Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xây dựng tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN
LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến đổi hiện hình thành rất
nhiều doanh nghiệp. Nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có
thể đứng vững, sẽ có doanh nghiệp thành công, nhưng cũng có doanh
nghiệp phá sản, hay đứng bên bờ vực của phá sản.Vậy câu hỏi đặt ra: Tại
sao lại có hiện tượng đó?
Các doanh nghiệp sẽ có được câu trả lời chính xác nhất khi hiểu được
bản chất và cơ chế của thị trường, hay hiểu được môi trường mà doanh
nghiệp đang tồn tại. Thị trường chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải
nắm được quy luật phát triển của thị trường, nắm bắt và tận dụng được các
cơ hội mà thị trường mang lại. Mặt khác, doanh nghiệp phải nắm được nhu
cầu của thị trường, để từ đó thõa mãn nhu cầu, tạo lợi thế cho doanh
nghiệp.
Trong nền kình tế hiện nay, vấn đề phát triển thị trường chính là mục
tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp.
Thị trường xây dựng hiện nay là một thị trường mở, và khá là sôi động.
Các công ty xây dựng ngày càng nhiều, vì thế mức độ cạnh tranh ngày càng
cao. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam là một công ty kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng. Công ty chuyên về xây lắp các công trình
dầu khí, trong điều kiện kinh tế hiện nay, công ty đã và đang mở rộng sang
nhiều lĩnh vực như xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, đầu tư các
khu công nghiệp... và cũng bước đầu gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên,
tổng công ty phần nào gặp nhiều khó khăn trong việc tranh thầu, thị trường
có khả năng bị thu hẹp lại do các nhà thầu ngày càng nhều. Như vậy, đòi
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp Thương Mại 47A
Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN
hỏi Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam phải có giải pháp phát
triển hơn nữa thị trường của mình.
Qua một thời gian tìm hiểu về Tổng công ty, được biết vấn đề phát triển
thị, mở rộng thị trường cũng là một trong những vấn đề cốt lõi của Tổng
công ty, vì thế em quyết định đi sâu vào nghiên cưú vấn đề này, để cùng
Tổng công ty đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa, nhằm đạt hiểu
quả cao hơn trong vấn đề phát triển thị trường của Tổng công ty. Em đã
chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xây dựng tại
Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.”
2. Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề chủ yếu tập trung nghiên cứu thị trường của Tổng công ty
xây lắp dầu khí việt Nam, đặc biệt là vấn đề phát triển thị trường mới như:
Xây lắp công trình đường ống, và xây lắp giàn khoan trên biển.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các hoạt động kinh doanh thu thập thực tế từ Tổng công ty
cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam.
Nghiên cứu thu thập số liệu thống kê của Tổng công ty trong những năm
gần đây, chủ yếu là từ năm 2006 đến 2008.
Nghiên cứu các cơ sở lí luận có liên quan đến bài viết.
4. Phương pháp nghiên cứu:
_ Thu thập số liệu thông qua tài liệu của Tổng công ty cổ phần xây
lắp dầu khí Việt Nam, sự đóng góp và hỗ trợ ý kiến của các anh chị
trong tổng công ty.
_ Tham khảo sách báo, giáo trình tài liệu có liên quan, tham khảo các
trang web...
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp Thương Mại 47A
Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN
_ Phân tích các số liệu đã có bằng một số phương pháp như: Phương
pháp so sánh tổng hợp-so sánh giữa các kì trong năm rồi đi đến kết
luận; Phương pháp qui nạp: phương pháp đi từ những vấn đề nhỏ rồi
mới đi đến kết luận chung; ...
5. Nội dung đề tài:
Phần I: Lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường.
Đây là chương cơ sở lí luận của đề tài, tập trung vào thị trường, phát triển
thị trường, phương pháp phát triển thị trường...
Phần II: Phân tích thực trạng hoạt động phát triển thị trường của Tổng
công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam(PVC).
Là chương giới thiệu tổng quát về Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí
Việt Nam, bao gồm lịch sử hình thành phát triển, lĩnh vực hoạt động, tổ
chức, tình hình lao động, phương hướng cũng như mục tiêu của doanh
nghiệp.
Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích thực trạng, tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu, phân tích môi trường ảnh hưởng, cũng như các yếu tố
liên quan.
Phần III: Một số giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty cổ
phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Hướng phát triển thị trường của Tổng công ty.Đưa ra một số giải pháp
phát triển thị trường cho Tổng công ty
Để hoàn thành tốt đề tài này, em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc,
các phòng ban, các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đã giúp đỡ
em. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Cấn Anh Tuấn, và các
thầy cô giáo trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế.
Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thanh
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp Thương Mại 47A
Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN
Chương 1: Lí luận chung về phát triển thị trường của
doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm thị trường và các yếu tố cấu thành thị trường của doanh
nghiệp:
1.1.1. Khái niệm thị trường:
Hiện nay có rất nhiều khaí niệm về thị trường được các nhà kinh tế
đưa ra. Ban đầu thị trường được quan niệm rất đơn giản là nơi diễn ra các
hoạt động mua bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế. Thị trường có tính
không gian và thời gian, có mặt cả người mua lẫn người bán và đối tượng
được đem ra trao đổi, và thị trường lúc đó được xem như là một cái chợ
của làng, của địa phương. Dần dần cùng sự phát triển của xã hội, của sản
xuất hàng hóa, khi các mặt hàng trở nên phong phú đa dạng, các hình
thức kinh doanh phát triển ngày một nhiều. Lúc đó khái niệm thị trường
cũ không còn phù hợp với sự thay đổi này, cho nên khái niệm thị trường
đã được thay đổi theo chiều hướng thích hợp hơn.
Trong các tác phẩm của mình, Philip Kotler đã đưa ra khái niệm về thị
trường như sau: “thị trường là bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn
cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng
tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Vậy theo như
cách phân chia này của Philip Kotler thì ông đã phân người bán thành
ngành sản xuất, còn người mua thì họp thành thị trường.
Trong hệ thống lí thuyết đã được học, hầu như người ta nhìn nhận quan
niệm thị trường theo tầm nhìn vĩ mô, các quan niệm này đủ để nhìn nhận
quan niệm thị trường của ngành, của nền kinh tế quốc dân.
Như ở Việt Nam, lại có quan điểm về thị trường: “Thị trường là lĩnh
vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác
định giá cả hàng hóa và dịch vụ...”
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp Thương Mại 47A
Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN
Một khái niệm tương đối hoàn chỉnh về thị trường: “ Thị trường được
mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu
tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với
tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu
trên của khách hàng”
Như vậy Thị trường là tổng hợp nhiều yếu tố, cung, cầu, giá cả, đối
thủ cạnh tranh. Thị trường trước hết là nhu cầu của khách hàng.Thứ hai
yếu tố quan trọng và làm đối trọng với cầu trên thị trương là cung về hàng
hóa dịch vụ do các cá nhân , doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế
quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại giữa cung và cầu về hàng hóa,
dịch vụ tạo nên qui luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh
trên thị trường. Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia thị
trường đó là các đối thủ cạnh tranh. Một khi trên thị trường có nhiều
doanh nghiệp cùng kinh doanh trong lĩnh vực thì tất yếu nảy sinh sự cạnh
tranh. Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về dịch vụ, về phương thức
giao dịch thanh toán, cạnh tranh giữa người bán, người mua, giữa những
người bán với nhau...Cạnh tranh là bộ máy điều khiển trật tự thị trường, là
yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất
lượng hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu thì trường.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp:
Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp: cung, cầu, giá cả và sự
cạnh tranh.
1.1.2.1. Cầu của doanh nghiệp
Cầu(D) là khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn
mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi.
Lượng cầu(Qd) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà
người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một
khoảng thời gian nhất định.
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp Thương Mại 47A
Giải pháp phát triển thị trường của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí VN
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và cơ cấu hàng hóa. Tổng
khối lượng hàng hóa chính là qui mô thị trường. Khi nghiên cứu qui
mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng;
với hàng tư liệu sản xuất thì phải nắm số lượng đơn vị sử dụng, khối
lượng hàng của mỗi đơn vị tiêu dùng..; với hàng hóa thay thế cần
nghiên cứu khối lượng hàng hóa thay thế; đối với hàng hóa bổ sung
khi nghiên cứu tổng cầu cần phải nghiên cứu loại hàng hóa chính và
từ đó suy ra loại hàng hóa bổ sung. Nghiên cứu tổng cầu hàng hóa và
cơ cấu hàng hóa cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt thị
trường trọng điểm. Trên cơ ở so sánh với số liệu thống kê của các
năm trước để xác định cầu hướng vào daonh nghiệp trong các thời kì
nhất định.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu như: Thu nhập của người tiêu
dùng, giá của các loại hàng hóa liên quan trong tiêu dùng, số lượng
người tiêu dùng, chính sách kinh tế của nhà nước, thị hiếu, phong
tục, tập quán, kì vọng giá cả, kì vọng thu nhập, quảng cáo...
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bên cầu là chủ
đầu tư các công trình xây dựng.
1.1.2.2. Cung của doanh nghiệp
Cung (S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn
bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định, các điều kiện khác không thay đổi.
Lượng cung (Qs) là lượng hàng hóa dịch vụ cụ thể mà người bán
muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời
gian nhất định.
Thông thường các doanh nghiệp thường nghiên cứu khả năng
cung ứng trong một thời gian dài, các doanh nghiệp có khả năng
cung ứng như thế nào. Trên cơ sở thông tin về lao động, vật tư tiền
Nguyễn Thị Phương Thanh Lớp Thương Mại 47A