Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số gải pháp tạo động lực tại công ty ĐTXL & TM 36
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞI ĐẦU
Trong những năm qua, nhằm thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta đã nỗ lực phát triển sản
xuất và đạt được mức năng xuất lao động cao, phát huy sức mạnh của mình
trên thị trường trong và ngoài nước. Để đạt đựơc những thành tích đó thì yếu
tố con người là không thể thiếu được, chính yếu tố con người đã quyết định
sự thành bại của mỗi công ty. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đã tìm mọi cách để có
được nguồn nhân lực có chất lượng cao và làm thế nào để có thể phát huy cao
năng lực, sở trường của nguồn lao động mình có nhằm đạt được những mục
tiêu chung của tổ chức đặt ra. Việc có nguồn nhân lực tốt trong tay đã khó
nhưng việc sử dụng họ như thế nào cho có hiệu quả nhất còn khó khăn hơn.
Và công tác tạo động lực cho người lao động sẽ giúp cho viêc sử dụng lao
động đạt hiệu quả cao, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh
những thành tích đã đạt đựơc trong công tác tạo động lực cho người lao động
thì trên thực tế ở nước ta nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công
tác này đã làm giảm hiệu quả của viêc sử dụng lao động, ảnh hưởng xấu tới
kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó việc tạo động lực cho người lao động
nhằm tăng cường sự nỗ lực, sư hứng thú của họ khi làm việc tao ra năng suất,
hiệu quả cao trong công việc là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức rõ sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong
doanh nghiệp và sau một thời gian thưc tập tại Công ty ĐTXL & TM 36 em
thấy công tác tạo động lực của công ty tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế vì vậy em đã chọn đề tài “ Tạo động lực cho người lao động
tại công ty ĐTXL & TM 36” để làm chuyên đề thực tập.
Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kết cấu nội dung của chuyên đề:
Chương I. Những vấn đề chung về tạo động lực lao động
Chương II. Thực trạng công tác tạo đọng lực tại Công ty ĐTXL &
TM 36.
Chương III. Một số gải pháp tạo động lực tại công ty ĐTXL & TM
36
Trong quá trình thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
Công ty, của phòng tổ chức lao động, của cán bộ hướng dẫn và đặc biệt là sự
giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Vân . Trong quá trình
làm bài trắc trắn không thể tránh khỏi những thiếu sót do sự hạn chế về kiến
thức, kinh nghiệm, về thời gian vì vậy em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo
của thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KÍCH THÍCH
TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC.
1.1 Khái niệm về tạo động lực
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để
tăng cường sự nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.
Động cơ: chúng ta có động cơ máy và động cơ của con người. Động cơ
giúp máy và con người hoạt động được và những hoạt động đó là hoạt động
có mục đích. Sự khác nhau giữa mục đích của con người và của máy là hoạt
động của máy do con người tạo ra và quyết định còn mục đích của con người
là do tự bản thân tạo nên.
Để đạt được năng suất và hiệu quả cao trong lao động thì luôn đòi hỏi
người lao động làm việc nỗ lực và sáng tạo. Và điều đó phụ thuộc rất nhiều
vào cách thức và phương pháp mà người quản lý sử dụng để tác động vào
người lao động
1.2 Nhu cầu, lợi ích, mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích.
a. Nhu cầu. Là những đòi hỏi mong ước của con người xuất phát từ
những nguyên nhân khác nhau nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Con người đòi hỏi phải có rất nhiều những nhu cầu khác nhau trong
cuộc sống mà cần được đáp ứng. Nhưng chung quy lại thì con người có hai
nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi vật chất cần thiết để con người có thể
sống, tồn tại và phát triển được như nhu cầu ăn, mặc, ở…
Nhu cầu tinh thần là những đòi hỏi về mặt tinh thần để giúp con người
phát triển về mặt trí lực như nhu cầu giao lưu với xã hội, học hỏi, tạo vị thế
trong xã hội…
Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có thể nói nhu cầu của con người là vô hạn, khi được đáp ứng nhu cầu
này thì con người con người có xu hướng cần được đáp ứng các nhu cầu khác
cao hơn kể cả nhu cầu vật chất lẫn nhu cầu tinh thần. Hai loại nhu cầu này có
mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết con
người cần đáp ứng những nhu cầu về vật chất và khi được thoả mãn thì lại
quan tâm đến nhu cầu tinh thần và phát triển nó cao hơn. Ngược lại khi nhu
cầu tinh thần được thoả mãn nó giúp con người đạt được hiệu quả cao hơn
trong công việc tạo ra nhiều vật chất hơn. Trong nền kinh tế càng ngày càng
phát triển thì hai loại nhu cầu này ngày càng tăng lên nhanh chóng nhưng với
tốc độ không đều nhau.
b. Lợi ích. chính là mức độ đáp ứng hay sự thoả mãn các nhu cầu của
con người ở trong những điều kiện nhất định.
Tương tự như nhu cầu thi cũng có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Trong đó thì lợi ích vật chất sẽ đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống của con người. Do vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người
lao động, kích thích lợi ích vật chất là yếu tố quan trọng nhất để khuyến khích
người lao động làm việc tạo ra năng suất và hiệu quả cao. Khi lợi ích của
người lao động được đáp ứng một cách thoả đáng thì họ sẽ tích cực làm việc
hơn, hăng say với công việc mình đang làm, gắn bó với công việc hơn. Đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển cao của nền kinh tế, sự phân
công lao động ở mức cao thì việc đáp ứng một cách thoả đáng giữa lợi ích cá
nhân của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp là hết sức khó khăn.
