Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng toán tiểu học lớp 5.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
858.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1246

Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng toán tiểu học lớp 5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

NGUYỄN BẠCH YẾN

Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các

dạng toán về đại lượng và đo đại lượng

Toán tiểu học lớp 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Bậc học ban đầu là hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ là bậc Tiểu

học. Đây là nền tảng vững chắc để các em có thể học tốt hơn ở các bậc học

tiếp theo. Các môn Tiếng Việt và TNXH, môn Toán là một trong 3 môn quan

trọng nhất trong chương trình tiểu học.

Môn Toán cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về

các phép tính và quan hệ trong tập hợp số tự nhiên, phân số, số thập phân; về

hình dáng các vật qua các bài hình học; về giải toán...Từ đó, các em dần hình

dung ra hiện thực; phát triển tư duy, óc sáng tạo. Và cùng với các môn học

khác, môn Toán cũng góp phần hoàn thiện con người mới của xã hội mới với

những bước tiến xa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Toán Tiểu học có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3), giai đoạn 2 (lớp

4, 5). Trong đó, Toán lớp 4 và lớp 5 có vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu coi

Toán lớp 4 là sự mở đầu thì Toán lớp 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao

hơn, hoàn thiện hơn nhưng ở mức độ sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn,

tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1, 2, 3. Do đó, cơ hội hình thành và

phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt

cho học sinh sẽ nhiều hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn so với các lớp

trước. Như vậy, giai đoạn này với những nội dung của mạch kiến thức về đại

lượng và đo đại lượng sẽ giúp giáo viên và học sinh đạt được những mục tiêu

dạy học nhất định của chương trình toán Tiểu học.

Trong các mảng kiến thức về Số học, Giải toán, Hình học… thì “ Đại

lượng và đo đại lượng” là mảng kiến thức trừu tượng. Thực tế, đây là tuyến

kiến thức khó dạy, nhiều giáo viên còn lúng túng nên không được chú trọng,

3

quan tâm; còn học sinh thì hay nhầm lẫn trong quá trình luyện tập nên hiệu

quả học tập chưa cao.

Như vậy, dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán

Tiểu học nói chung và Toán lớp 5 nói riêng rất quan trọng bởi: Nội dung dạy

học đại lượng và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường

thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính là cầu nối giữa

các kiến thức toán học với thực tế.

Thông qua việc giải các bài toán, học sinh không chỉ rèn luyện các kỹ

năng toán học mà còn được cung cấp thêm nhiều tri thức bổ ích ở các lĩnh vực

khác nhau. Qua đó thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học. Nhận thức về

đại lượng, thực hành đo đại lượng kết hợp với số học, hình học và giải toán sẽ

góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian, khả năng phân tích – tổng

hợp, khái quát hoá – trừu tượng hoá, tác phong làm việc khoa học, chính

xác…

Với những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ

năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng Toán tiểu học lớp 5”.

2. Lịch sử vấn đề:

- PGS.TS Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), TS Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Áng,

“Hỏi đáp về dạy học Toán 5”, NXB Giáo dục, 2008. Ở tài liệu này, các tác

giả đã trình bày một cách hệ thống các câu hỏi về: nội dung chương trình và

SGK, dạy số học, yếu tố thống kê, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn và

có phần Hỏi đáp về dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5.

- Nguyễn Mạnh Thức, “Đánh giá kết quả học Toán 5”, NXB Giáo dục,

2008. Tác giả đã đưa ra một số bài tập thuộc mảng kiến thức Đại lượng và đo

đại lượng trong chương trình Toán 5.

- Ngô Long Hậu, Nguyễn Ngọc Huân, Ngô Thái Sơn, “500 bài toán

chọn lọc Tiểu học 5”, NXB ĐHSP, 2006. Tác giả đã đưa ra một số bài tập

4

thuộc mảng kiến thức Đại lượng và đo đại lượng trong chương trình SGK

Toán 5.

- Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Vũ Mai

Hương, Phạm Thanh Tâm, “Ôn tập Toán 5 (theo chuẩn kiến thức và kĩ năng

môn Toán lớp 5)”, NXB Giáo dục, 2007. Tài liệu gồm 4 phần: Ôn tập về Số

tự nhiên, phân số và số thập phân; Ôn tập về đại lượng và đo đại lượng; Ôn

tập về hình học; đề tự kiểm tra kết quả học tập Toán 5. Phần 2 Ôn tập về đại

lượng và đo đại lượng ôn tập về đo độ dài, đo khối lượng, đo đại lượng thể

tích, diệnt tích, đo thời gian và vận tốc.

- SV Lê Thị Mai Dung, đề tài khóa luận khóa 06 “Thiết kế hệ thống bài

tập trắc nghiệm khách quan về đại lượng và đo đại lượng nhằm tích cực hóa

hoạt động học tập của học sinh trong môn Toán lớp 3”, trường ĐHSP –

ĐHĐN, 2010. Đề tài này gồm 3 chương, chương 1 có phần cơ sở Toán học

(Đại lượng và phép đo đại lượng), phần phương pháp dạy học Toán, phần đặc

điểm về nội dung và phương pháp dạy học mảng kiến thức Đại lượng và đo

đại lượng.

3. Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu một số vấn đề chung về đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu

học và đặc biệt là học sinh lớp 5.

