Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số câu hỏi về môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15:37)
151.Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây cỏ, hoa lá?
152.Thế nào là ô nhiễm thực phẩm?
153.Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?
154.Rác có phải là thứ bỏ đi, vô giá trị không?
155.Các nước phát triển thu gom rác như thế nào?
156.Môi trường có phải là một thùng rác lớn không?
157.Rác thải đô thị được thu gom như thế nào?
158.Phòng chống ô nhiễm chất dẻo phế thải như thế nào?
159.Chất thải độc hại là gì?
160.Chất thải độc hại đã được quan tâm như thế nào?
161.Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?
162.Có thể dùng nước thải của thành phố trực tiếp tưới ruộng được không?
163.Giáo dục môi trường là gì?
164.Truyền thông môi trường là gì?
165.Có thể thực hiện truyền thông môi trường qua các hình thức nào?
166.Giải thưởng Global 500 là gì?
167. V ì sao có ngày Môi trường Thế giới?
168.Vì sao có chiến dịch Làm sạch Thế giới?
169.Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
170.Nông dân giữ vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
171.Các phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò gì trong bảo vệ môi trường?
172.Phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng?
173.Các yêu cầu của một thành phố sinh thái gồm những gì?
174.Xanh hoá nhà trường là gì?
175.Công ước quốc tế là gì? Việt Nam đã tham gia những công ước nào về bảo vệ môi trường?
176.Việt Nam đang xem xét để tham gia các Công ước Quốc tế nào?
177.Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giải quyết là những vấn đề nào?
178.Việt Nam đã có những sự kiện về hoạt động bảo vệ môi trường nào?
179.Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành của Việt Nam có những nhiệm vụ gì, được Quốc hội thông qua ngày,
tháng, năm nào?
180.Chính sách môi trường là gì?
181.Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
182.Trong công tác bảo vệ môi trường, các cá nhân, đoàn thể có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
183Các tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất phóng xạ được quy định như thế
nào?
184.Quy định chung của Nhà nước về khen thưởng, xử phạt trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?
185.Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường?
186.Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về
Bảo vệ môi trường đến đâu?
187.Chủ tịch UBND cấp huyện và tương đương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi
trường đến đâu?
188.Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường
đến đâu?
189.Quyền khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm của tổ chức và cá nhân về Bảo vệ môi trường được quy định
như thế nào?
190.Bộ Luật hình sự năm 1999 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chương, mấy điều
về các tội phạm về môi trường có hiệu lực từ bao giờ?
191.Tội gây ô nhiễm không khí bị xử phạt như thế nào?
192.Tội gây ô nhiễm nguồn nước bị xử phạt như thế nào?
193.Tội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào?
194.Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ
môi trường bị xử phạt như thế nào?
195.Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bị xử phạt như thế nào?
196.Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật bị xử phạt như thế nào?
197.Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử phạt như thế nào?
198.Tội huỷ hoại rừng bị xử phạt như thế nào?
199.Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào?
200.Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên bị xử phạt như thế nào?
151. Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây cỏ, hoa lá?
Cây cỏ, hoa lá là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây cỏ, hấp thụ khí cácboníc, nhả ra khí
ôxy, là loại khí rất cần cho con người và muôn loài hít thở.
Trong thành phố đông người, nhiều ôtô, xe máy, thường đốt nhiều than dầu, thải ra nhiều khí cacbonic và
nhiều loại khí độc hại vào không khí. Vì thế trong thành phố cần có nhiều cây xanh để lượng khí cacbonic và
các khí độc hại khác không tăng lên quá cao, nhờ đó không khí đỡ ngột ngạt, khó thở.
Cây cỏ, hoa lá tạo cho quang cảnh sự tươi mát, dễ chịu, với nhiều màu sắc tự nhiên. Cây cỏ, hoa lá là nơi
sinh sống, là điểm thu hút nhiều loài động vật tự nhiên như chim, bướm, côn trùng... Trong một thành phố có
quá nhiều nhà cửa, nhà máy, công trình bằng gạch, ngói, bê tông, sắt thép, những khoảng cây cỏ, hoa lá
xanh tươi, với chim bay, bướm lượn sẽ làm dịu mắt mọi người, làm giảm bớt căng thẳng thần kinh. Ðồng thời
những không gian như vậy cũng giúp cho nhiều trẻ em, chỉ sống trong các nhà cao tầng ở thành phố, có
được khái niệm về môi trường tự nhiên, có được những hình tượng sống động cho các từ mới học, có được
cảm hứng trong sáng tác văn học. Thật vậy, nếu không có cây cỏ, thì làm sao có tiếng ve râm ran suốt trưa
hè, làm sao có những cuộc chọi dế, lấy đâu ra màu phượng vĩ chói chang và bốn mùa của các em sẽ chẳng
còn mấy thú vị nữa.