Các doanh nghiệp thường chú trọng nhiều hơn đến lợi ích của mình mà ít chú
trọng đến lợi ích của người lao động do vậy mà đã làm giảm tính tích cực của
người lao động, hiệu quả công việc sẽ không cao. Nếu doanh nghiệp quan
tâm, đáp ứng tốt các lợi ích của người lao động thì họ sẽ tích cực làm việc, tạo
năng suất lao động cao khi đó cả lợi ích của doanh nghiệp lẫn người lao động
Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đều tăng hơn. Do vậy các doanh nghiệp cần quan tâm kết hợp một cách hài
hoà giữa lợi ích của mình với lợi ích của người lao động và cần coi lợi ích cá
nhân là cơ sở cho sự phát triển cũng như là lợi ích của doanh nghiệp.
Lợi ích tinh thần. Là sự thoả mãn các nhu cầu tinh thần của người lao
động. Đối với các doanh nghiệp thì việc quan tâm đáp ứng các nhu cầu về
tinh thần là hết sức cần thiết, nó luôn đi song song với nhu cầu vật chất. Bới
khi tinh thần của người lao động tốt thì họ sẽ làm việc tốt hơn, đạt kết quả cao
hơn. Trong quá trình làm việc người lao động họ luôn quan tâm cả lợi ích vật
chất lẫn tinh thần. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tích cực lao động hơn nếu
được làm việc trong những điều kiện làm việc tốt, có chính sách tốt đối với
lao động…..
c. Mối quan hệ giữa lợi ích với nhu cầu.
Ta thấy rằng nhu cầu của con người là hết sức phong phú, đa dạng và
vô tận. Vì vậy chỉ có thể thoả mãn một phần nào đó các nhu cầu của con
người chứ không thể nào đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu. Với xu hướng phát
triển của thời đại thì nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên và các
nhu cầu của con người ngày càng được thoả mãn nhiều hơn. Khi nhu cầu nào
đó được thoả mãn thì nhu cầu khác cũng xuất hiện ở mức cao hơn tức lợi ích
của con người cũng ngày càng tăng lên tương ứng.
Nhu cầu bao giờ cũng phải xuất hiện trước, có nhu cầu được thoả mãn
tức được đáp ứng lợi ích, có nhu cầu không được thoả mãn không được đáp
ứng. Do vậy mà tổng các nhu cầu trừ sự thoả mãn các nhu cầu luôn lớn hơn
không (∑Nhu cầu- ∑Thoả mãn) > 0 do vậy giữa nhu cầu và thoả mãn các nhu
cầu luôn luôn có khoảng cách, đây là cơ sở quan trọng trong việc tạo động lực
cho người lao động để không ngừng ngày càng đáp ứng tốt các nhu cầu cho
người lao động, rút ngắn khoảng cách trên.
Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giữa nhu cầu và lợi ích luôn có mối quan hệ chặt trẽ với nhau, nhu cầu
luôn xuất hiện trước, không có nhu cầu thí không có lợi ích và nhu cầu là nội
dung còn lợi ích là biểu hiện ra bên ngoài của nhu cầu. Chính nhu cầu đã tạo
động lực cho người lao động làm việc nhưng điều làm cho họ tích cực làm
việc tạo ra hiệu quả cao trong công việc là lợi ích họ nhận được khi lao động.
Lợi ích sẽ luôn được người lao động quan tâm tính tới khi làm việc, nhu cầu
càng được đáp ứng cao thì họ càng tích cực làm việc, hiệu quả công việc do
vậy cũng sẽ tăng cao. Các nhà quản lý cần luôn quan tâm tìm hiểu nhu cầu
của người lao động để có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ trong
khả năng của mình để họ có thể làm việc hiệuquả nhất.
2. CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC
2.1 Yếu tố bên trong. Đây là các yếu tố thuộc về cá nhân người lao
động.
- Mục đích lao động.
Hoạt động lao động của con người là hoạt động có mục đích, có mục
tiêu rõ ràng cụ thể. Nhưng mục đích lao động của con người là hết sức khác
nhau, đối với mỗi người họ sẽ tự đề ra những mục tiêu cho riêng mình từ đó
sẽ có những phương hướng hoạt động lao động cho phù hợp với mục đích.
Chẳng hạn có người đi làm vì mục đích chính là thu nhập như vậy thì tiền
lương, tiền thưởng sẽ có tác dụng to lớn đến năng suất hiệu quả công việc của
họ, có người mục đích chính đi làm là lấy kinh nghiệm thì việc học hỏi tiếp
thu công việc sẽ có tác dụng lớn đến hiệu quả công việc….
- Nhu cầu của người lao động. Nhu cầu con người hêt sức phong phú và
đa dạng vì vậy nhu cầu của người lao động cũng vậy. Nhu cầu của rmỗi người
lao động là hết sức khác nhau vì vậy mà hoạt động lao động cũng sẽ khác nhau.
Những người có nhu cầu nhiều và ở mức cao họ sẽ cố gắng nỗ lực để đạt được
Nguyễn Bá Ho n à Kinh tế lao động 46B
6