Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số dạng bài toán đếm ở phổ thông và phương pháp giải
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ HƯỜNG
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐẾM
Ở PHỔ THÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Chuyên ngành : Phương pháp toán sơ cấp
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. TRẦN QUỐC CHIẾN
Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Phản biện 2: TS. HOÀNG QUANG TUYẾN
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5
năm 2013.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Lí thuyết tổ hợp là một phần quan trọng của Toán học rời rạc
chuyên nghiên cứu sự phân bố các phần tử vào các tập hợp, nó được
hình thành như một nghành toán học mới vào khoảng thế kỉ 17 bằng
một loạt các công trình nghiên cứu nghiêm túc của các nhà Toán học
xuất sắc như Pascal, Fermat, Leibnitz, Euler.... Thông thường các
phần tử này là hữu hạn và việc phân bố chúng phải thỏa mãn những
điều kiện nhất định nào đó, tùy theo yêu cầu của bài Toán cần nghiên
cứu. Mỗi cách phân bố như vậy gọi là một cấu hình tổ hợp. Với các
cấu hình tổ hợp thường có các dạng bài toán tồn tại, bài toán đếm,
bài toán liệt kê, bài toán tối ưu. Để trả lời cho những câu hỏi: Có bao
nhiêu cấu hình tổ hợp thuộc dạng đang xét? Chứng minh sự tồn tại
hoặc không tồn tại của một cấu hình tổ hợp nào đó...
Bài toán đếm là một trong những bài toán lý thú của tổ hợp,
đồng thời nó cũng là một minh chứng rõ ràng cho việc ứng dụng của
môn Toán đối với thực tiễn cuộc sống (như các bài về số cách sắp
xếp đối tượng trên hàng ngang hay vòng tròn, đếm số đường đi...).
Song chúng lại không đòi hỏi người giải nhiều về vốn kiến thức và
kỹ năng tính toán, chúng chủ yếu đòi hỏi sự chặt chẽ trong việc xét
các khả năng, sự sáng tạo trong việc đưa ra một mô hình cụ thể, sự
linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp và sự khéo léo trong
việc gỡ rối các tình huống, vấn đề... bởi không phải trong trường hợp
nào áp dụng trực tiếp các quy tắc đếm cơ bản và các đối tượng tổ hợp
cũng đem lại kết quả mong muốn. Với những bài toán như vậy cần
những phương pháp nâng cao hơn như phương pháp sử dụng ánh xạ,
nguyên lý bù trừ, phương pháp phân hoạch tập hợp, phương pháp
quỹ đạo, đa thức quân xe, phương pháp thiết lập hệ truy hồi, phương
2
pháp thêm bớt, phương pháp quan hệ đệ quy, sử dụng số phức,
phương pháp hàm sinh...
Với mong muốn tìm hiểu và hệ thống hóa một số dạng toán
xoay quanh bài toán đếm mà không đi sâu vào lí thuyết của vấn đề
này, nhằm cung cấp một tài liệu nhỏ về bài toán tổ hợp cho học sinh
phổ thông. Qua đó, phục vụ công tác giảng dạy sau này. Chính vì lí
do trên tôi chọn đề tài “Một số dạng bài toán đếm ở phổ thông và
phương pháp giải”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số nguyên lý: Nguyên lý cộng, nguyên lý nhân, nguyên lý
bù trừ, công thức truy hồi.
Phương pháp đếm: sử dụng ánh xạ, sử dụng hàm sinh, truy
hồi, nguyên lý bù trừ, đa thức quân xe.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Một số cấu hình tổ hợp thuộc chuyên nghành phương pháp
Toán sơ cấp và đặc biệt ứng dụng trong chương trình toán phổ thông
và toán học dành cho học sinh giỏi các đội tuyển Olympic.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống và phân loại một số dạng bài toán đếm theo từng
phương pháp giải
- Chọn lọc, giới thiệu, tìm kiếm những ứng dụng của một số
nguyên lý đếm và phương pháp đếm gần gũi trong chương trình toán
phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số phương pháp giải bài toán đếm trong lí
thuyết tổ hợp dựa trên phương pháp xây dựng ánh xạ, sử dụng hàm
sinh, công thức truy hồi, nguyên lý bù trừ, đa thức quân xe.
3
- Thực hành trên một số bài toán cụ thể trong chương trình
toán phổ thông, các đề thi đại học, thi học sinh giỏi toàn quốc,
olympic.
5. Giả thiết khoa học:
Việc khai thác các dạng bài toán đếm theo từng phương pháp
giải sẽ tạo cho học sinh biết nhận thức vấn đề, lựa chọn phương pháp
phù hợp với từng dạng bài toán cụ thể. Từ bài toán đếm đơn giản đến
bài toán trong các kỳ thi Olympic.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tư liệu: Tạp chí toán học tuổi trẻ, các đề tài
nghiên cứu có liên quan.
- Tiếp cận lịch sử: sưu tầm, phân tích và tổng hợp tư liệu.
- Tiếp cận hệ thống.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài:
- Hệ thống và phân loại một số dạng của bài toán đếm và
phương pháp giải quyết một số dạng bài toán khó ở phổ thông, góp
phần cho học sinh và giáo viên tiếp cận nhận dạng bài toán nhanh
chóng cùng phương pháp giải hợp lí.
- Đề tài trình bày logic, khoa học, rõ ràng và dễ hiểu.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo trong luận
văn gồm có các chương như sau :
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ HỢP
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẾM NÂNG CAO
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG
4
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ HỢP
1.1. TẬP HỢP
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
• Định nghĩa
• Biểu diễn tập hợp
- Liệt kê các phần tử
- Chỉ ra tính chất đặc trưng
• Lực lượng tập hợp
• Quan hệ bao hàm
1.1.2. Phép toán tập hợp
• Phép hiệu
• Phần bù.