Cây cỏ hoa lá giữ cho đất được ẩm và không bị mặt trời nung nóng. Trong khi đó những con đường nhựa,
những khối nhà bê tông bị mặt trời hun nóng, lại toả nhiệt ra làm nóng không khí xung quanh, các xe có động
cơ, máy điều hoà nhiệt độ cũng làm không khí đường phố nóng thêm. Do đó nếu có nhiều khoảng cây xanh
trên đường phố, xen kẽ với các khu xây dựng, thì không khí thành phố sẽ được điều hoà, bớt nóng hơn. Các
con đường có nhiều cây xanh, bóng mát, giúp cho người qua đường tránh được cái nắng nóng mùa hè, tạo
cảm giác dễ chịu, thoải mái khi đi lại.
Tán cây như một tấm lưới, nó giữ lại một phần bụi trên lá và cản không cho bụi bay đi xa. Trong thành phố
thường có nhiều bụi, do không khí nóng hơn, xe cộ và người đi lại thường xuyên, các công trình xây dựng
đào đất, để vật liệu khắp nơi, các nhà máy nhả khói bụi liên tục... Những khoảng cây xanh trong thành phố sẽ
như những cái máy hút bụi, làm sạch môi trường. Cây cỏ tiết ra một số chất kháng sinh thực vật có khả
NĂNG TIÊU DIỆT VI TRÙNG GÂY BỆNH. Ở đâu có cây xanh ở đó không khí sạch sẽ hơn. Cây xanh cũng
góp một phần nhỏ cung cấp củi gỗ và hoa quả tươi cho người dân đô thị.
Cây xanh có những tác dụng to lớn như vậy đối với môi trường và con người, nên trong các thành phố, nơi
môi trường đang bị ô nhiễm, rất cần có nhiều cây xanh, cỏ và hoa.
152. Thế nào là ô nhiễm thực phẩm?
Các loại thực phẩm chúng ra ăn hàng ngày nói chung đều sạch, không có chất ô nhiễm. Nhưng hầu như
không có thực phẩm nào tuỵệt đối tinh khiết mà ít nhiều đều có mang theo chất ô nhiễm. Có chất ô nhiễm tự
sản sinh trong thực phẩm, có chất ô nhiễm do con người đưa đến. Ví dụ như trong những hạt lạc để lâu ngày
bị mốc có chứa chất độc aflatoxin; trong dăm bông, cá hun khói, thịt lạp (thịt sấy, thịt khô),... đều có chứa
muối nitrat hoặc muối nitric là những chất độc hại. Nếu hàm lượng những chất đó trong thực phẩm không
nhiều hoặc chúng ta ăn ít thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu hàm lượng vượt quá tỉ lệ cho phép hoặc chúng
ta ăn nhiều những thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, thậm chí đe hoạ tính mạng. Lúc đó chúng
ta sẽ nói rằng, những thực phẩm đó đã bị ô nhiễm và không nên ăn.
Ðối với lạc hoặc các thực phẩm để lâu bị mốc, tuyệt đối không nên ăn vì mốc lạc chứa aflatoxin gây bệnh ung
thư. Năm 1960, một số xí nghiệp nuôi gà của Anh do dùng nhân lạc mốc của Brasil làm thức ăn nuôi gà, đã
làm 10 vạn con gà bị chết trong một thời gian ngắn.
Một số loài thực phẩm bị ô nhiễm là do môi trường bị ô nhiễm, sử dụng thuốc trừ sau sai quy định hoặc do
đóng gói, vận chuyển sai quy cách. Ví dụ chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước, nếu dùng nguồn
nước bị ô nhiễm đó để nấu rượu, pha chế nước ngọt thì nhất định không thu được rượu ngon và nước ngọt
ngon.
Sử dụng thuốc trừ sâu cũng khiến nhiều loại thực phẩm bị ô nhiễm. Một số nước thường xảy ra hiện tượng
nhiễm độc thiếc do ăn đồ hộp. Ðó là do nước trong hộp hoa quả có chứa gốc axit nitric kết hợp với thiếc trong
sắt tây không xử lý tốt khi đóng hộp khiến người ăn đồ hộp bị nôn mửa và ỉa chảy.
Ngoài ra còn một số chất ô nhiễm do con người đưa vào thực phẩm. Ví dụ khi làm món thịt, lạp xường,...
người ra trộn diêm sinh (muối nitrat) vào thịt để thực phẩm có màu đẹp và ăn ngon miệng, đồng thời chống vi
khuẩn xâm nhập để bảo quản được lâu ngày. Nhưng nếu trộn nhiều muối nitrat sẽ gây ngộ độc cho người
ăn; hoặc những kẻ nhẫn tâm còn pha phân đạm hoặc thuốc DDT vào rượu trắng để làm tăng nồng độ rượu.
Ngoài ra có một số thực phẩm bị ô nhiễm là do sự cố khách quan gây ra.
Những sự kiện trên nhắc nhở loài người chớ tắc trách trong việc sản xuất thực phẩm và cần hết sức thận
trọng khi sản xuất các loại thực phẩm có sử dụng hoá chất độc hại.
153. Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971, đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại
chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã
được quân đội Mỹ dùng ở Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh
dùng để phá hoại mùa màng.
Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng
tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây
rừng bị huỷ diệt.
Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít
chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện
tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.
Các chất diệt cỏ, làm trụi lá lần đầu tiên trong lịch sử loài người, được dùng với quy mô lớn ở miền Nam Việt