Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi.
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1056

Một số biện pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG GÓC THỰC HÀNH CUỘC SỐNG

THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN

TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI

GVHD : Mai Thị Cẩm Nhung

SVTH : Lê Thị Mỹ Hằng

Lớp : 16SM

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Mai

Thị Cẩm Nhung, Giảng Viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng - Người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực

hiện đề tài. Cô là người đã định hướng con đường nào là tốt nhất, hướng dẫn cho

tôi những điều còn vướn mắc để có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt

nhất.

Tôi cũng xin ghi nhớ công ơn của các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại khoa

Giáo dục mầm non thuộc Trường Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã luôn

tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, tập thể Giáo viên, và các

cháu trường Mầm non 20/10 thuộc quận Hải Châu – TP Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian tiến hành thực nghiệm đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những thầy giáo, cô giáo và ba mẹ,

những người đã hết lòng thương yêu và dạy dỗ để tôi có được sự trưởng thành

như ngày hôm nay.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Lê Thị Mỹ Hằng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................................3

3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3

3.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................3

5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3

6. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.......................................................4

7.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết....................................................4

7.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.............................................4

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.....................................................4

7.2.1. Phương pháp quan sát....................................................................................4

7.2.2. Phương pháp đàm thoại .................................................................................4

7.2.3. Phương pháp điều tra .....................................................................................4

7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ..............................................4

7.2.5. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................4

7.3. Các phương pháp thống kê toán học ...............................................................4

8. Bố cục của khóa luận:............................................................................................5

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG GÓC THỰC HÀNH

CUỘC SỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .....................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................................6

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................8

1.2. Các khái niệm chính ...........................................................................................9

1.2.1. Thực hành cuộc sống ....................................................................................9

1.2.2. Hoạt động thực hành cuộc sống .................................................................10

1.2.3. Phương pháp Montessori ............................................................................10

1.2.4. Tính tự lập....................................................................................................14

1.3. Lý luận về góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori............15

1.3.1. Góc thực hành cuộc sống theo phương pháp Montessori.........................15

1.3.3. Đặc trưng của góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori

cho trẻ ...................................................................................................................19

1.3.4. Học liệu của góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori cho

trẻ ............................................................................................................................21

1.3.5. Vai trò của góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori đối

với sự phát triển của trẻ.........................................................................................22

1.3.6. Cách thức tổ chức góc thực hành cuộc sống theo phương pháp

montessori cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non....................................................24

1.4. Lý luận về việc phát triển tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non .26

1.4.1. Đặc điểm phát triển thể chất, tâm lý liên quan đến tính tự lập của trẻ 3-4

tuổi..........................................................................................................................26

1.4.2. Đặc điểm tính tự lập của trẻ 3-4 tuổi ..........................................................31

1.4.3. Mục tiêu và nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm

non..........................................................................................................................32

1.4.4. Hình thức giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non .........32

1.5. Lý luận về việc vận dụng dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp

montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non

....................................................................................................................................34

1.5.1. Mục tiêu của việc vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp

montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non

................................................................................................................................34

1.5.2. Quy trình giáo dục của việc vận dụng góc thực hành cuộc sống theo

phương pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở

trường Mầm non....................................................................................................35

1.5.3. Các yêu cầu khi vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp

montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non

................................................................................................................................35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................38

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG GÓC THỰC HÀNH

CUỘC SỐNG THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN

KỸ NĂNG TỰ LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ...................40

2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................................40

2.2. Vài nét về đối tượng khảo sát...........................................................................40

2.2.1. Địa bàn trường mầm non............................................................................40

2.2.3. Đội ngũ giáo viên – nhân viên. ...................................................................41

2.2.4. Tình hình trẻ ................................................................................................41

2.2.5. Chương trình đang thực hiện .....................................................................42

2.3. Nội dung khảo sát..............................................................................................42

2.4. Phương pháp tiến hành ....................................................................................42

2.4.1. Phương pháp điều tra(Anket) .....................................................................42

2.4.2. Phương pháp đàm thoại ..............................................................................43

2.4.3. .Phương pháp quan sát................................................................................43

2.4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy và học ......................43

2.4.5. Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê tính tỉ lệ phần trăm .................43

2.4.6. Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá ...................................................43

2.5. Kết quả khảo sát................................................................................................45

2.5.1. Thực trạng nhận thức về việc vận dụng góc thực hành cuộc sống theo

phương pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở

trường Mầm non....................................................................................................45

2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3-4 tuổi ở

trường mầm non 20-10, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng theo phương pháp

Montessori..............................................................................................................52

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................54

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG GÓC THỰC HÀNH CUỘC SỐNG

THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ

LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN

PHÁP. ...........................................................................................................................56

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo

phương pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở

trường Mầm non ......................................................................................................56

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác ............................................................56

