Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp tăng cường công tác thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH IV
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT V
MỞ ĐẦU VI
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
1. Khái niệm ngân sách, chức năng, vai trò của ngân sách 1
1.1. Khái niệm NSNN và phân loại thu NSNN 1
1.2. Chức năng của thu ngân sách nhà nước 4
1.2.1 Chức năng phân bổ nguồn lực 4
1.2.2 Chức năng phân phối lại thu nhập 5
1.3 Vai trò của NSNN 7
2. Các nhân tố tác động đến Thu ngân sách 8
2.1. Thực trạng của nền kinh tế 8
2.2. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thu NSNN 10
2.3. Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách 12
II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
15
1. Khái quát quá trình xây dựng Luật ngân sách 15
2. Các quy định hiện hành trong lĩnh vực thu ngân sách 17
2.1 Luật ngân sách 2002 17
2.1.1 Quy định về các khoản thu ngân sách địa phương 17
2.1.2 Phân cấp quản lý thu ngân sách 19
2.2 Tổ chức bộ máy thu và phân cấp quản lý thu ngân sách của thành
phố Hà Nội
19
2.3 Một số Luật Thuế hiện hành 23
2.3.1 Luật thuế GTGT 24
2.3.2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 25
2.3.3 Thuế xuất nhập khẩu 25
2.3.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 26
2.3.5 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 27
2.4. Phí và lệ phí 28
Chương II: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2001-
2005 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
30
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2001-2005
30
1. Kinh tế Thủ đô chia theo ngành kinh tế 30
Lớp Kế hoạch 44 i
2. Kinh tế Thủ đô chia theo thành phần kinh tế 33
II. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2001-2005
36
1. Đánh giá tổng quát kết quả thu ngân sách 2001-2005 36
2. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng
khoản mục
39
3. Kết quả thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội chia theo sắc thuế 52
4. Kết quả phân cấp thu ngân sách thành phố giai đoạn qua 55
5. Đánh giá chung lại tình hình thu NS giai đoạn qua, tổng hợp tồn
tại và nguyên nhân chính
57
III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG CƯỜNG NGUỒN
THU CỦA HÀ NỘI
58
1. Nhân tố tăng trưởng kinh tế 58
2. Nhân tố cơ chế, chính sách 60
3. Nhân tố tổ chức thực hiện thu 62
Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU
NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006-2010
66
I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ, NHỮNG QUAN ĐIỂM,
ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU THU NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN
2006-2010
66
1. Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển của
Hà Nội
66
2. Kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu 68
II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2006-2010
74
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NGÂN
SÁCH
76
1. Nuôi dưỡng nguồn thu 77
2. Kiện toàn hệ thống cơ chế, chính sách thu ngân sách 80
3. Các biện pháp hành thu nhằm xây dựng hệ thống quản lý thu thuế
hiệu quả, trong sạch
83
3.1 Xây dựng bộ máy hành thu tinh giản, hiệu quả 84
3.2 Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu 85
3.3 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra 86
3.4 Tăng cường biện pháp quản lý đối tượng chịu thuế 87
3.5 Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền thuế 88
3.6 Các biện pháp quản lý con người, phòng chống tiêu cực trong
công tác hành thu NSNN trên địa bàn
89
Lớp Kế hoạch 44 ii
KẾT LUẬN IX
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO XI
DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 1 Tổng sản phẩm nội địa Hà Nội chia theo thành phần kinh tế 35
Bảng 2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa Hà Nội chia theo thành
phần kinh tế
35
Bảng 3: Kết quả thu NSNN trên địa bàn Hà Nội 2001-2005 38
Bảng 4: Kết quả thu NS trên địa bàn Hà Nội theo từng khoản mục 40
Bảng 5: Thu NSNN trên địa bàn từ hoạt động sản xuất kinh doanh 43
Bảng 6: Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn từ hoạt động sản xuất
kinh doanh
43
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa theo thành phần
kinh tế
44
Bảng 8: Thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo sắc thuế 52
Bảng 9: Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
sắc thuế
53
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Kết quả thu NSNN trên địa bàn Hà Nội 38
