Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số gợi ý nhằm tăng cường tính hiệu quả gói kích cầu của Chính Phủ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Yến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 60(12/1): 130 - 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH HIỆU QUẢ GÓI KÍCH CẦU
CỦA CHÍNH PHỦ
Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thắc
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ nước Mỹ đã và đang gây ra những hậu quả
trầm trọng, khó lường. Trong bối cảnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động như sự
suy giảm trong hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính và ngân hàng. Nhằm đối phó với cuộc
khủng hoảng này, Chính phủ Việt Nam đã công bố một chương trình kích thích kinh tế trị giá
17.000 tỷ đồng. Để tăng cường hiệu quả của gói kích cầu, Chính phủ cần có sự giám sát chặt chẽ
hoạt động vay vốn của doanh nghiệp, minh bạch hóa và cụ thể hóa mục tiêu và đối tượng cho vay,
kích cầu tiêu dùng và tăng cường công tác tuyên truyền về gói kích thích kinh tế trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu từ tháng 7/
2007 đã trở nên ngày càng trầm trọng. Sau sự
sụp đổ của Lehman Brother- Ngân hàng đầu
tư lớn nhất của Mỹ vào ngày 15/9/2008, thì
cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã lộ rõ
thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu hết sức nghiêm trọng cả về phạm vi, cấp
độ, sức lan tỏa và tính phức tạp của nó (Tổng
số nợ thế chấp nhà ở được chứng khoán hóa
vào năm 2006 đã lên tới 14.000 tỷ USD,
tương đương với GDP của Mỹ).
Tính đến tháng 12/2008, thiệt hại do cuộc
khủng hoảng tài chính gây ra đã lên tới hàng
nghìn tỷ USD, trong đó các định chế tài chính
lớn (chủ yếu ở Mỹ và Châu Âu) thiệt hại tới
967 tỷ USD; khoảng 176.000 chuyên gia,
nhân viên tài chính bị sa thải. Hệ thống tài
chính toàn cầu bị lung lay, một số quốc gia đã
yêu cầu sự giúp đỡ của IMF (Iceland,
Ucraina, Hungary, Pakistan). Cuộc khủng
Nguyễn Thị Yến, Tel: 0912737179
hoảng tài chính cũng đã, đang và sẽ có tác
động tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là trong
qúy IV/2008 và năm 2009. Số liệu cho thấy
trên thực tế mức độ suy thoái kinh tế, đặc biệt
là sản xuất công nghiệp và tình trạng thất
nghiệp trong quý IV/2008 tại các đầu tầu
kinh tế như Mỹ, EU và Nhật Bản đều tồi tệ
hơn nhiều so với dự báo trước đó. Xu
hướng suy giảm đáng kể thương mại và tốc
độ tăng trưởng kinh tế (và đi kèm là thất
nghiệp gia tăng) cũng hiện hữu tại nhiều
nền kinh tế đang phát triển như Trung
Quốc, Ấn Độ và ASEAN.
Đến tháng 12/2008, các dự báo về tăng
trưởng kinh tế và lạm phát của các nước phát
triển và trong khu vực còn rất khác biệt (Bảng
1), Các dự báo trong tháng 1-2/2009 đều trở
nên bi quan hơn. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế
toàn cầu 2009 được IMF dự báo vào tháng
11/2008 là 2,0% vào tháng 1/2009 còn 0,5%,
các con số dự báo tương ứng đối với Mỹ là
0,7% và -1,6%, khu vực đồng Euro là -0,5%
và -2,0%, và Nhật Bản là -0,2% và -2,6%.
Năm 2009 hiện tượng thiểu phát (disinflation-