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tự do - kỷ luật.....................................................56

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo một môi trường được chuẩn bị kĩ ............................58

3.2. Biện pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori

nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non .................59

3.2.1. Xây dựng môi trường lớp học theo phương pháp Montessori ..................59

3.2.2. Xây dựng nội dung thực hành ....................................................................60

3.2.3. Biện pháp 3: Khuyến khích động viên, ủng hộ tính tự lập của trẻ ...........62

3.2.4. Biện pháp 4: Tôn trọng cách giải quyết và suy nghĩ của trẻ trong các hoạt

động thực hành cuộc sống. ...................................................................................63

3.2.5. Biện pháp 5: Cho trẻ tự tổ chức chơi và hoạt động với giáo cụ................65

3.2.6. Tiến trình tổ chức ........................................................................................66

3.3. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................67

3.3.1. Nội dung thực nghiệm.................................................................................67

3.3.2. Thời gian thực nghiệm ................................................................................67

3.3.3. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm......................................67

3.3.4. Tiến trình thực nghiệm................................................................................68

3.3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ...................................................................69

3.3.5.1. Kết quả đo đầu vào trước khi thực nghiệm ..........................................69

3.3.5.2. Kết quả đo đầu ra. ...................................................................................72

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MG : Mẫu giáo.

GV : Giáo viên.

GD : Giáo dục.

EPL : Exercises of practical life

TN : Thực nghiệm.

ĐC : Đối chứng.

TTN : Trước thực nghiệm.

STN : Sau thực nghiệm.

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, mang tính nền tảng rất quan trọng

đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt,

rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên

ngoài. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói

quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói “Dạy con từ thuở còn thơ”.

Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,

tìnhcảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành

vàphát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang

tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy

vàphát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các

cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm

vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng

trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu

hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng

định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng

ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ

khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện

quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành

các kĩ năng sống sau này.

Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều

sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất

là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính

ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng

của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra

khóchịu, nên người lớn thường “sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ

bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.

2

Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn

tronggiáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để

hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên

chorằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô

giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, lóng ngóng vụng

về.) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”.Vì vậy để hình thành và phát

triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng giáo viên mầm

non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm

phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hìnhthành nhân cách cho trẻ sau này.

Thực hành cuộc sống là lĩnh vực đầu tiên và rất quan trọng trong phương

pháp Montessori, vì mục đích là giúp trẻ có thể tự làm những công việc hàng

ngày để tự chăm sóc bản thân, hoặc thậm chí là giúp đỡ bố mẹ những công việc

nhỏ. Đơn giản như việc dùng đũa ăn, gấp quần áo, rót nước, tưới cây hay thay

nước cho hoa…Các bài tập thực hành cuộc sống là một phần nội dung lớn và

quan trọng trong giáo dục Montesson bởi vì hiểu một cách đơn giản và chính

xác nhất, Montessori chính là cuộc sống. Phương pháp Montessori luôn đưa trẻ

đến việc phát triển một cách tự nhiên, không rập khuôn theo người lớn. Thông

qua các bài tập thực hành cuộc sống sẽ giúp trẻ phát triển và có các kỹ năng

sống tốt nhất hình thành được tính tự lập trưởng thành hơn trẻ khác. Phương

pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục tỉ mỉ tới chân tơ kẽ tóc,

không bỏ qua bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống, và từ đầu đến cuối đểu chặt

chẽ để hỗ trợ trẻ trưởng thành và vì yêu cầu được sống và phát triển tự nhiên của

trẻ.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp vận dụng

góc thực hành theo phương pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự phục vụ

cho trẻ 3-4 tuổi”

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu góc thực hành cuộc sống theo phương pháp

montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập của trẻ 3-4 tuổi và tìm ra các biện

pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori giúp trẻ

3

3-4 tuổi có kỹ năng tự lập tốt hơn. Từ đó giúp trẻ tự tin ứng biến linh hoạt với

các vấn đề của cuộc sống.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori

nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non 20-10, quận

Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến việc vận dụng góc thực

hành cuộc sống theo phương pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập

cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non

4.2. Khảo sát thực trạng việc vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương

pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm

non

4.3. Đề xuất biện pháp vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp

montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non

5. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu góc thực hành cuộc sống và biện pháp vận dụng góc thực hành

cuộc sống theo phương pháp montessori nhằm phát triển kỹ năng tự lập cho trẻ

3-4 tuổi ở trường mầm non.

6. Giả thuyết khoa học

Kĩ năng tự lập của trẻ 3-4 tuổi thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu giáo

viên biết vận dụng góc thực hành cuộc sống theo phương pháp montessori vào

tổ chức các hoạt động thì hiệu quả hình thành và phát triển kĩ năng tự lập ở trẻ

mang tính thiết thực và đạt hiệu quả cao.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!