (GV) tổ chức cho

HS thực hiện để tìm ra nội dung cần học, qua đó HS biết

cách học và biết vận dụng để giải quyết các vấn đề gặp

trong học tập và cuộc sống.

Bài viết đề xuất một số hướng dẫn thiết kế DH môn

Ngữ văn ở trung học cơ sở (THCS) để hình thành và phát

triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, các năng lực

chung và phẩm chất cho HS, đáp ứng mục tiêu của môn

học theo Chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn

2018 [2].

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Xác định mục tiêu bài học

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

THCS 2018 đã nêu cụ thể các mục tiêu và yêu cầu cần

đạt về năng lực chung và năng lực đặc thù đối với HS ở

cấp học này, trong đó: - Phát triển năng lực ngôn ngữ

(phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị

luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung

tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết

được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,

thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng

quy trình và có kết hợp với các phương thức biểu đạt; nói

dễ hiểu, mạch lạc, có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh

giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp); - Phát triển

năng lực văn học (phân biệt được các thể loại truyện, thơ,

kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết

được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân

tích được tác dụng của các yếu tố hình thức và biện pháp

nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết và

phân tích được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị

thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và

hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một

số sản phẩm có tính văn học) [1].

Từ các mục tiêu lớn của chương trình, cần xác định

mục tiêu cụ thể của từng bài học theo định hướng phát

triển và bồi đắp dần các phẩm chất và năng lực cho HS.

Việc làm này rất quan trọng trong mỗi bài học, giờ học.

Mục tiêu vừa là đích hướng tới vừa là yêu cầu cần đạt

của giờ học, là thước đo kết quả của quá trình DH. Việc

xác định mục tiêu bài học cần đáp ứng được các yêu

cầu sau:

- Thứ nhất, xác định rõ các năng lực, phẩm chất cần

đạt cho HS trong bài học đó, vì mục tiêu về năng lực,

phẩm chất sẽ quyết định việc GV lựa chọn và tổ chức các

hoạt động DH phù hợp với HS.

Ví dụ: Trong bài đọc - hiểu truyện ngụ ngôn: Ếch

ngồi đáy giếng (Ngữ văn 6). Mục tiêu phát triển năng lực

ngôn ngữ là: HS thể hiện được các kĩ năng đọc, nghe,

nói, viết về văn bản, phân biệt được đây là văn bản văn

học; đọc hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của

truyện. Mục tiêu phát triển năng lực văn học là: HS chỉ

ra đặc điểm, giá trị biểu đạt của truyện ngụ ngôn, thể hiện

được những rung động thẩm mĩ trước những giá trị mà

văn bản mang lại. Mục tiêu phát triển các năng lực chung

như giao tiếp và hợp tác qua các hoạt động thảo luận, trao

đổi, làm việc nhóm; năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo qua tranh luận, đề xuất ý tưởng, cắt nghĩa văn bản.

Với mục tiêu đó GV lựa chọn cách tổ chức các hoạt động

đọc (đọc cá nhân, đọc phân vai), tìm hiểu từ ngữ (thảo

luận nhóm, làm phiếu bài tập).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!