Hình 2:
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu ngân
sách
39
Hình 3: Cơ cấu nguồn thu ngân sách 41
Hình 4: Biểu đồ tốc độ tăng thu NS từ kinh tế ngoài nhà nước và 50
Lớp Kế hoạch 44 iii
tốc độ tăng trưởng sản phẩm nội địa khu vực này
Lớp Kế hoạch 44 iv
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NSNN Ngân sách nhà nước
NS Ngân sách
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
NN Nhà nước
TƯ Trung ương
ĐP Địa phương
VĐT Vốn đầu tư
GDP Tổng sản phẩm nội địa
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Viện trợ nước ngoài
HĐ SXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
XNK Xuất, nhập khẩu
GTGT Giá trị gia tăng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
Lớp Kế hoạch 44 v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu
Điều 1 của Luật ngân sách 2002 quy định: “Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Một thực trạng đối với Ngân sách Việt
Nam là luôn ở trong tình trạng bội chi với mức thâm hụt lớn. Cân bằng cán
cân Thu - Chi ngân sách luôn là một trong những mục tiêu phấn đấu của Đảng
và Nhà nước. Để cân bằng Thu - Chi, có hai hướng đặt ra giải pháp là tăng
thu và giảm chi. Nhiều năm qua, Chính phủ đã có nhiều cố gắng để giảm
thiểu chi hành chính, sự nghiệp, tăng cường chi cho đầu tư phát triển và xây
dựng cơ bản, chi đúng chỗ, chi hiệu quả, tiết kiệm. Bởi đầu tư của Nhà nước
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nên tình trạng
thâm hụt ngân sách là không tránh khỏi, nhưng thâm hụt mức độ nào là hợp lý
đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhằm đảm bảo cho nhu cầu chi rất lớn, tăng cường thu
NSNN là rất cần thiết. Nguồn thu ngân sách chủ yếu từ Thuế (ngoài ra là từ
phí, lệ phí, và một số nguồn thu khác). Thuế lại là một phương tiện điều tiết
rất quan trọng của nhà nước, một thay đổi về thuế có thể gây biến động đến
nền kinh tế - xã hội. Vừa đảm bảo cho tăng trưởng, phát triển kinh tế cùng
nhiều mục tiêu khác, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách là nhiệm vụ vô cùng
nan giải và có nhiều điều đáng bàn. Thực hiện nhiệm vụ này phải bắt đầu từ
mỗi đơn vị thu ngân sách nhà nước, từ cấp tỉnh, thành phố.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước. Thành
phố có tốc độ phát triển kinh tế hàng năm cao, đạt 11-13%/năm, đóng góp vào
ngân sách nhà nước mỗi năm đạt khoảng 14-16%, là một trong những nguồn
thu lớn của NSNN. Là thành phố có cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất cả nước,
Lớp Kế hoạch 44 vi
có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, Hà Nội luôn có trình độ phát triển kinh tế
- xã hội hàng đầu Việt Nam, là trung tâm kinh tế của vùng. Có thể nói nguồn
thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội là tương đối lớn, tuy nhiên thực tế thu còn
chưa tương xứng. Với vai trò là Thủ đô, là trung tâm kinh tế lớn, trước nhiệm
vụ đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, Hà Nội cần phải tiên phong trong
việc cải cách, tăng cường công tác thu.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn lĩnh vực thu ngân sách, lấy Hà Nội
làm địa bàn nghiên cứu, với đề tài: “Một số biện pháp tăng cường công tác
thu ngân sách của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010”.
Sau một thời gian tìm hiểu công tác thu ngân sách của Thành phố, tôi
nhận thấy vấn đề bức xúc nóng bỏng trong thời gian qua là số thu chưa tương
xứng với tiềm năng. Nguyên nhân có rất nhiều, trong đó những nguyên nhân
chính nằm ở cơ chế chính sách, và tổ chức thực hiện thu còn nhiều bất cập,
dẫn đến tình trạng trốn thuế và gian lận thuế còn khá phổ biến. Qua đề tài này,
tôi muốn kiểm chứng lại những nhận định trên thông qua phân tích thực trạng
thu ngân sách của thành phố giai đoạn 2001-2005, từ đó đưa ra những biện
pháp để hoàn thiện công tác thu trong giai đoạn tới 2006-2010.
2. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên số liệu thống kê, số liệu trong các Báo cáo quyết toán thu
ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (thực tế đã thu
được kết quả tốt), để tiến hành phân tích những biến động của thu, và các
thành phần thu.
- Thu thập tài liệu về tình hình phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn
2001-2005 vừa qua. Chủ yếu trên những nội dung: tình hình tăng trưởng
chung của nền kinh tế; cơ cấu thành phần, tốc độ tăng trưởng của một số
ngành, thành phần chủ chốt. Từ đó chỉ ra tiềm năng thu ngân sách thành phố.