- Tìm hiểu về nội dung, phương pháp kiến thức Toán ở tiểu học và

mảng kiến thức về “Đại lượng và đo đại lượng” lớp 5.

- Tìm hiểu sai lầm, nguyên nhân và biện pháp rèn kỹ năng giải các

dạng toán về “Đại lượng và đo đại lượng” ở Toán lớp 5.

- Trên cơ sở đó xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng giải các

dạng toán về “Đại lượng và đo đại lượng” Toán lớp 5 cho học sinh.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

4.1. Khách thể nghiên cứu:

5

Quá trình dạy – học môn Toán ở Tiểu học.

4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Nội dung dạy học mảng kiến thức về “Đại lượng và đo đại lượng” Toán

lớp 5. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm

thường gặp khi giải toán về mảng kiến thức này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận làm rõ cơ sở Toán học, cơ sở tâm lý học

trong việc dạy học kiến thức về “Đại lượng và đo đại lượng” Toán 5.

- Nghiên cứu sơ lược về nội dung chương trình kiến thức dạy – học

Toán tiểu học.

- Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học mảng kiến

thức “Đại lượng và đo đại lượng” Toán lớp 5.

- Tìm hiểu những sai lầm thường gặp và đề xuất một số biện pháp rèn

kĩ năng giải các dạng toán về “Đại lượng và đo đại lượng” Toán lớp 5 cho học

sinh.

- Trên cơ sở đó, xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng giải các

dạng toán về “Đại lượng và đo đại lượng” Toán lớp 5 cho học sinh.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp

sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tham khảo một số tài liệu có liên

quan làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài; nghiên cứu SGK, SGV Toán lớp 5

về mảng kiến thức “Đại lượng và đo đại lượng”.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: trao đổi ý kiến với giáo viên, dự giờ

các tiết dạy ở tiểu học có nội dung về “Đại lượng và đo đại lượng” Toán 5; ra

bài kiểm tra về đại lượng và đo đại lượng Toán 5 cho học sinh làm ở trường

thực tập dưới hình thức phiếu bài tập.

6

- Phương pháp thực hành: tổ chức cho học sinh ôn tập, thực hành giải

các bài tập về đại lượng và đo đại lượng Toán 5.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: đề xuất mục đích, đối tượng, nội

dung, phương pháp thực nghiệm…

7. Cấu trúc của đề tài:

Đề tài gồm những mục sau:

- Phần mở đầu:

Lý do chọn đề tài

Lịch sử vấn đề

Mục đích nghiên cứu

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

- Phần nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về

đại lượng và đo đại lượng Toán tiểu học lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm và điều tra việc học về đại

lượng và đo đại lượng Toán lớp 5 một số lớp ở trường tiểu học

- Phần kết luận

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Cơ sở Tâm lý học:

1.1.1. Tri giác:

Học sinh tiểu học thường tri giác trên đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và

mang tính không ổn định, do đó các em phân biệt đối tượng còn chưa chính

xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn nhầm lẫn giữa các đối tượng na ná giống

nhau. Chẳng hạn thời điểm và khoảng thời gian. Vì vậy, việc đưa ra một số

biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng, giúp

các em nhận biết được bản chất của đối tượng để có được tri thức chính xác,

từ đó phát triển tri giác cho các em.

Ở các lớp đầu tiểu học, tri giác thường gắn với hoạt động thực tiễn. Tri

giác sự vật nghĩa là phải làm một cái gì đó với sự vật, trực tiếp tiếp xúc với sự

vật (cầm, nắm, tháo gỡ sự vật). Đối với các em, diện tích và thời gian là

những khái niệm khó. Trẻ không nhìn thấy thời gian và diện tích… Đến cuối

tuổi tiểu học, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, các em thích quan sát các sự

vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của các em đã mang tính

mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế

hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến

khó,...).

Vì vậy, khi đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về

đại lượng và đo đại lượng, chúng ta cần thông qua những hoạt động diễn ra

trong sinh hoạt hằng ngày, thông qua hình ảnh minh họa sinh động, thu hút trẻ

bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình

thường, khi đó sẽ kích thích các em cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.

8

1.1.2. Chú ý:

Ở đầu tiểu học, chú ý có chủ định của học sinh còn yếu, khả năng kiểm

soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định

chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Lúc này, các em chỉ quan tâm chú ý đến

những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều

tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý

của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị

phân tán trong quá trình học tập.

Ở cuối tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý

của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ

lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công

thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện

giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho

phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng

thời gian quy định.

Nhưng nói chung, chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở học sinh tiểu

học. Sự chú ý của học sinh tiểu học thường phân tán, dễ bị lôi cuốn vào các

trực quan, gợi cảm những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ.

Chính vì vậy, trong dạy học toán rèn kĩ năng giải các dạng toán về đại

lượng và đo đại lượng, cần đưa ra một số biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lý của học sinh tiểu học, mới thu hút được sự chú ý của học sinh, phát

huy được hứng thú trong học tập, như vậy dạy học mới đạt hiệu quả.

1.1.3. Tư duy:

Tư duy của học sinh tiểu duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu

thế là tư duy trực quan hành động. Trong một chừng mực nào đó, hành động

trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư

duy. Các thao tác của tư duy đã liên kết với nhau thành thổng thể, nhưng sự

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!