• Phép hợp
• Phép giao.
• Phân hoạch.
• Định lí.
- Luật kết hợp
- Luật giao hoán
- Luật phân bố
- Luật đối ngẫu De Morgan
1.1.3. Tích Đề-Các
Định nghĩa
Định lí
1.2. QUAN HỆ
1.2.1. Định nghĩa
Ví dụ
1.2.2. Quan hệ tương đương và phân hoạch
5
Ví dụ
Định lí 1
Định lí 2
1.2.3. Quan hệ thứ tự
Định nghĩa.
Kí hiệu
Ví dụ
Định lí 3
Hệ quả
1.3. ÁNH XẠ
1.3.1. Định nghĩa
Ví dụ 1
Ví dụ 2
Ví dụ 3
Định lý 1
Ví dụ
1.3.2. Các phép toán ánh xạ
Định nghĩa
Ví dụ
Định lí 2
Định lí 3
Định lí 4
Định lí 5
1.4. HỆ SỐ NHỊ THỨC
Định nghĩa
Các tính chất cơ bản
Nhị thức Newton
1.5. HAI NGUYÊN LÝ ĐẾM CƠ BẢN
6
1.5.1. Nguyên lý cộng
Ví dụ 1
Ví dụ 2
1.5.2. Nguyên lý nhân
Ví dụ 1
Ví dụ 2
7
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẾM NÂNG CAO
2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐẾM BẰNG SONG ÁNH
2.1.1 Quy tắc cộng
Mệnh đề 1
Cho A và B là hai tập hữu hạn.
Nếu A
B = Ø thì
A B
=
A
+
B .
Chứng minh
Mệnh đề 2
Nếu A1,A2,...,An là các tập hữu hạn đôi một rời nhau, tức là
Ai
Aj = Ø,
i,j
{1,2,3,...,n}, thì
│A1
A2
...
An │ = │ A1│+│A2│+│An│
2.1.2. Quy tắc nhân
Mệnh đề 1
Nếu A và B là hai tập hữu hạn thì,
AB
=
A
×
B .
Chứng minh
Mệnh đề 2
Nếu A1,A2,...,An là các tập hữu hạn bất kỳ và A1 ×A2 ×... ×An là tích
Đềcác của n tập hợp đó thì
│A1×A2×...×An │ = │ A1│×│A2│×...×│An│.
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐẾM BẰNG HÀM SINH
2.2.1 Giới thiệu về hàm sinh và các phép toán trên hàm
sinh
Cho dãy số thực (ar)r = (a0,a1,a2,…) và biến
Định nghĩa
- Hàm sinh (thường) của dãy (a0,a1,a2,…) là hàm
8
g(x) = a0 + a1x + a2x
2
+ a3x
3 …
- Hàm sinh mũ của dãy (a0,a1,a2,…) là hàm
g(x) = a0 + a1
1!
x
+ a2
2!
2
x
+ a3
3!
3
x …
Qui ước.
Qui tắc là: Số hạng thứ i của dãy số (đánh số từ 0) là hệ số của xi
trong hàm sinh.
Các phép toán trên hàm sinh
● Quy tắc 1. (Quy tắc nhân với hằng số)
Khi nhân hàm sinh với một hằng số thì trong dãy số tương ứng, các
số hạng sẽ được nhân với hằng số đó.
Nếu < f0, f1, f2, f3, …> F(x) thì < cf0, cf1, cf2, cf3, …> cF(x)
Chứng minh
Ví dụ
● Quy tắc 2. (Quy tắc cộng)
Cộng hai hàm sinh tương ứng với việc cộng các số hạng của dãy số
theo đúng chỉ số.
Nếu < f0, f1, f2, …> F(x), <g0, g1, g2, …> G(x)
thì < f0+g0, f1+g1, f2+g2, …> F(x) + G(x)
Chứng minh
Ví dụ
● Quy tắc 3. (Quy tắc dịch chuyển phải)
Nếu < f0, f1, f2, …> F(x) thì < 0, …, 0, f0, f1, f2, …> x
k
.F(x)
(có k số 0)
Chứng minh
Ví dụ
● Quy tắc 4. (Quy tắc đạo hàm)
Nếu < f0, f1, f2, …> F(x)
9
thì < f1, 2f2, 3f3, ..>
dx
dF (x)
Chứng minh
Ví dụ 1
Ví dụ 2
● Quy tắc 5 (Quy tắc xoắn). Gọi A(x) là hàm sinh cho cách chọn
các phần tử từ tập hợp A và B(x) là hàm sinh cho cách chọn các phần
tử từ tập hợp B. Nếu A và B là rời nhau thì hàm sinh cho cách chọn
các phần tử từ A B là A(x).B(x).
0 0 0
( ) , ( ) , ( ) ( ) . ( ) .
n
n
n
n
n
n
n
n
n A x a x B x b x C x A x B x c x
trong đó cn = a0bn + a1bn-1 + … + anb0
Ý tưởng chính để áp dụng giải bài toán đếm ở đây là: hàm sinh
cho số cách chọn các phần tử từ hợp của hai tập hợp bằng tích các
hàm sinh cho số cách chọn các phần tử từ mỗi tập hợp.
2.2.2 Đếm bằng hàm sinh thường và đếm bằng hàm sinh
mũ
a. Đếm bằng hàm sinh thường
a1. Số Fibonacci
a2. Hợp thành và phân hoạch của số nguyên dương
● Hợp thành
k
phần của số nguyên dương
Ví dụ
. ● Phân hoạch một số nguyên dương
r
Ví dụ
Định lí . Với mọi
r
và
n , p (r)
n q (r)
n
.
Chứng minh
Ví dụ
b. Đếm bằng hàm sinh mũ