- Tiến hành đối chiếu thực trạng thu và tiềm năng thu để thấy được vấn đề
đặt ra hiện tại. Phân tích sâu để tìm ra nguyên nhân dựa trên 2 tiêu chí: cơ chế
Lớp Kế hoạch 44 vii
chính sách, và tổ chức thực hiện thu, đồng thời qua đó đề xuất các giải pháp.
- Quá trình phân tích tìm hiểu sẽ kết hợp với phỏng vấn, xin ý kiến các
chuyên gia, các cán bộ am hiểu thuế, về thu ngân sách.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thu ngân
sách của thành phố Hà Nội trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua 2001-2005,
đặt trong mối tương quan với quá trình phát triển kinh tế Thủ đô. Từ đó phân
tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thu ngân
sách của thành phố trong giai đoạn tới 2006-2010.
Đề tài hy vọng phân tích đúng, và đề ra được những giải pháp có tính
khả thi, có ý nghĩa thực tiễn để tăng cường công tác thu ngân sách cho không
chỉ thành phố Hà Nội, mà còn có thể vận dụng cho nhiều địa phương khác
cũng như cả nước.
3. Nội dung chính của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước.
- Chương II: Thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2001-2005 của thành
phố Hà Nội.
- Chương III: Giải pháp tăng cường công tác thu ngân sách giai đoạn
2006-2010.
Lớp Kế hoạch 44 viii
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm ngân sách, chức năng, vai trò của ngân sách
1.1. Khái niệm NSNN và phân loại thu NSNN
Từ “ngân sách” xuất phát từ một thuật ngữ tiếng Anh thời Trung cổ
“budjet” chỉ một chiếc túi của nhà vua, trong đó có chứa những khoản tiền
cần thiết cho những khoản chi tiêu công cộng như: đắp đê phòng chống lũ
lụt, xây dựng đường xá và chi tiêu cho bản thân hoàng gia không có sự tách
biệt nhau. Khi giai cấp tư sản lớn mạnh từng bước khống chế nghị viện và
đòi hỏi tách bạch hai khoản chi tiêu này, từ đó nảy sinh khái niệm ngân
sách nhà nước.
Trong thực tiễn, khái niệm ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi
của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí
để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất
định của một chủ thể nào đó. Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là ngân
sách Nhà nước.
Từ điển tiếng Việt thông dụng định nghĩa: “Ngân sách: Tổng số thu và
chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định”.
Điều 1 của Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa XI nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai, năm 2002
khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Như vậy, khái niệm ngân sách được hiểu khá nhất quán, chuyên đề sử
dụng khái niệm ngân sách, tìm hiểu về ngân sách theo những căn cứ của Luật
ngân sách nhà nước 2002.
Trong khái niệm, ngân sách được hiểu là toàn bộ các khoản thu, chi. Về
bản chất, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa
Lớp Kế hoạch 44 1
nhà nước với các chủ thể khác như: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và
ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
Ngân sách Nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, điều này thể hiện tính hệ thống của ngân sách nhà nước, bao gồm: ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm
ngân sách của đơn vị hành chính cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân. Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà nước ta hiện nay, ngân
sách địa phương gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách cấp quận, huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã,
phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng quyền lực để
huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thu ngân sách bao gồm rất nhiều loại,
ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí, còn có các khoản thu từ hoạt
động kinh tế của nhà nước, từ đóng góp của các cá nhân trong và ngoài nước,
hay các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, công khai minh bạch, đảm
bảo trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý của các đối tượng thì việc phân loại
các khoản thu theo những tiêu thức nhất định là rất cần thiết. Hiện nay, trong
quản lý thu ngân sách thường dùng hai cách phân loại chính, đó là phân loại
theo phạm vi phát sinh và theo nội dung kinh tế.
- Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN được chia thành:
Thu trong nước và thu ngoài nước.
Thu trong nước là các khoản thu ngân sách phát sinh tại Việt Nam, gồm:
Thu từ các loại thuế như (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao...). Ngoài
ra còn có các khoản thu từ phí, lệ phí, tiền thu hồi vốn ngân sách, thu hồi tiền
cho vay (cả gốc và lãi), thu từ vốn góp của Nhà nước, thu sự nghiệp...
Thu ngoài nước là những khoản thu phát sinh không tại Việt Nam bao
gồm: các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ
các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho
Chính phủ Việt Nam.
Lớp Kế hoạch 44 2